Đánh giá điện thoại vivo v3

Vào ngày 30 tháng 7, Vivo đã tổ chức một sự kiện đặc biệt mang tên Vivo Video Festival tại Trung Quốc. Trong sự kiện này, công ty đã công bố Vivo V3, chip hình ảnh mới nhất do họ tự phát triển cùng với công nghệ phủ Zeiss T* mới.

V3 là chip hình ảnh đầu tiên của Vivo được phát triển bằng công nghệ xử lý 6nm tiên tiến, giúp tăng 30% hiệu suất năng lượng so với phiên bản tiền nhiệm. Cải tiến này đạt được thông qua kiến ​​trúc ISP mới và hệ thống kết nối FIT thế hệ thứ hai, giúp giảm mức tiêu thụ điện năng và nâng cao hiệu suất của thuật toán.

Đánh giá điện thoại vivo v3
Vivo ra mắt chip hình ảnh V3 mới

Hơn nữa, Vivo V3 cho phép tích hợp liền mạch với SoC của điện thoại và giảm đáng kể 20% thời gian xử lý hình ảnh. Chip hình ảnh V3 hỗ trợ quay phim và chỉnh sửa video chân dung 4K, cho phép làm mờ hiệu ứng bokeh đẹp mắt, tối ưu hóa chất lượng da và xử lý màu nâng cao. Ngoài ra, người dùng có thể thực hiện chỉnh sửa sau khi chụp, điều chỉnh các vị trí làm mờ và lấy nét để đạt được hiệu ứng điện ảnh trong video chân dung.

Ngoài ra, Vivo Zeiss vừa công bố chiến lược hợp tác mới Zeiss, mang đến công nghệ lớp phủ Zeiss T* mới. Công nghệ này kết hợp với Multi-ALD (Atomic Layer Deposition) giúp giảm 50% độ phản xạ trên camera chính của loạt flagship sắp tới của Vivo, qua đó mang đến những bức ảnh chất lượng hơn cho người dùng.

Đánh giá điện thoại vivo v3
Dòng Vivo X100 có thể là những điện thoại đầu tiên dùng chip V3

Vivo không chỉ tập trung vào các cải tiến phần cứng mà còn tối ưu hóa các thuật toán phần mềm để cải thiện chất lượng ảnh chân dung cũng như thiếu sáng, đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Vivo vẫn chưa tiết lộ smartphone đầu tiên nào sẽ ra mắt với chip hình ảnh V3, nhưng có thể là bộ đôi Vivo V100 và X100 Pro+. Cùng chờ xem nhé!

Xem thêm: Vivo X Fold 3 với ống kính tiềm vọng sẽ ra mắt vào đầu năm sau

Lưu ý: Vivo V3 Max hiện tại khá khó để mua ở các hệ thống lớn. Bạn sẽ phải mua nó ở những cửa hàng nhỏ hơn, dù vẫn được phân phối chính hãng.

Thiết kế: Một thiết kế quen thuộc đến nhàm chán. Nếu như xuất hiện trước 2 năm, Vivo V3 Max có thể coi là đẹp và mới lạ nhưng nay thì thiết kế của máy đã chẳng còn gì đặc biệt, khi mà rất nhiều nhà sản xuất cũng sử dụng phong cách tương tự. Dù đã cập nhật màn hình cong 2.5D cho cảm giác vuốt thích thú hơn thì nó vẫn không đủ để bù đắp lại những điểm yếu về mặt thiết kế của V3 Max.

Đánh giá điện thoại vivo v3

Nói đi cũng phải nói lại, việc sử dụng thiết kế cũ giúp Vivo tiết kiệm được chi phí khi chế tạo V3 Max, giúp nó có giá tốt như vậy. V3 Max cũng được bổ sung thêm cảm biến vân tay 360 độ, cho phép nhận diện ở nhiều góc khác nhau, một điểm mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Cảm biến này khá nhạy, hoạt động theo kiểu chạm là mở khóa máy chứ không cần phải bấm nút cứng như Samsung và Apple đang sử dụng.

Đánh giá điện thoại vivo v3

Vivo có nói nắp lưng điện thoại của họ được xử lý bằng công nghệ phủ cát zircon để mịn màng hơn. Cá nhân mình thì thấy nó cũng mịn như hầu hết các điện thoại nắp lưng nhôm phẳng khác, không thật sự khác biệt. Có thể là vì mình thiếu nhạy cảm, các bạn có thể thử trực tiếp để biết.

Màn hình:

Đánh giá điện thoại vivo v3

Vivo V3 Max sử dụng màn hình 5.5” FullHD IPS LCD. Ngoài việc màn hình rất sáng ở thiết lập cao nhất, có cảm giác sáng hơn hẳn rất nhiều các đối thủ thì các tiêu chí chất lượng hiển thị còn lại khá ổn và trung tính, và không có gì nhiều để nói. Có vẻ như màn hình FullHD đang dần trở thành tiêu chuẩn của phân khúc điện thoại trên 7 triệu đồng.

Sức mạnh: Nơi tỏa sáng của Vivo V3 Max là ở đây. Bản chất con chip SnapDragon 652 là con chip cực mạnh, và nó mạnh mẽ hơn hẳn so với SnapDragon 805, ngang ngửa/hơn SnapDragon 808 ở một số tiêu chí, thua một vài tiêu chí. Điều đó cho thấy Vivo V3 Max có thể cạnh tranh sòng phẳng hay thậm chí là nhanh hơn đáng kể so với tất cả các điện thoại chính hãng cùng tầm giá của nó. Đây chính là lý do mà Qualcomm phải đổi tên SnapDragon 620 thành 652 nhằm tỏ rõ sự khác biệt so với cụm 615/616 và 617 của năm ngoái.

Con chip 652 đã được nói đến rất nhiều rồi, nó được ứng dụng rất nhiều công nghệ từ dòng 8xx đem xuống, điều Qualcomm hiếm khi làm trước kia. Trên thị trường chính hãng thì đối thủ duy nhất của V3 Max là Samsung Galaxy A9 Pro, chiếc máy 6” pin 5000mAh nhưng lại có giá lên tới 12 triệu đồng.

Có thể nói ngoại trừ một vài máy 808 rớt giá, SnapDragon 810 hết mẫu (Lumia 950XL) thì trong phân khúc điện thoại dưới 11 triệu chính hãng, Vivo V3 Max là sản phẩm mạnh mẽ nhất.

Và đó là khi chúng ta chưa hề nhắc đến 4GB RAM, trang bị hiếm khi xuất hiện ở tầm giá dưới 9 triệu. Có vẻ như Vivo khá ưu ái cho V3 Max ở Việt Nam với mức giá này.

Camera: Camera của V3 Max thì các bạn camera Tinhte đã nói rõ rồi, các bạn có thể xem thêm ở đây. Cá nhân mình thấy ảnh từ máy ra khá trong, đặc biệt là các presets hoạt động rất tốt. Tuy vậy thì đôi khi ảnh sẽ có xu hướng dư sáng, bạn cần kéo thanh đo sáng giảm đi một chút thì sẽ ổn hơn rất nhiều.

Đánh giá điện thoại vivo v3

Hơi buồn một chút là Vivo V3 Max không có chống rung quang học, một thiếu sót khá đáng tiếc. Bù lại, Vivo cũng trang bị ống kính có khẩu độ f2.0 trên V3 Max. Bên cạnh chống rung thì thiếu sót quay phim 4K cũng làm chiếc máy này trở nên hơi kém hấp dẫn một chút, vì bản chấp SnapDragon 652 hỗ trợ độ phân giải này, chỉ là hãng cố tình không trang bị để tránh cạnh tranh quá gay gắt với dòng sản phẩm cao cấp của họ.

Về camera trước, Vivo V3 Max có camera 8MP, chế độ ghép ảnh để đạt độ phân giải 32MP, chi tiết tại đây. Với camera sau thì tính năng ghép hình này mang lại độ phân giải 52MP.

Âm thanh: Khác với Oppo muốn đẩy mạnh camera, Vivo luôn nhắc tới âm thành từ khá lâu rồi. Vivo V3 Max được trang bị bộ chuyển đổi tín hiệu số-analog AK4375, con chip không thật sự cao cấp nhưng cũng là hàng lạ trong thế giới smartphone hiện tại vốn phụ thuộc nhiều vào Qualcomm.

AKM AK4375 là DAC âm thanh 32bit 192kHz, âm thanh chất lượng cao mà hầu hết các điện thoại đều không hỗ trợ (cao cũng chỉ dừng ở 24bit). Thử nghiệm cho thấy âm thanh của Vivo V3 Max khá vui, nó cho chúng ta cảm giác vui vẻ, dễ nghe, trái với một số điện thoại thường đề cao dòng nhạc giao hưởng, những loại nhạc tập trung vào sự cân bằng của ba dải âm thanh nhưng lại khá phẳng và êm đềm.

Pin: Pin của Vivo V3 Max chỉ ở mức trung bình, đây là điều có thể hiểu được vì viên pin 3000mAh phải gánh màn hình 5.5”. Tệ hơn nữa là máy đang dùng Android 5.1 không tối ưu tốt như Android 6.0, mà cũng không có các chế độ quản lý pin thông minh kiểu Doze. Hy vọng là Vivo sẽ sớm cập nhật lên Android 6.0, vừa nhanh hơn mà vừa tiết kiệm năng lượng hơn.

Bù cho viên pin nhỏ thì V3 Max hỗ trợ sạc nhanh QuickCharge 3.0, lại một tính năng cực kỳ hiếm xuất hiện ở các dòng máy dưới 10 triệu đồng. Nên nhớ là chỉ có loạt chip thế hệ mới như SnapDragon 650, 652 hay 820 mới hỗ trợ công nghệ này còn các con chip đời cũ, kể cả flagship như SnapDragon 810 lại không có.

Kết luận: Như đã nói, chỉ riêng con chip SnapDragon 652 kết hợp với mức giá 7 triệu rưỡi cũng đủ để chúng ta đánh giá cao về Vivo V3 Max rồi. Trong khi bạn chỉ mua được những chiếc máy 720p, hoặc FullHD nhưng SnapDragon 615/616 hay MediaTek Helio P10 từ các nhà sản xuất khác.

Camera ổn, nghe nhạc hay, QuickCharge 3.0, máy chạy nhanh, cảm biến vân tay ngon và màn hình đủ tốt là những điểm mà chúng ta có thể đánh giá cao về V3 Max. Thiết kế là trung tính, không mạnh không yếu còn Android 5.1 là điểm buồn nhất của sản phẩm này.