Đề thi thpt quốc gia 2023 tổ hợp xã hội

Lứa học sinh lớp 10 năm nay sẽ chính thức học Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngoài việc lúng túng lựa chọn môn học, điều các em quan tâm là kỳ thi tốt nghiệp, xét tuyển đại học trong những năm tới sẽ được thực hiện như thế nào.

Đề thi thpt quốc gia 2023 tổ hợp xã hội
Học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Lúng túng lựa chọn môn học

Nhận được thông báo của nhà trường về việc thay đổi nguyện vọng lựa chọn môn học vào lớp 10, chị Nguyễn Hồng Hạnh (Long Biên, Hà Nội) đã cùng con đến trường để lắng nghe thầy cô tư vấn. Chị nói rằng, trong quá trình đăng ký, phụ huynh cũng gặp đôi chút khó khăn dù nhà trường, thầy cô tư vấn rất nhiệt tình.

“Hiện nay, chúng tôi chưa được tiếp cận sách giáo khoa mới, chưa nắm được con sẽ học những nội dung gì. Quan trọng hơn, chúng tôi chưa biết sau này, đến thời điểm con thi đại học, việc thi tuyển sẽ thay đổi như thế nào để lựa chọn tổ hợp môn phù hợp.

Trước ở cấp 2 con học trội các môn tự nhiên. Nhưng lên lớp 10, con lại có nguyện vọng học sang ban xã hội. Gia đình tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định của con. Tuy nhiên, điều tôi lo lắng nhất là trong quá trình học, con cảm thấy không phù hợp và muốn đổi nguyện vọng thì khi đó sẽ gặp nhiều vất vả. Hiện tại, bố mẹ và con đều cảm thấy rất mơ hồ” – chị Hạnh chia sẻ.

Đề thi thpt quốc gia 2023 tổ hợp xã hội
Nhiều học sinh, giáo viên mong muốn Bộ GDĐT sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học những năm tới khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính thức áp dụng với bậc THPT.

Em Nguyễn Đặng Bảo Giang - học sinh lớp 10 Trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn tổ hợp môn học cho năm học tới.

"Trước kia em lựa chọn nhóm Khoa học tự nhiên với chuyên đề tự chọn là môn Vật lý, Hóa học, Sinh học; chuyên đề tổ hợp gồm Địa lý, Công nghệ vì em học rất kém môn Lịch sử. Nhưng nay Lịch sử thành môn bắt buộc nên em cảm thấy rất lo sợ, băn khoăn khi phải thay đổi. Em cũng không biết sự lựa chọn của mình có phù hợp với xu hướng thi đại học của các năm tới hay không" - Giang bày tỏ.

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình tư vấn, hướng dẫn học sinh lựa chọn tổ hợp môn phù hợp, cô Nguyễn Bội Quỳnh - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho rằng, thực tế, nhiều học sinh không biết mình thích môn gì, thế mạnh của mình, cũng chưa định hướng được sau này mình sẽ thi tuyển đại học theo khối nào. 

"Quan trọng nhất, Bộ GDĐT chưa ban hành hướng dẫn tuyển sinh đại học để các em nhìn vào đó để lựa chọn các khối cho mình. Chính vì vậy, sự tư vấn của nhà trường là rất cần thiết và quan trọng" - cô Quỳnh nói.

Giáo viên đề xuất phương án thi tốt nghiệp

Không chỉ về phía học sinh, nhiều giáo viên cũng băn khoăn về phương án tổ chức thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học, nhất là trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bắt đầu áp dụng với bậc THPT từ năm học tới.

Thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI (Hà Nội) nhận định, với tình hình hiện tại, chưa thể bỏ kì thi tốt nghiệp THPT. Thay vào đó, cần có sự điều chỉnh để phù hợp bởi đã học thì cần có kiểm tra, đánh giá. Nếu không tổ chức các kỳ thi, học sinh sẽ thiếu động lực học tập và sự cố gắng, nỗ lực.

"Kì thi này nên giao về các địa phương tự tổ chức, Bộ GDĐT có thể hỗ trợ về mặt ra đề để đảm bảo tính thống nhất trong đánh giá, qua đó có cái nhìn tổng quát về giáo dục cả nước" - thầy Hiền nêu quan điểm.

Ngoài ra, thầy Hiền còn cho rằng, đề thi chỉ nên ra với mục đích tốt nghiệp chứ không “ngầm” 2 mục đích như hiện nay. Như vậy mới đảm bảo tính khách quan, công bằng cho tất cả thí sinh. 

"Đối với tuyển sinh đại học, hiện nay chúng ta thực hiện theo luật giáo dục, do đó các trường đại học có quyền tự chủ trong tuyển sinh. Nhưng nếu không có sự kiểm soát từ Bộ GDĐT thì tình trạng phương thức tuyển sinh trăm hoa đua nở sẽ ngày càng diễn ra, gây mất ổn định và tốn kém cho xã hội.

Bộ nên định hướng thành lập các trung tâm khảo thí độc lập tại 3 miền, tổ chức nhiều đợt để các trường đại học có thể sử dụng kết quả này" - thầy Hiền kiến nghị.

(Thanhuytphcm.vn) - Tại hội nghị tổng kết năm học 2018 – 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 đối với Giáo dục Trung học, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, dự kiến, giai đoạn năm 2021 – 2023, kỳ thi THPT quốc gia về căn bản sẽ giữ ổn định như phương thức thi hiện nay, những nơi nào có điều kiện thì có thể triển khai thi trên máy tính và tổ chức khoảng vài lần/năm.

Cụ thể, kỳ thi THTP quốc gia sẽ giữ ổn định như hiện nay và thực hiện cho đến năm 2020. Bộ GD-ĐT đang tổ chức thực hiện việc xây dựng hệ thống câu hỏi để trên cơ sở đó các Sở GD-ĐT sử dụng để đánh giá, kiểm tra thường xuyên. Giai đoạn 2021-2023, các trường học vẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và theo lộ trình thì năm 2024 sẽ có mùa thi THPT quốc gia đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Do đó, định hướng kỳ thi THPT quốc gia giai đoạn năm 2021-2023 về căn bản vẫn giữ phương thức như hiện nay. Bắt đầu từ năm 2023 sẽ có đổi mới để đến năm 2024, sẽ có một kỳ thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tiếp cận năng lực, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi, tiệm cận cách thức thi của quốc tế.

Ngành GD-ĐT sẽ có những bước chuẩn bị cần thiết cho giai đoạn tiếp theo để đến năm 2024, việc thực hiện sẽ không quá bỡ ngỡ. Cụ thể, đối với những nơi nào có điều kiện, có thể thực hiện việc tổ chức thi trên máy tính và có thể tổ chức thi một số lần trong một năm. Kết quả của các đợt thi này có thể sử dụng để xét tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là bước để hình thành các vệ tinh của trung tâm khảo thí quốc gia, tiến tới kỳ thi THPT quốc gia đại trà trên máy tính.