Được mệnh danh là một trong tứ đại danh y của Trung Quốc là gì

Tứ đại danh y Trung Quốc gồm Biển Thước, “Thần y” đời hậu Hán Hoa Đà, “Y thánh” đời Minh Lý Thời Trân, “Phương tổ” Trung y Trương Trọng Cảnh.

Biển Thước

Biển Thước [ năm 407-310 trước Công nguyên ] họ Cơ, thị Tần, tên Việt Nhân, hiệu là Lư Y, là danh y thời Xuân Thu Chiến Quốc. Biển Thước quê ở quận Tam Xuyên [huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam hiện nay] nước Ngụy thời Xuân Thu Chiến Quốc. Do có y thuật cao siêu, ông được tôn vinh là Thần y, vì vậy, người dân lúc bấy giờ đã gọi ông theo danh hiệu “Biển Thước”, tức Thần y thời Hoàng Đế ghi trong thần thoại Thượng cổ, người đời sau cũng tôn vinh ông là ông tổ của Trung y học.

Hồi còn trẻ, Biển Thước học y ở Trường Tang Quân, chủ yếu kế thừa những y thuật và đơn thuốc cổ truyền, cấm lộ ra bên ngoài, ông giỏi về tất cả các khoa. Ví dụ như: phụ khoa đời Triệu, khoa tai-mũi-họng-răng-hàm mặt đời Chu, khoa nhi đời Tần, nổi tiếng gần xa. Biển Thước đã sáng tạo phương pháp chẩn đoán “vọng, văn, vấn, thiết” [nhìn, nghe, hỏi, sờ], đặt cơ sở chẩn đoán và phương pháp điều trị lâm sàng trong lĩnh vực Trung y.

Qua cuốn “Sử ký” Tư Mã Thiên và một số sách kinh điển của đời Tần, người ta có thể cảm nhận được cuộc đời vừa chân thật vừa truyền kỳ của Biển Thước. Tương truyền rằng, bộ sách Trung y kinh điển “Nan kinh” là tác phẩm của Biển Thước.

Hoa Đà

Hoa Đà [khoảng năm 145-208], là nhà y học nổi tiếng cuối đời Đông Hán, tự Nguyên Hóa, tên Phổ, dân tộc Hán, quê ở Bái Quốc Tiều [huyện Bột Châu tỉnh An Huy hiện nay]. Hoa Đà cùng với Đổng Phụng và Trương Trọng Cảnh [Trương Cơ] được tôn vinh là “Ba Thần Y Kiến An”.

Thời trẻ, Hoa Đà từng du học ở ngoài, miệt mài nghiên cứu y thuật mà không theo đuổi con đường làm quan. Hoa Đà có y thuật toàn diện, đặc biệt giỏi về ngoại khoa, phẫu thuật cao siêu, được người đời sau tôn vinh là “Thánh thủ khoa ngoại”, “Tổ sư khoa ngoại”.

Hoa Đà thông thạo nội khoa, phụ khoa, nhi khoa và châm cứu, trong đó giỏi nhất là khoa ngoại, dấu chân của Hoa Đà đi khắp các nơi An Huy, Hà Nam, Sơn Đông, Giang Tô… Hoa Đà từng tiến hành ca mổ bụng cho bệnh nhân sau khi gây mê bằng “Ma phị tản”, đó là ghi chép sớm nhất thế giới về ứng dụng thuốc gây tê toàn bộ cơ thể để tiến hành phẫu thuật cho người bệnh trong lịch sử y học thế giới.

Bên cạnh đó, Hoa Đà còn mô phỏng động thái của các động vật hổ, hươu, gấu, vượn và chim, sáng tác bài thể dục mang tên “Ngũ cầm chi hý”, hướng dẫn mọi người rèn luyện sức khỏe.

Về sau, ông bị sát hại do không hưởng ứng lời kêu gọi chinh chiến của Tào Tháo, tác phẩm “Thanh Nang Thư” của Hoa Đà đã thất lạc. Hiện nay, thành phố Thương Khưu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc còn có “Đền Hoa Đà” và một số di tích khác của ông.

Lý Thời Trân

Lý Thời Trân [năm 1518-1593], tự Đông Bích, được gọi là Lý Đông Bích. Hiệu là Tần Hồ, những năm về già tự đặt hiệu là Tần Hồ Sơn Nhân, quê ở Kỳ Châu Hồ Bắc[ nay là thị trấn Kỳ Châu huyện Kỳ Xuân TP Hoàng Cương tỉnh Hồ Bắc], dân tộc Hán, sinh năm thứ 13 Chính Đức Minh Vũ Tông [năm1518 ], mất năm thứ 22 Vạn Lịch Thần Tông [năm 1593]. Lý Thời Trân là nhà y học và nhà vật lý học vĩ đại thời cổ đại Trung Quốc.

Lý Thời Trân từng tham khảo hơn 800 sách y dược và học thuật hữu quan khác của các thời đại, đồng thời kết hợp kinh nghiệm và kết quả điều tra nghiên cứu của bản thân, bỏ ra 27 năm hoàn thành “Bản thảo Cương mục” gồm 52 cuốn, khoảng 1,9 triệu chữ.

“Bản thảo Cương mục” đã đưa vào 1.518 loại thuốc do rất nhiều y gia thu thập, tăng thêm 374 loại trên cơ sở của những người đi trước, tổng cộng gồm có 1.892 loại thuốc, trong đó 1.195 loài thảo dược; cả thảy thu thập 11.096 đơn thuốc của nhà y dược cổ đại và dân gian; kèm theo hơn 1.100 bức hình về cây dược liệu.

Bộ tác phẩm vĩ đại này đã hấp thụ tinh hoa từ tác phẩm bản thảo của các thời đại, nhằm dốc sức uốn nắn những sai lầm trước đây và bổ sung phần nào, đồng thời có rất nhiều phát hiện và đột phá quan trọng, là tác phẩm y dược học hệ thống nhất, hoàn chỉnh nhất và khoa học nhất Trung Quốc trước thế kỷ 16, nhận được sự đánh giá rất cao ở trong và ngoài nước, hiện nay, toàn tập hoặc một số tập của Bản thảo Cương mục đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.

Trương Trọng Cảnh

Trương Trọng Cảnh [khoảng 150-154 đến khoảng 215-219], tên Cơ, tự Trọng Cảnh, dân tộc Hán, quê ở huyện Niết Dương, quận Nam Dương, Đông Hán [nay thuộc vùng Đặng Châu và Trấn Bình TP Nam Dương tỉnh Hà Nam], là nhà y học vĩ đại thời Đông Hán Trung Quốc.

Trương Trọng Cảnh xuất thân trong một gia đình quan lại suy tàn, người cha Trương Tông Hán từng làm quan cho Triều đình. Do điều kiện gia đình đặc biệt, ngay từ thuở bé Trương Trọng Cảnh đã đọc rất nhiều sách. Sau khi đọc truyện Biển Thước chẩn đoán bệnh cho Thái Hoàn Công qua sử sách, Trương Trọng Cảnh rất khâm phục Biển Thước.

Trong suốt cả cuộc đời mình, Trương Trọng Cảnh luôn nghiêm khắc làm theo lời cổ huấn, hấp thu tinh hoa của các bên và bậc tiền bối các thời đại, viết nên tác phẩm y học bất hủ mang tên “Thương hàn tạp bệnh luận”, bộ sách này bao gồm cả lý luận, phương pháp, đơn thuốc và dược, mở ra tiền lệ về biện chứng luận trị, hình thành hệ thống tư tưởng y học Trung Quốc độc đáo, là tác phẩm kinh điển cần thiết dành cho người đời sau nghiên cứu và học tập Trung y, đóng vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của y học, Trương Trọng Cảnh được người sau tôn vinh là “Y thánh”, thậm chí còn xây đền thờ ông.

Biển Thước là một thầy thuốc trứ danh thời Chiến Quốc và được xem là một trong những danh y đầu tiên được ghi chép sớm nhất trong các thư tịch của lịch sử đất nước tỷ dân.

Tương truyền ông chính là người khai sinh ra phương pháp bắt mạch, là người đặt tiền đề quan trọng cho Đông y. Do tiếng tăm và các điển tích thần kỳ, về sau Biển Thước cùng Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được hậu thế xưng tụng là Tứ đại danh y của Trung Quốc cổ đại.

Ông còn có thể thực hiện các thao tác phẫu thuật và biết cách sử dụng thuốc để gây mê. Dựa trên các điều kiện y học và công nghệ lúc đó, các phương pháp điều trị như vậy đã là vô cùng tiên tiến. Đến cả Tư Mã Thiên cũng phải tôn sùng thầy lang này là thần y.

Chân dung thần y Biển Thước. Hình ảnh: Wikipedia

Vào thời đó, người đời thường truyền tụng câu chuyện ly kỳ về y thuật Biển Thước, đặc biệt là câu chuyện về cuộc phẫu thuật hoán đổi trái tim giữa Lỗ Công Hộ và Triệu Tề Anh. Sau đó cả hai người này đều khỏe mạnh và hết bệnh tật.

Với thế hệ trẻ đã từng ngồi trên ghế nhà trường ở Trung Quốc, chắc chắn ai cũng từng thuộc câu chuyện của Biển Thước trong sách giáo khoa lịch sử. Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của lịch sử y học của đất nước này.

Tuy nhiên, sau đó, Biển Thước đã bị xóa tên khỏi sách giáo khoa lịch sử, những bài viết, đoạn văn, bài thơ về ông đều "không cánh mà bay". Lúc ấy có rất nhiều người đặt ra câu hỏi và tò mò trước quyết định này của Bộ giáo dục Trung Quốc.

Câu trả lời có thể được tìm thấy trong một số cuốn sách cổ được khai quật ở 1 ngôi mộ tại tỉnh Tứ Xuyên.

Cuốn trúc thư trong ngôi mộ cổ

Vào năm 2013, một ngôi mộ có niên đại từ thời Xuân Thu Chiến quốc được phát hiện ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên trong quá trình xây dựng tàu điện ngầm. Trong lăng mộ này không có thứ gì giá trị, điều bất ngờ nhất là đội khảo cổ tìm thấy một số cuốn trúc thư trong lăng mộ, nội dung ghi trên đó là hồ sơ bệnh án của Biển Thước.

Sau khi xem xét kỹ, các chuyên gia xác định rằng đây là cuốn sách y học bị thất lạc từ lâu của Biển Thước.

Trong này có ghi chép quá trình ông chữa trị bệnh cho Thái Hoàn hầu và Tần Vũ vương. Sẽ không có gì là lạ ở đây cho đến khi mọi người phát hiện ra rằng Thái Hoàn hầu và Tần Vũ vương sống ở những thời đại khác nhau và cách nhau đến hơn 200 năm.

Những cuốn trúc thư thời Chiến quốc. Hình ảnh: Kknews

Tuổi thọ dài nhất của 1 người chỉ là 100 năm, mặc dù hiện nay không ít người có thể sống thọ hơn 100 tuổi. Nhưng với khoảng cách thời gian quá lớn như vậy, Biển Thước không thể sống đến hơn 200 tuổi để chữa bệnh cho hai người cùng một lúc. Không lẽ vị thần y này có thể điều chế ra loại thuốc trường sinh bất tử.

Vì vậy, đội khảo cổ cũng bắt đầu nghi ngờ thân phận của Biển Thước. Đương nhiên không thể loại trừ khả năng những cuốn trúc thư này là giả, có kẻ rắp tâm muốn làm nhiễu loạn thông tin lịch sử. Nhưng đến nay vẫn có 1 minh chứng khoa học đáng tin cậy nào về thân phận và sự tồn tại của vị thần y thần thông quảng đại.

Xét thấy các điểm kiến thức của sách giáo khoa lịch sử phải chặt chẽ và đúng sự thật, sau khi tổ chức 1 vài cuộc họp, cuối cùng bộ giáo dục đã đi đến kết luận là xóa Biển Thước khỏi sách giáo khoa và các sách khác.

Bức vẽ "Biển Thước tam huynh đệ". Hình ảnh: Sohu

Thậm chí các chuyên gia còn cho rằng cái tên Biển Thước thực chất là cái tên chung mà người ta gọi những bậc lang y cao tay thời bấy giờ chứ không phải 1 người cụ thể nào, giống như chúng ta gọi những người khám chữa bệnh là bác sĩ vậy. Đó có thể chỉ là một nhân vật hư cấu do người xưa dựng nên bởi suy cho cùng, truyền thuyết về Biển Thước vốn là của dân gian mà ra.

Đội khảo cổ cũng mong rằng trong tương lai có thể tìm thấy thêm các di vật lịch sử minh chứng rõ ràng hơn về sự tồn tại của vị thần y huyền bí này.

Diệu Thúy [Báo Tổ Quốc]

Video liên quan

Chủ Đề