Giải quyết tranh chấp đất đai là gì

Tranh chấp đất đai được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Trần Đình Tri.  Luật sư Trần Đình Tri - thuộc Đoàn luật sư Tp. HCM, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong các lĩnh vực chuyên môn như:

  • Tư vấn giải quyết các phát sinh trong hoạt động Đầu tư và kinh doanh bất động sản, cung cấp giải pháp mua bán hoặc cấp giấy chứng nhận cho Nhà đất xây sai phép; đang tranh chấp; nhà mua giấy tay; thừa kế có yếu tố nước ngoài; hết thời hiệu thừa kế; nguồn gốc tặng cho - cho mượn - chiếm hữu không rõ ràng …
  • Tư vấn giải quyết thủ tục liên quan đến Hôn nhân gia đình, thoả thuận về tài sản trước khi kết hôn, tranh chấp tài sản của vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài, thuận tình ly hôn nhanh…


>> Tư vấn miễn phí với Luật sư Trần Đình Tri.


Thế nào là tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật? Các dạng tranh chấp về đất đai nào phổ biến nhất hiện nay? Có những hình thức giải quyết tranh chấp đất đai nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời cụ thể nhất.

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai ban hành năm 2013, tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Đây là dạng tranh chấp phức tạp và thường xảy ra nhất. Do đó, trước khi giải quyết kiểu tranh chấp này, chúng ta cần xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến, thường xảy ra hiện nay.


Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến hiện nay

2. Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

Chủ yếu có 3 dạng tranh về chấp đất đai như sau:

Dạng 1: Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Đây là dạng tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Dạng tranh chấp này thường gặp các loại tranh chấp như sau:

-   Tranh chấp giữa những người sử dụng chung ranh giới giữa các vùng đất, có thể là tranh chấp ngõ đi hay ranh giới đất liền kề.

-     Tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.

-     Tranh chấp đòi lại đất hoặc tài sản gắn liền với đất.


Có 3 dạng tranh chấp đất đai chính

Dạng 2: Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Dạng tranh chấp này xảy ra khi các chủ thể thực hiện những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như:

-       Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng.

-   Cho thuê hoặc sử dụng đất tranh chấp liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, tái định cư,...

Dạng 3: Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

So với hai dạng tranh chấp trên thì dạng này ít gặp hơn. Dạng tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì? Tranh chấp này thường xảy ra khi chủ thể sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất.

3. 03 cách hòa giải tranh chấp đất đai mà người dân nên biết:

Sau khi đã tìm hiểu các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay, hãy cùng chúng tôi tìm hướng giải quyết cho vấn đề này nhé.

Khi xảy ra tranh chấp đất đai thì có nhiều cách giải quyết như thỏa thuận, hòa giải và khởi kiện. Dưới đây là 3 cách hòa giải tranh chấp đất đai phổ biến mà bạn nên biết. Tham khảo ngay!

Cách 1: Hòa giải tranh chấp đất đai

       Tự hòa giải:

Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”.

Đây là cách thức giải quyết tranh chấp đất đai được Nhà nước khuyến khích. Tuy nhiên, kết quả của cách hòa giải này còn phải phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.

       Hòa giải tại UBND cấp xã, phường:

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Đất đai ban hành năm 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.

Như vậy, nếu không thể tự hòa giải thì hai bên cần gửi đơn lên UBND cấp xã, phường nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Nếu vẫn không thể hòa giải được thì khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết.

Lưu ý:

-         Các dạng tranh chấp trong xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải.

-         Với các dạng tranh chấp liên quan về thừa kế quyền sử dụng đất;  chia tài sản chung của vợ  chồng,... thì không bắt buộc hòa giải [không phải tranh chấp đất đai].


Các cách hòa giải tranh chấp về đất đai 

Cách 2: Đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết

Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất [quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013] thì đương sự giải quyết theo một trong hai hình thức sau:

-    Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện có thẩm quyền.

-   Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Theo khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai ban hành năm 2013, những tranh chấp đất đai được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:

-     Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

-      Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

-    Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên nên thỏa thuận hoặc hòa giải để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Trường hợp không hòa giải được và chọn phương án khởi kiện tại Tòa án nhân dân thì các bên đương sự phải xem xét kỹ nội dung khởi kiện để đảm bảo có khả năng thắng kiện hay không. Trong trường hợp không am hiểu pháp luật thì bạn hãy thuê luật sư để được tư vấn và tăng khả năng thắng kiện.

4. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:

Đầu tiên, theo khoản 2, Điều 202, Luật Đất đai 2013 khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải, hòa giải tại cấp xã là thủ tục bắt buộc. Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã thì sẽ xảy ra 01 trong 02 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hòa giải thành [kết thúc tranh chấp đất đai]:

Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp 2: Hòa giải không thành:

Hòa giải không thành nếu muốn giải quyết việc tranh chấp thì theo 02 hướng sau:

Theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn 01 trong 02 hình thức giải quyết sau:

Cách 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh [tùy thuộc vào chủ thể tranh chấp]

Cách 2. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân [theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự].

5. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai:

Trình tự cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất có các bước như sau:

Tự hòa giải;

Hòa giải tại cơ sở [nếu có];

Giải quyết tranh chấp đất đai theo hình thức tố tụng dân sự tại UBND cấp tỉnh hoặc tòa án [nếu hòa giải không thành].

Cụ thể:

Giai đoạn 1: Thủ tục Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi các bên có tranh chấp về đất đai thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải với nhau. Nếu không tự hòa giải được thì các bên sẽ giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Đây là một thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp đất đai.

Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai:

1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a] Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

b] Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

c] Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp [theo kết quả xác minh, tìm hiểu]; ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

4. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Giai đoạn 2: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới nhất

Khi các bên tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì căn cứ theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Điều 203 Luật Đất đai 2013:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a] Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b] Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a] Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b] Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Luật sư Phạm Thị Nhàn tư vấn: Tranh chấp đất đai

Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế [năm 2006]; Khóa đào tạo Luật sư [năm 2007]; Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình. 

Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương [chia tài sản và giành quyền nuôi con] cho các thân chủ.

Luật sư Nguyễn Thanh Thanh tư vấn: Khi ly hôn thì tài sản được chia như thế nào?

Luật sư Nguyễn Thanh Thanh có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Tranh tụng, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Lao động, Kinh doanh, Thương mại.

Luật sư Nguyễn Thanh Thanh hiện là Luật sư điều hành của TP Law Firm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và tham gia tranh tụng, Luật sư Thanh đã giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách xuất sắc.

Nếu muốn tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai, bạn có thể liên hệ Luật sư Trần Đình Tri theo thông tin sau:

  • Điện thoại : 0961 477 522
  • Email: 
  • Địa chỉ: 441/15b Điện Biên Phủ, P.25, Bình Thạnh, Tp. HCM [gần ngã tư Hàng Xanh].

HỎI:GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI?

Chào luật sư. Nhà em có mảnh đất của ông cha để lại tổng diện tích là 360m2 và được chia làm hai sổ. Sổ đầu tiên thông tin như sau: diện tích đất là 275m2 đang thuộc quyền sở hữu của bố em không có tên mẹ trong sổ [bố em đã mất] sổ được cấp năm 1997. Sổ thứ hai thông tin như sau: 85m2 thuộc quyền sử hữu là ông nội không có tên bà trong sổ  [Ông nội đã mất]. Cho đến nay đã 10 năm tranh chấp giữa bà nội với bố em, bà muốn đòi lại 100m2 bên thổ nhà em. Sau nhiều năm tranh chấp không được, bà đã làm đơn và thông báo nhờ chính quyền đưa lên loa phát thanh thông báo tới nhà em giao nộp lại sổ đỏ để điều chỉnh lại và nếu sau 30 ngày ko giao lại sổ đỏ, sẽ có công văn gửi về nhà. Xin hỏi luật sư, trong trường hợp như nhà em nếu cố tình không giao nộp sổ đỏ thì chính quyền có làm gì được mình không và sổ đỏ có bị hủy không. Trong trường hợp nhà em như vậy, 2 bên không thoả thuận được thì nên phải làm như thế nào để giữ được sổ và đất. Rất mong được luật sư tư vấn. Xin trân thành cám ơn.

Luật sư Dương Hoài Vân tư vấn về tranh chấp đất đai như sau:

Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì ông bạn, bố bạn đã qua đời không rõ có để lại di chúc hay chỉ nói miệng. Do đó, theo quy định tại điều 629 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di chúc bằng miệng như sau:

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Như vậy, trong trường hợp nếu không có di chúc và việc nói miệng của ông bạn, bố bạn chỉ được coi là hợp pháp nếu như đáp ứng quy định nêu trên.

Vì bạn không cung cấp đầy đủ thông tin nên chúng tôi không thể kết luận việc ông bạn, bố bạn trước khi mất có lập di chúc hợp pháp hay không? Giả sử trong trường hợp di chúc của ông bạn và bố bạn là hợp pháp thì di sản thừa kế mà ông bạn, bố bạn để lại sẽ được chia theo đúng di chúc và việc bà bạn đòi đất là không có căn cứ. Còn trong trường hợp di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được chia theo pháp luật và việc kiện để đòi lại mảnh đất là có căn cứ.

Ngoài ra việc bà bạn làm đơn và nhờ chính quyền đưa lên loa phát thanh yêu cầu nộp sổ đỏ là không có căn cứ pháp luật và trái với trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú [Tầng 2].

Trân trọng.

HỎI:GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI?

Chào luật sư, gia đình tôi được thừa kế mảnh đất từ bà ngoại tạm gọi mảnh đất tên là A. Cạnh bên có 1 mảnh đất tên B. Giữa 2 mảnh có đường lằn ranh chữ L, cách đây gần 30 năm giữa hai chủ đất A và B có xảy ra tranh chấp lằn ranh và được UBND xã giải quyết mâu thuẫn. Sau đó, 2 bên thống nhất lằn ranh và xây dựng bờ rào tường giữa 2 mảnh. Sau này mảnh đất B được người chủ bán đi, qua hai lần bán thì người chủ hiện thời nói mảnh đất B mà họ sở hữu bị thiếu diện tích so với sổ hồng và kiện chúng tôi nói là chúng tôi chiếm đất họ. Trong khi lằn ranh mấy chục năm nay vẫn vậy. Như vậy thì hành động của họ có đúng luật không và gia đình tôi nên xử lý thế nào. Xin chân thành cảm ơn luật sư đã tư vấn.

Luật sư Dương Hoài Vân tư vấn về tranh chấp đất đai như sau:

Về vấn đề pháp lý của bạn, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, trong trường hợp này bạn có thể làm việc tự hòa giải với bên kia. Trong trường hợp hai bên không tự hòa giải được bạn có thể làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến UBND xã nơi có đất để giải quyết. Nếu hòa giải không thành bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 [Luật sư Dương Hoài Vân] hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú [Tầng 2].

Trân trọng.

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Video liên quan

Chủ Đề