Điều kiện để áp dụng phương pháp dự trữ theo mô hình eoq không bao gồm yếu tố nào sau đây:

Điều kiện để áp dụng phương pháp dự trữ theo mô hình eoq không bao gồm yếu tố nào sau đây:

Economic order quantity là gì và tại sao rất nhiều doanh nghiệp chọn áp dụng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình.

EOQ là gì?

Economic order quantity (EOQ) là một trong các thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong việc quản lý các mặt hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Trong tiếng Việt, cụm từ này được hiểu là “Số lượng đặt hàng kinh tế”.

Hiểu được Economic order quantity là gì sẽ giúp doanh nghiệp xác định chính xác được số lượng hàng hóa lý tưởng cần đặt, và lưu trữ tại kho sao cho tổng chi phí là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo đủ cung ứng theo nhu cầu thị trường để đạt đến doanh thu tối đa. Vì vậy, đây là một trong những khái niệm quan trọng trong kinh tế.

Tổng quan và đặc điểm của mô hình EOQ

Được ra đời vào năm 1915 bởi ông Ford. W. Ham và trở thành một trong những mô hình được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, Economic order quantity (EOQ) đã cung cấp những thông tin giúp rất nhiều doanh nghiệp kiểm soát việc dự trữ hàng hóa của mình một cách tối ưu nhất.

Để hiểu rõ hơn vì sao có được công thức này, chúng ta hãy cùng xem xét một vài khía cạnh chi phí của doanh nghiệp như sau:

Dễ dàng nhận thấy được, Tổng chi phí dự trữ = Chi phí mua hàng (hoặc chi phí sản xuất) + Chi phí đặt hàng (hàng hóa hoặc nguyên vật liệu) + Chi phí tồn kho.

-       Chi phí mua hàng (hoặc chi phí sản xuất) = Đơn giá hàng (P) x Số lượng nhu cầu hàng (D)

-       Chi phí đặt hàng (hàng hóa hoặc nguyên vật liệu) = Chi phí cố định mỗi lần đặt hàng (S) x Số lượng nhu cầu hàng (D) / Q

-       Chi phí tồn kho = chi phí dự trữ hàng hóa hàng năm (H) x Q/2

Từ đó, theo mô hình EOQ, doanh nghiệp sẽ xác định được số lượng đặt hàng tối ưu là Q để tổng chi phí về dự trữ là nhỏ nhất thông qua công thức:

Trong đó:

Q là lượng hàng cần đặt mỗi lần

D là lượng nhu cầu về hàng hóa hàng năm

S là chi phí cố định cho mỗi lần đặt hàng

H là chi phí dự trữ hàng hóa hàng năm

Một ví dụ cụ thể: Doanh nghiệp A hiện đang kinh doanh sản phẩm nước đóng chai có nhu cầu sử dụng hàng năm là 240 thùng. Chi phí cố định cho mỗi lần đặt hàng là 100.000 đồng. Chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là 140.000 đồng. Tồn kho hàng năm chiếm 30% cho mỗi đơn vị.

Áp dụng công thức EOQ ta có: Q = 33.81 hay làm tròn là 34 thùng.

“Công thức EOQ được áp dụng tốt nhất trong các tình huống mà nhu cầu, đặt hàng và chi phí không đổi theo thời gian.”

Lưu ý khi sử dụng mô hình EOQ trong kinh doanh

Dù điểm mạnh của mô hình EOQ là phương pháp tính toán khá đơn giản. Tuy nhiên, để áp dụng được mô hình EOQ, chúng ta cần đảm bảo một số giả định liên quan đến mô hình như sau:

-       Nhu cầu về hàng hóa được coi là cố định và phải được xác định từ trước.

-       Tương tự, thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng cũng là một thông số xác định từ trước và như nhau đối với tất cả đơn hàng.

-       Mô hình cũng không cho phép xảy ra tình trạng thiếu thốn hàng hóa (hoặc nguyên vật liệu).

-       Chi phí mỗi lần đặt hàng là cố định, không thay đổi theo số lượng hàng hóa được đặt và không có bất kì tăng giảm nào khác (như tăng giá đột xuất hay có chiết khấu).

-       Chỉ có một loại hàng hóa duy nhất, không xét trường hợp có nhiều mặt hàng khác nhau.

Chính những giả định này đã khiến cho mô hình EOQ bị hạn chế khá nhiều khi ứng dụng vào thực tế. Vì trong thực tế, chúng ta có thể thấy rõ, nhu cầu thị trường là không ngừng thay đổi, các yếu tố như thời gian mỗi đơn hàng và chi phí mỗi lần đặt hàng cũng thường xuyên thay đổi theo từng tình huống nhất định.

Vì vậy, khi áp dụng mô hình này, các nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần tính toán hết sức linh hoạt. Đồng thời, chấp nhận các khoản sai số nhất định do các yếu tố giả định có thay đổi trong thực tế.  

Ứng dụng mô hình EOQ trong quản lý tồn kho

Hiện nay, bên cạnh việc áp dụng mô hình EOQ truyền thống, các doanh nghiệp cũng dựa trên các lý thuyết của mô hình để áp dụng mở rộng, giảm thiểu các hạn chế kể trên của mô hình. Một số ứng dụng có thể kể đến như sau:

-       Trong trường hợp có các chiết khấu khác nhau theo số lượng đặt hàng (chi phí đặt hàng), người ta sẽ thêm vào thuật toán để xác định mức đặt hàng tối ưu trong các trường hợp xuất hiện các mức chiết khấu này.

-       Người ta cũng nghiên cứu và đề xuất các phương pháp ứng dụng mở rộng liên quan đến việc tồn kho cho nhiều loại mặt hàng hơn với các khoảng thời gian đặt hàng có thể thay đổi.

-       Một số mặt hàng tồn kho có thể giảm chất lượng và sẽ bán với mức giá chiết khấu cũng là một trong những tình huống đang được nghiên cứu để thêm vào mô hình EOQ mở rộng.

Như vậy, thông qua việc trả lời câu hỏi Economic order quantity là gì đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về các cách tính toán xác định số lượng đặt hàng kinh tế sao cho giảm thiểu tối đa chi phí tồn kho. Qua đó, mang đến lợi nhuận tối ưu cho các doanh nghiệp.

Hà Phương

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Việc làm Quản lý điều hành

Định nghĩa của EOQ là gì? Chúng ta nên hiểu về thuật ngữ này như thế nào trong lĩnh vực kinh doanh? Hay nói cách khác, ứng dụng của EOQ trong kinh doanh hiện nay ra sao?

1.1. Đi tìm câu trả lời cho “EOQ là gì?”

Thực chất, EOQ chính là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh, đó là Economic Order Quantity. Cụm từ này khi được dịch sang tiếng Việt bạn có thể hiểu nghĩa của nó chính là “Số lượng đặt hàng kinh tế”. Đây là thuật ngữ được dùng trong việc quản lý các mặt hàng tồn kho hiện nay. 

Điều kiện để áp dụng phương pháp dự trữ theo mô hình eoq không bao gồm yếu tố nào sau đây:
Khái niệm EOQ là gì?

Về ý nghĩa, thuật ngữ này dùng để ám chỉ việc số lượng đặt hàng một cách lý tưởng nhất mà các công ty, doanh nghiệp nên mua cho hàng tồn kho của mình với một chi phí sản xuất và một nhu cầu nhất định nhằm giảm thiểu được tổng chi phí nắm giữ cũng như chi phí dùng để đặt hàng. 

Mô hình này đã được xuất hiện và được coi là một mô hình lập kế hoạch sản xuất lâu đời nhất.

Là một mô hình dùng để quản lý hàng tồn kho, EOQ mang trong mình tính chất định lượng dùng để xác định được mức tồn kho tối ưu cho các doanh nghiệp hiện nay. Điều này được thực hiện trên 2 cơ sở là 2 loại chi phí tồn tại trong doanh nghiệp. Đó là chi phí dùng để đặt mua hàng và chi phí dùng để trữ hàng tồn kho hay có thể hiểu là chi phí mua hàng và chi phí dùng để dự trữ.

Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội

Điều kiện để áp dụng phương pháp dự trữ theo mô hình eoq không bao gồm yếu tố nào sau đây:
EOQ có tính chất ra sao?

Trên thực tế, hai loại chi phí này sẽ có giá trị tương quan tỷ lệ nghịch với nhau. Tức là trong trường hợp chi phí các nguyên vật liệu hay hàng hóa tăng lên thì khi đó chi phí dùng để đặt hàng sẽ giảm xuống. Nhưng lúc đó, chi phí dùng để trữ hàng tồn kho sẽ tăng lên. Mục đích chính của mô hình EOQ lúc này chính là tính toán làm sao cho tổng của hai loại chi phí này thấp nhất ở mức có thể. 

2. Tổng quan về mô hình EOQ hiện nay

Mô hình EOQ sẽ chỉ được áp dụng khi nhu cầu về một sản phẩm hay hàng hóa bất kỳ nào đó không có sự thay đổi trong vòng một năm và với mỗi một đơn giao hàng mới sẽ được giao hàng đầy đủ khi hàng tồn kho về không. Bên cạnh đó là việc đặt hàng các sản phẩm, hàng hóa này sẽ có một giá cả hay chi phí cố định nhất định dù cho số lượng đặt hàng là bao nhiêu đi chăng nữa. Thêm vào đó sẽ là chi phí cho việc lưu trữ hàng trong kho hay còn gọi là chi phí nắm giữ. Thỉnh thoảng nó sẽ được biểu thị bằng chính tỷ lệ phần trăm của chi phí mua hàng.

Điều kiện để áp dụng phương pháp dự trữ theo mô hình eoq không bao gồm yếu tố nào sau đây:
Khái quát về EOQ

Chính vì thế, điều cần xác định ở đây chính là làm thế nào để có thể tối ưu được số lượng sản phẩm đặt hàng để có thể giảm thiểu chi phí cho việc mua hàng và giao sản phẩm hiện nay.

Để đề ra được giải pháp giải quyết các vấn đề này thì việc cần lưu ý chính là các thông số liên quan đến giải pháp đó. Có thể được nhắc đến như tổng nhu cầu về mặt hàng đó trong một năm, chi phí dùng để mua hàng cho các loại hàng hóa khác nhau, chi phí dùng để đặt hàng dành cho một mặt hàng cố định, cuối cùng là chi phí dùng để lưu trữ cho từng mặt hàng ở mỗi năm. Một điều lưu ý ở đây chính là số lần đặt hàng trong năm cũng có sự ảnh hưởng tới tổng chi phí cần phải bỏ ra, cho dù nó có thể được tham khảo từ những tham số khác.

3. Các biến và giả định trong mô hình EOQ

3.1. Các biến số trong EOQ

Điều kiện để áp dụng phương pháp dự trữ theo mô hình eoq không bao gồm yếu tố nào sau đây:
Những biến số

Để có thể sử dụng thành thạo mô hình EOQ thì người chịu trách nhiệm tính toán sẽ phải nắm chắc được các biến tồn tại trong mô hình này. Từ đó xác định được thông số cụ thể, tìm hiểu được mối quan hệ về các biến số để việc thực hiện tính toán trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Nếu không nắm chắc được kiến thức hay sự hiểu biết về mô hình này thì sẽ rất khó khăn trong việc áp dụng nó vào trong kinh doanh cũng như quản lý các mặt hàng tồn kho sau đó.

Các biến số cần được biết trong mô hình EOQ có thể được nói đến như:

- T: tổng chi phí tồn kho hàng năm

- P: đơn giá mua, đơn giá sản xuất

- Q: số lượng đặt hàng

- Q*: số lượng đặt hàng tối ưu

- D: lượng cầu hàng năm

- K: chi phí cố định cho mỗi đơn hàng

- h: chi phí nắm giữ hàng năm trên mỗi đơn vị hay còn gọi là chi phí lưu trữ hàng hóa hoặc chi phí vận chuyển.

Việc làm kế toán kho

3.2. Giả định trong mô hình EOQ

Điều kiện để áp dụng phương pháp dự trữ theo mô hình eoq không bao gồm yếu tố nào sau đây:
Giả định cần thiết

Mô hình này sẽ khá là dễ dàng để có thể áp dụng và thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh đó chính là việc cần phải có sự giả định về các yếu tố cho trước. Các giả định đó chính là:

- Đầu tiên, nhu cầu về mặt hàng, sản phẩm gần như được coi là cố định và xác định từ trước

- Về mặt thời gian thì thời gian từ khi đặt hàng cho tới khi nhận hàng là không đổi. Tức là nó nó đã được xác định từ trước trong khoảng thời gian bao lâu.

- Điều kiện tiên quyết chính là không được phép để xảy ra các hiện tượng như thiếu hàng

- Phần chi phí thì chi phí dùng cho việc đặt hàng là chi phí đã được ấn định và cố định, sẽ không có sự thay đổi. Chi phí này sẽ không có sự liên quan đến số lượng đặt hàng hay các chính sách chiết khấu về giá cả.

- Sản phẩm chỉ được là một loại duy nhất và không có trường hợp xét với việc có nhiều mặt hàng khác nhau. 

Từ các biến số và giả định trên, ta có thể áp dụng được mô hình EOQ trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các mặt hàng tồn kho hiện nay.

Điều kiện để áp dụng phương pháp dự trữ theo mô hình eoq không bao gồm yếu tố nào sau đây:
Các công thức trong EOQ

Áp dụng công thức EOQ cho một mặt hàng để có thể tìm thấy được điểm tối thiểu trong chi phí như sau:

Tổng chi phí = Chi phí mua hàng (chi phí sản xuất) + Chi phí đặt hàng + Chi phí nắm giữ

Trong công thức này thì ta có thể hiểu:

- Về chi phí dùng để mua hàng: là chi phí thể hiện sự biến đổi của hàng hóa. Thể hiện qua công thức: Đơn giá mua hàng x Lượng nhu cầu hàng năm hay P x D.

- Về chi phí đặt hàng: thể hiện qua công thức: K x D/Q

- Về chi phí nắm giữ: thể hiện số lượng trung bình trong kho, công thức: h x Q/2

Từ đó, ta có thể tính được tổng chi phí phải chi trong quá trình kinh doanh. 

Ta có thể sử dụng công thức tính lượng đặt hàng một mặt hàng  nào đó sao cho tổng chi phí lưu trữ ở mức thấp nhất.

Khi đó: Q* = √2DK/h

Dựa vào công thức này ta có thể tính toán được số lượng đặt hàng ra sao để chi phí lưu trữ ở mức thấp nhất có thể.

Điều kiện để áp dụng phương pháp dự trữ theo mô hình eoq không bao gồm yếu tố nào sau đây:
Nhằm tối ưu được số lượng sản phẩm

Mặc dù có lợi ích đóng góp cho việc tính toán để các doanh nghiệp có thể định lượng được số hàng cần thiết. Tuy nhiên, bản thân mô hình EOQ này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định trong lĩnh vực kinh doanh. 

Điều đầu tiên ta có thể nhận thấy chính là việc các đầu vào của công thức này cần có một giả định về nhu cầu của người tiêu dùng là không đổi trong ít nhất một năm. Đây chắc chắn là điều khó có thể thành sự thật vì nhu cầu con người mỗi lúc một khác và không thể nào chỉ cần một thứ một loại duy nhất được. Sự đổi mới là yếu tố bắt buộc trong sự vận động của xã hội ngày nay.

Thứ hai, phép tính này cũng giả định rằng cả chi phí đặt hàng và chi phí lưu trữ hàng hóa là không đổi. Chính lý do này đã gây khó khăn cho việc tính toán trở nên là không thể đối với một vài sự kiện kinh doanh cụ thể như: Việc thay đổi về nhu cầu của chính người tiêu dùng, sự thay đổi trong chi phí tồn kho theo mùa, sự mất doanh thu bởi do thiếu hàng tồn kho hoặc trường hợp giảm giá (clearance sale) mua hàng cho một công ty để có thể mua được số lượng hàng tồn kho lớn hơn.

Việc làm nhân viên quản lý kho

Điều kiện để áp dụng phương pháp dự trữ theo mô hình eoq không bao gồm yếu tố nào sau đây:
Một vài hạn chế trong EOQ

Từ mô hình EOQ truyền thống, ta có thể mở rộng mô hình này để có thể nhận biết thêm một số dấu hiệu để công việc quản lý hàng tồn kho cũng như kinh doanh trở nên tốt hơn.

- Giảm giá số lượng: Sẽ có 2 loại giảm giá số lượng chính là tất cả các đơn vị và gia tăng. Để có thể tìm được số lượng đặt hàng tối ưu theo các chiết khấu số lượng khác nhau thì người ta nên dùng thuật toán. Các thuật toán này cần được phát triển theo giả định rằng EOQ vẫn tối ưu với chiết khấu số lượng.

- Thiết kế lịch trình giảm giá số lượng tối ưu: Đây là công việc rất phức tạp và đòi hỏi người thực hiện cần tính toán thật cẩn thận. Điều này có phần đặc biệt bởi do nhu cầu của người tiêu dùng có phần không chắc chắn. Tạo ra một hiệu ứng gọi là “bullwhip ngược”, tức là sự không chắc chắn về nhu cầu có chiều hướng tăng lên thì lại làm giảm sự không chắc chắn về số lượng đặt hàng của họ với nhà sản xuất.

- Sắp xếp lại chi phí và nhiều mặt hàng: Một phần mở rộng từ EOQ sẽ bao gồm chi phí đặt hàng và các mục khác. Bên cạnh đó, khoảng thời gian đặt hàng kinh tế cũng có thể được xác định từ EOQ.

Điều kiện để áp dụng phương pháp dự trữ theo mô hình eoq không bao gồm yếu tố nào sau đây:
Sự mở rộng của EOQ

- Chất lượng không hoàn hảo: Xem xét vấn đề hàng tồn kho trong đó nhu cầu là xác định và có một phần các mặt hàng không hoàn hảo ở trong lô, được người mua chọn lọc sau đó đem bán với giá chiết khấu.

Việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh

Có thể nói, mô hình EOQ ngày nay đang khá được trọng dụng trong việc quản lý hàng tồn kho cũng như tính toán các chi phí liên quan trong lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, sự mở rộng của mô hình này cũng đem đến khá nhiều lợi ích cho người sử dụng.Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế nhất định của EOQ còn tồn tại. Mặc dù vậy, những lợi ích của nó chúng ta vẫn không thể phủ nhận được.

Mong rằng bài viết này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc về mô hình EOQ. Thông qua đó các bạn có thể hiểu được EOQ là gì cũng như đặc điểm về mô hình này. Từ đó, có thêm nguồn tri thức để có thể ứng dụng trong các lĩnh vực liên quan sau này.