Danh sách các đơn vị được BGDĐT cho phép cấp chứng chỉ tiếng Anh

Cục Quản lý Chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông báo 538/QLCL-QLVBCC về Danh sách các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

Theo đó, tính tới ngày 15/5/2019, các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ bao gồm:

08 trường đại học được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT

176 đơn vị được tổ chức thi, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin theo Thông tư liên tịch 17/2016/TT-BGDĐT-BTTTT

05 trường đại học được tổ chức thi, cấp chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ ra đề thi ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ chấm thi nói và viết ngoại ngữ theo các dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Mẫu các loại chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cục Quản lý Chất lượng không chịu trách nhiệm đối với các đơn vị không có tên trong danh sách và các chứng chỉ không theo mẫu đã công bố.

Nguồn: Thư viện pháp luật

Thi chứng chỉ ngoại ngữ mới bộ giáo dục.danh sách các đơn vị được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tin học, danh sách các trường được cấp chứng chỉ tiếng anh a b c, Các trường được cấp chứng chỉ tiếng Anh B, Các trường được cấp chứng chỉ ngoại ngữ 2021, Danh sách các đơn vị được BGDĐT cho phép cấp chứng chỉ tiếng Anh, 14 trường Đại học được cấp chứng chỉ tiếng Anh, danh sách các trường được cấp chứng chỉ tin học theo thông tư 03/2014, 15 trường được cấp chứng chỉ tiếng Anh  Cơ sở giáo dục nào được tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ?Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:

cả nước có 16 đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Cơ sở giáo dục nào được tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ?

Khu vực phía Bắc gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ [Đại học Quốc gia Hà Nội], Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân.

Khu vực phía Nam gồm: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Văn Lang.

Khu vực miền Trung gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ [Đại học Huế], Trường Đại học Ngoại ngữ [Đại học Đà Nẵng], Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Quy Nhơn và Trường Đại học Tây Nguyên.

Đồng thời, Cục Quản lý chất lượng cũng công bố danh sách các trung tâm sát hạch, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin gồm 182 đơn vị, trong đó có 135 trường đại học, học viện; 46 sở giáo dục và đào tạo; Cục Tin học hóa [Bộ Thông tin và Truyền thông].

Cục Quản lý chất lượng giáo dục cũng công bố danh sách các đơn vị được cấp chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ ra đề thi ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ chấm thi nói và viết ngoại ngữ, bao gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế; Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Thái Nguyên.

Các đơn vị được cấp chứng chỉ tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, gồm: Trường Đại học Cửu Long, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Trường Hữu nghị T78 và Trường Hữu nghị 80.

Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức và viên chức được quy định trong các thông tư liên tịch [số 20/2015/TTLT-BGĐT-BNV; số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV; số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV; số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV] về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT công lập là căn cứ vào Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam [ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014].

Trong khi chờ xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý để tổ chức, triển khai hoạt động của hệ thống khảo thí ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu 10 đơn vị:

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, 

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế, 

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng,

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 

Trung tâm SEAMEO RETRAC [Thông báo số 826/TB-BGDĐT ngày 5/8/2011]; 

Trường Đại học Cần Thơ [Thông báo số 896/TB-BGDĐT ngày 24/8/2011]; 

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 

[Thông báo số 42/TB-BGDĐT ngày 11/1/2013] được tổ chức rà soát, thi, cấp giấy chứng nhận năng lực tiếng Anh tương đương 6 bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Ngoài ra, các Sở Giáo dục và Đào tạo cũng có thể xem xét các chứng chỉ khác như TOEFL, IELTS hoặc TOEIC… để đánh giá năng lực tiếng Anh của cán bộ, công chức và viên chức.

Ngày 29/9/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Theo quy định tại Điều 24 về quản lý cấp phát chứng chỉ thì Thủ trưởng đơn vị tổ chức thi quy định tại Điều 4 của Quy chế này cấp chứng chỉ cho thí sinh đủ điều kiện, trong đó có ghi rõ bậc năng lực ngoại ngữ của thí sinh đạt được qua kỳ thi.

Việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ nào và thời hạn áp dụng của chứng chỉ/chứng nhận là do Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [nếu được Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương uỷ quyền] xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc [Công văn số 3755/BGDĐT-GDTX ngày 3/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo].

Bộ GD-ĐT vừa cho phép Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM được cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực 6 bậc. Như vậy, hiện cả nước có 19 trường được cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung lực 6 bậc.

Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM công khai đề án tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam trên cổng thông tin điện tử của trường, của Bộ và các phương tiện thông tin đại chúng.

Đồng thời, thực hiện nghiêm túc quy chế thi; Cấp phát, quản lý chứng chỉ theo đúng quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT. Cần đảm bảo người sử dụng chứng chỉ có thể tra cứu thông tin về chứng chỉ trên website chính thức của trường.

Bộ cũng yêu cầu trường báo cáo kế hoạch tổ chức thi, thời gian, địa điểm của từng đợt thi, tổng hợp và đánh giá kết quả thi sau mỗi đợt thi gửi về bộ phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo.

Như vậy, tính đến thời điểm này cả nước có 19 đơn vị được Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm:

1. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

2. Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế

3. Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội

4. Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng

5. ĐH Thái Nguyên

6. Trường ĐH Cần Thơ

7. Trường ĐH Hà Nội

8. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

9. Trường ĐH Vinh

10. Học viện An ninh nhân dân

11. Trường ĐH Sài Gòn

12. Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

13. Trường ĐH Trà Vinh

14. Trường ĐH Văn Lang

15. Trường ĐH Quy Nhơn

16. Trường ĐH Tây Nguyên

17. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

18. Học viện Báo chí và Tuyên truyền

19. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Lê Huyền

TS Phạm Ngọc Thạch đánh giá, quy định thang điểm năng lực ngoại ngữ đầu vào tại Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới đáp ứng yêu cầu đầu vào tại quy định về chuẩn chương trình đào tạo do Bộ GD-ĐT ban hành.

Vĩnh Phúc vừa có chính sách thu hút tri thức tài năng về làm việc với mức hỗ trợ từ 150 - 600 triệu đồng. Trong khi đó, công chức, viên chức được thưởng từ 30 - 50 triệu đồng nếu có chứng chỉ tiếng Anh, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Video liên quan

Chủ Đề