Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2002 và 2013 dạng biểu đồ thích hợp nhất là

Thứ nhất, về dấu hiệu nhận biết vẽ biểu đồ tròn lớp 7

Bạn phải vẽ biểu đồ tròn khi đề ra yêu cầu thể hiện một trong những điểm sau đây: cơ cấu [%], tỉ lệ [%], tỉ trọng [%], quy mô [%] , quy mô và cơ cấu [%], thay đổi cơ cấu [%], chuyển dịch cơ cấu [%] của một hoặc các đối tượng địa lí nào đó.

Tuy nhiên, để không bị nhầm lẫn với biểu đồ miền thì bạn cần chú ý đến một đặc điểm đó là chỉ vẽ biểu đồ tròn khi số liệu được cho ít hơn hoặc bằng 3 năm [hoặc 3 địa điểm]. Nếu lớn hơn 3 năm, địa điểm thì phải vẽ biểu đồ miền.

Một chú ý khi đọc đề là biểu đồ tròn thường thể hiện sự thay đổi cơ cấu gắn với bảng số liệu có dạng tổng, các thành phần không quá phức tạp, tỉ trọng không quá nhỏ. Chính vì thế, đừng chỉ chú ý tới yêu cầu của đề mà bỏ qua bảng số liệu, bởi nó là yếu tố then chốt giúp bạn không bị nhầm lẫn với các dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu, tỉ trọng… khác.

Thứ hai, các bước vẽ biểu đồ tròn lớp 7

Bước 1: chuẩn bị dụng cụ

Một số vật dụng cần thiết mà bạn cần phải có khi vẽ biểu đồ tròn là: compa, thước đo chiều dài, thước đo góc, bút chì, máy tính cầm tay.

Bước 2: xử lý số liệu

Nếu số liệu đã cho là số liệu % thì có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên, thông thường đề ra sẽ cho số liệu thô như triệu ha, triệu người, tỷ đồng… vì thế chúng ta cần chuyển sang số liệu %

Bước 3: tính bán kính

Nếu yêu cầu của đề ra là thể hiện quy mô thì cần tính bán kính của hình tròn. Thông thường, bán kính của hình tròn năm [địa điểm] đầu tiên sẽ được quy ước là 1. Ví dụ, đề ra cho số liệu là sản lượng lúa của 3 năm 2001, 2002, 2003. Ta sẽ có công thức tính bán kính như sau:

Quy ước: R2001= 1 [đơn vị bán kính]

R2002= [đvbk]

R2003 = [đvbk]

Bước 4: Vẽ biểu đồ

Vẽ các hình tròn theo bán kính đã tính ở bước trên, sau đó chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng trật tự và tỉ lệ của các thành phần được cho trong đề bài. Vẽ phần đầu tiên bắt đầu từ tia 12 giờ, rồi lần lượt vẽ các phần khác theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự cả các thành phần giữa các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh và nhận xét.

Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ

Khi đã vẽ xong biểu đồ, việc còn lại sẽ là ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, sau đó kí hiệu cho từng thành phần để tiện theo dõi. Nên sử dụng các loại kí hiệu trung tính, không nên kí hiệu rườm rà, rắc rối. Một số dạng kí hiệu thường được sử dụng như: kẻ sọc ngang, sọc chéo, đánh dấu nhân, dấu cộng…

Cần lập bảng chú thích cho các thành phần theo như những kí hiệu đã tạo trên biểu đồ. Và cuối cùng là ghi tên cho biểu đồ.

Thứ ba, các dạng biểu đồ tròn lớp 7

Biểu đồ tròn có 3 dạng cơ bản: biểu đồ tròn đơn; biểu đồ tròn có bán kính khác nhau; biểu đò bán tròn [hay còn được gọi là biểu đồ bán nguyệt] thường dùng để thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu.

Thứ tư, cách nhận xét biểu đồ tròn lớp 7

* Khi chỉ có một vòng tròn

- Nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất.

- So sánh là cái nào nhất, nhì, ba,… và cho biết tương quan giữa các yếu tố [gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %, bao nhiêu lần]?

- Đưa ra một số giải thích.

* Khi có từ hai vòng tròn trở lên [giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài]

- Nhận xét cái chung nhất [nhìn tổng thế]: Tăng/giảm như thế nào?

- Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng [giảm] bao nhiêu?

- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba,… của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi [không nhắc lại 2, 3 lần].

- Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.

- Giải thích về vấn đề.

Lưu ý rằng: Khi nhận xét cần ghi rõ là theo tỷ trọng, nghĩa là cần nhận xét theo số liệu có đơn vị là % vì tỷ trọng và số thực không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với nhau, có thể số thực tăng nhưng tỷ lệ lại giảm.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về cách nhận biết, cách vẽ cũng như cách nhận xét cho biểu đồ tròn. Tựu chung lại, để làm tốt dạng câu hỏi này, trước hết cần nắm vững các kiến thức cơ bản để có thể lựa chọn đúng dạng biểu đồ cần làm, tránh việc nhầm lẫn. Bên cạnh đó, cần thực hành nhiều để áp dụng và nhớ lý thuyết sâu hơn, cũng như rèn kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ ngày càng tốt hơn.

Một số bài tập minh họa về biểu đồ tròn lớp 7

Bài tập 1:Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á QUA CÁC NĂM

[Nguồn: Tổng cục thống kê]

a] Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP của Cam-pu-chia năm 2017?

b] Nhận xét và giải thích cơ cấu GDP của Cam-pu-chia năm 2017?

Lời giải

a] Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP CỦA CAM-PU-CHIA NĂM 2017

b] Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Cơ cấu GDP của Cam-pu-chia có sự khác nhau giữa các khu vực.

- Khu vực III chiếm tỉ trọng lớn nhất [42,2%], tiếp đến là khu vực II [32,9%] và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là khu vực I [24,9%].

- Qua bảng số liệu, ta thấy khu vực I giảm và khu vực II, III tăng.

* Giải thích

- GDP của Cam-pu-chia có sự thay đổi là do hầu hết các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế.

- Cơ cấu GDP của Cam-pu-chia có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất⇒ Cơ cấu GDP đang dần tiến tới sự hoàn thiện, hiện đại.

Bài tập 2:Cho bảng số liệu sau:

LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ NĂM 2013 [Đơn vị: Nghìn người]

[Nguồn: Tổng cục thống kê]

a] Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2013?

b] Nhận xét và giải thích quy mô lao động đang làm việc và sự thay đổi cơ cấu của nó theo ngành kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2013?

Lời giải

a] Vẽ biểu đồ

* Xử lí bảng số liệu

- Công thức: % Giá trị A = Giá trị A / Tổng giá trị x 100%.

- Áp dụng công thức trên, ta tính được bảng dưới đây:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ NĂM 2013

[Đơn vị: %]

- Tính bán kính:

Chọn r2000= 1,0 đơn vị bán kính [ĐVBK].

* Vẽ biểu đồ

QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ NĂM 2013

b] Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Quy mô lao động đang làm việc ở nước ta tăng. Tổng dân số tăng 15133 nghìn người [ngành nông - lâm - ngư tăng thêm 263 nghìn người; công nghiệp - dịch vụ tăng 6229 nghìn người; dịch vụ tăng 8641 nghìn người].

- Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng lao động nông - lâm - thủy sản; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, trong đó tỉ trọng lao động dịch vụ tăng nhiều nhất.

+ Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm 18,4%.

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,1%.

+ Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 10,3%.

* Giải thích

- Quy mô lao động đang làm việc tăng là do công cuộc Đổi mới, nền kinh tế của nước ta phát triển nhanh nên đã tạo ra được nhiều việc làm,...

- Cơ cấu lao động thay đổi chủ yếu nhờ kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Riêng khu vực dịch vụ phát triển mạnh với hàng loạt ngành mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho sản xuất và đời sống nên đã thu hút thêm nhiều lao động nhất,...

Bài tập 3 :Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2015 [ Đơn vị: Nghìn tỉ đồng]

[Nguồn: Tổng cục thống kê]

a] Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành ở nước ta, năm 2005 và năm 2015?

b] Nhận xét và giải thích cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành ở nước ta, năm 2005 và năm 2015?

Lời giải

a] Vẽ biểu đồ

* Xử lí bảng số liệu

- Công thức: % Giá trị A = Giá trị A / Tổng giá trị x 100%.

- Áp dụng công thức trên, ta tính được bảng dưới đây:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2015

[Đơn vị: %]

- Tính bán kính:

Chọn r2005= 1,0 đơn vị bán kính [ĐVBK].

* Vẽ biểu đồ

b] Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Trồng trọt có tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là chăn nuôi, thấp nhất là dịch vụ.

- Có sự thay đổi: Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng, trồng trọt và dịch vụ giảm.

* Giải thích

- Trồng trọt chiếm tru thế do nhu cầu lớn về lương thực cho trong nước và xuất khẩu, chăn nuôi đang được nhà nước quan tâm, dịch vụ chưa thật sự phát triển mạnh để phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi.

- Chủ trương đưa chăn nuôi thành ngành chính, tác động của nền kinh tế thị trường,...

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề