Điểm chuẩn đánh giá năng lực bách khoa 2022

Trường ĐH Bách khoa công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực

[NLĐO] - Sáng nay 26- 7, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa [ĐHQG TP HCM] đã công bố điểm chuẩn dựa vào điểm thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức năm 2021.

  • Trường ĐH Nông lâm TP HCM công bố điểm chuẩn 2 phương thức xét tuyển

  • Trường ĐH Kinh tế - Luật công bố điểm chuẩn thi đánh giá năng lực

  • TP HCM công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2021

  • Điểm chuẩn đánh giá năng lực của Trường ĐH Khoa học tự nhiên từ 610 đến 977

Theo đó, 9 ngành có điểm trúng tuyển từ hơn 900 [thang điểm 1.200]. Gần 39% thí sinh trúng tuyển có điểm thi đánh giá năng lực từ 900 trở lên và số lượng thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực từ 1.000 trở lên chiếm 5,54%.

Thí sinh cao điểm nhất trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa là Nguyễn Hồ Tiến Đạt [Trường THPT chuyên Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang]. Đạt cũng là thí sinh cao điểm nhất của kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 của ĐHQG TP HCM với 1.103 điểm.

Điểm trung bình các thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa là 876.

Thí sinh tra cứu kết quả trúng tuyển link //mybk.hcmut.edu.vn/tuyensinh

Thông tin nhập học 2021: //bit.ly/NhapHocBK2021

Thời gian nhập học: Xác nhận nhập học từ ngày 28-7 đến ngày 10-8 [đối với những thí sinh đã có kết quả thi tốt nghiệp THPT]

Nếu thí sinh trúng tuyển thuộc diện thi tốt nghiệp THPT đợt 2 và không thể có phiếu điểm trước đợt xác nhận nhập học lần 1, email về theo cú pháp: XNNH - Mã số hồ sơ - Họ và tên. [trong đó giải thích rõ lý do, kèm theo SBD THPT lần 2].

Điểm chuẩn vào các ngành cụ thể như sau:

Huy Lân

Năm 2022, trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM dự kiến xây dựng cổng thông tin trực tuyến dành cho các thí sinh xét tuyển bằng phương thức kết hợp.

Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Phương thức xét tuyển kết hợp chiếm ưu thế

Trong xu hướng đa dạng hóa phương thức tuyển sinh đồng thời giảm sự phụ thuộc vào phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, ĐHBK đang từng bước thực hiện lộ trình nhằm tăng dần chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM.

Được biết, trong giai đoạn 2018-2021, chỉ tiêu của phương thức ĐGNL đã có sự thay đổi từ 10% lên tới 60%, sinh viên trúng tuyển thông qua phương thức này cũng được đánh giá là có năng lực học tập tốt trong quá trình học tập tại ĐHBK.

Dự kiến năng 2022, ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ gộp kết quả thi ĐGNL vào phương thức xét tuyển kết hợp. Đây sẽ là phương thức xét tuyển chủ đạo bên cạnh các phương thức cũ. Chỉ tiêu dự kiến dành cho phương thức kết hớp có thể lên tới 90% [trong số 5.150 chỉ tiêu tuyển sinh].

Tham khảo phương án tuyển sinh 2022 của trường TẠI ĐÂY

Thí sinh có thể chủ động điều chỉ thông tin qua cổng thông tin trực tuyến

PGS-TS Bùi Hoài Thắng – Trưởng Phòng Đào tạo Đại học Bách khoa ĐHQG TP.HCM cũng có biết: “Nhà trường đang xây dựng cổng thông tin trực tuyến để các thí sinh tham gia phương thức kết hợp có thể đăng tải dữ liệu xét tuyển như: thông tin cá nhân, nguyện vọng [ngành/ chương trình], minh chứng kết quả học tập THPT, năng lực ngoại ngữ và các thành tích khác… Trong suốt quá trình xét tuyển, thí sinh có thể chủ động cập nhật, bổ sung thông tin”

Ngoài ra, đối với các nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức xét tuyển kết hợp, tùy vào từng thời điểm, nhà trường sẽ có thể sử dụng bộ nguyện vọng đã đăng ký theo kết quả thi ĐGNL hay Tốt nghiệp THPT.

Trường mở thêm 2 ngành đào tạo mới

Năm 2022, ĐHBK sẽ mở thêm 2 ngành đào tạo mới thuộc hệ chất lượng cao [CLC], đó là ngành Kỹ thuật Vật liệu Công nghệ cao và ngành Công nghệ Sinh học.

Ngành Kỹ thuật Vật liệu Công nghệ cao hướng tới mục tiêu phục vụ cho chiến lương phát triển của ngành vật liệu hiện đại ngày nay, đạt chuẩn quốc tế, ngành Công nghệ Sinh học hướng tới nâng cao khả năng nghiên cứu, bảo chế sinh phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế – xã hội, đồng thời chăm sóc sức khỏe người dân [nhất là trong thời điêm đại dịch Covid-19 có thể tạo ra các sinh phẩm hỗ trợ phòng chống dịch].

Ngoài ra, thị trường Việt Nam hiện nay đang chịu ảnh hưởng lớn bởi các doanh nghiệp Nhật Bản, do đó ĐH Bách khoa ĐHQG TP.HCM phát triển chương trình CLC tăng cường tiếng Nhật dành cho ngành Khoa học Máy tính, Cơ Kỹ thuật.

[Theo Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM]

Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM [HCMUT] Tuyển sinh 2022

2.7/5 - [4 lượt đánh giá]

Kết quả thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022 của ĐHQG TP.HCM được đánh giá là thấp hơn so với mặt bằng điểm các năm trước. Điểm chuẩn liệu có giảm theo hay không?

TS Nguyễn Quốc Chính – giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết: “Phân bố điểm thi đợt 1 năm nay hơi lệch về bên trái, thể hiện kết quả thi hơi thấp hơn so với các năm trước. Điều này có thể do nhóm thí sinh 2022 bị ảnh hưởng bởi tiến độ học tập chậm hơn các năm trước và bởi quá trình học online kéo dài”

Xem thêm: Điểm thi ĐGNL ĐHQG TP.HCM năm 2022 đợt 1: Kết quả thi thấp hơn những năm trước

Điểm chuẩn khả năng sẽ giảm?

ThS Phùng Quán – chuyên gia tuyển sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM] đánh giá, kết quả thi đợt 1 cho ra điểm trung bình dự thi là 646 điểm, điểm trung vị là 640 điểm. Do đó, dự kiến mức điểm chuẩn xét tuyển của các trường sẽ khoảng từ 640 điểm trở lên.

Tới thời điểm hiện tại đã có tới 86 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi này trong xét tuyển. Số thí sinh dự thi năm 2022 đông hơn nhưng số thí sinh có cùng mức điểm thấp hơn nhiều so với năm 2021. Do đó, ông Quán dự báo, điểm chuẩn những ngành năm trước từ 800 điểm trở lên khả năng sẽ giảm từ 30 – 70 điểm.

Xem thêm: Tuyển sinh 2022: Danh sách các trường xét tuyển bằng điểm đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM

Theo đó, các ngành “hot” như nhóm ngành công nghệ thông tin, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, báo chí truyền thông, tâm lý học, nhóm ngành ngôn ngữ [ngôn ngữ Anh, Trung Quốc…] tại các trường thành viên của ĐHQG TP.HCM năm nay dự báo sẽ giảm nhẹ.

Cụ thể, nhóm ngành này sẽ tuyển thí sinh đạt từ 851 – 1.200 điểm [khoảng 4.033 thí sinh], mức 801 – 850 điểm sẽ là mức điểm chuẩn cho các ngành năm trước có điểm chuẩn trên 850, mức 651 – 800 điểm có 28.589 thí sinh, được vào các ngành không “hot” và thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển.

Ông Quán cho biết thêm, riêng tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM, mức điểm từ 901 trở lên năm nay giảm nhiều so với năm 2021, số thí sinh này hàu hết đều rất giỏi, có khả năng trúng tuyển ĐH bằng nhiều phương thức khác như tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển. Đây cũng là mức điểm đăng ký xét tuyển vào chương trình tiên tiến Khoa học dữ liệu, nhóm ngành máy tính, công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu.

Mức điểm từ 801 – 900, thí sinh có thể đăng ký ngành công nghệ sinh học, hóa học. Mức điểm 701 – 800 có thể đăng ký vào các ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, nhóm ngành toán, kỹ thuật điện tử – viễn thông…

Ngoài ra, sẽ không có sự thay đổi rõ rệt với các ngành có điểm chuẩn từ 651 – 700 do lượng thí sinh không chênh lệch so với năm ngoái. “Tuy nhiên, còn phải dựa vào số lượng và chất lượng của thí sinh thi đợt hai mới biết được. Thí sinh cần tham khảo điểm chuẩn các năm trước để sắp xếp lại nguyện vọng cho phù hợp”.

Trái lại, TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang – phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM] cho rằng, năm nay điểm chuẩn của trường có thể cao hơn hoặc bằng năm 2021 do số lượng thí sinh dự thi, đăng ký xét tuyển vào trường tăng lên.

Kết quả thống kê ghi nhận số thí sinh của năm 2022 so với 2021 bằng 247%, số nguyện vọng 1 của năm nay so với ngoái bằng 299%.

Cơ hội nào cho các thí sinh đạt 600 điểm ĐGNL

TS Nguyễn Trung Nhân – Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM dự báo rằng điểm chuẩn ĐGNL của trường có thể giảm khoảng 50 điểm so với năm ngoái. Chi tiết, nhóm ngành công nghệ thông tin, ôtô khoảng 750 điểm; các ngành khối kinh tế, quản lý khoảng 720 – 730 điểm; các ngành còn lại khoảng 700 điểm.

“Như vậy, thí sinh có điểm từ 700 – 750 trở lên sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển vào trường. Trường sẽ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh đạt từ 650 điểm trở lên”, ông Nhân cho biết.

TS Trần Đình Lý – phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM nhận định, điểm sàn xét kết quả thi đánh giá năng lực năm nay của trường dự đoán sẽ từ 600 điểm, riêng ngành thú y 700 điểm.

Với 5% chỉ tiêu trên tổng số 7.600 chỉ tiêu xét theo điểm thi năng lực, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM [HUTECH] đã ghi nhận số lượng nguyện vọng đăng ký tương đối nhiều với gần 6.500 thí sinh, nhưng phổ điểm tổng năm nay thấp hơn năm trước. Do vậy, dự báo điểm chuẩn của trường năm nay cũng sẽ từ mức 650 – 850 điểm như năm trước tùy ngành.

TS Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Mức điểm xét tuyển vào trường năm nay bằng mức điểm xét tuyển năm ngoái, ngành y là 650; các ngành còn lại là 550 điểm.”

Mức điểm chuẩn sẽ phụ thuộc vào số thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, từ số liệu thực tế năm nay, điểm chuẩn có thể tăng nhẹ với những ngành “hot”, đặc biệt với khối ngành sức khỏe.

Các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường ĐH Văn Lang chú ý. Theo TS Võ Văn Tuấn – Phó hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Văn Lang, điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng phương thức xét kết quả thi ĐGNL của trường dự kiến giảm khoảng 40 – 50 điểm, điểm sàn dự kiến ở mức 600 – 610, các ngành khối sức khỏe dự kiến khoảng 700 điểm  [răng hàm mặt, dược học], 650 điểm [điều dưỡng, xét nghiệm…].

[Nguồn: Báo Tuổi trẻ]

Đánh giá năng lực ĐGNL Tuyển sinh 2022

Video liên quan

Chủ Đề