Giao dịch viên ngân hàng cần làm gì

Giao dịch viên là một trong những vị trí công việc quan trọng nhất trong mỗi ngân hàng bởi họ là những người làm việc và tương tác trực tiếp với khách hàng. Công việc của họ là hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính như chuyển tiền, vay vốn, gửi tiết kiệm, mở thẻ,... Giao dịch viên ngân hàng phải có vốn kiến thức toàn diện về hệ thống, cơ chế hoạt động và chính sách của ngân hàng nơi mà họ đang làm việc.

Việc làm Giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên ngân hàng cần đảm nhận nhiệm vụ gì?

I. Mô tả công việc của giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên là hình ảnh của ngân hàng và chịu trách nhiệm tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Họ phải giúp cho khách hàng cảm thấy an toàn khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình, giải đáp thắc mắc của khách hàng và giới thiệu dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng.
Mục tiêu của họ là cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất để họ tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình cho tất cả mọi giao dịch tài chính. Khác với công việc của giao dịch viên bưu điện hay giao dịch viên Viettel, mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng bao gồm:

  • Nhận và kiểm đếm tiền mặt trước mỗi ca làm việc.
  • Tiếp nhận, xử lý tiền gửi từ khách hàng; kiểm tra tính chính xác của các phiếu gửi tiền.
  • Xử lý yêu cầu rút tiền mặt của khách hàng.
  • Thực hiện các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng khác như các lệnh chuyển tiền, đổi ngoại tệ,...
  • Cung cấp dịch vụ cho khách hàng như mở thẻ ngân hàng, mở tài khoản,...
  • Nhận và xác minh thanh toán khoản vay, thanh toán thế chấp và thanh toán hóa đơn.
  • Ghi lại tất cả các giao dịch một cách kịp thời, chính xác theo đúng quy trình, thủ tục ngân hàng.
  • Cân đối tiền và séc sẵn có vào cuối ca làm việc.
  • Giải đáp các thắc mắc liên quan đến dịch vụ mở tài khoản tiết kiệm, cho vay tài chính cá nhân và các dịch vụ khác của ngân hàng.
  • Giải quyết các vấn đề và sự cố với tài khoản của khách hàng.
  • Giải đáp, tư vấn và góp phần quảng bá dịch vụ ngân hàng tới khách hàng.
  • Tìm kiếm cơ hội giới thiệu và phát triển các dịch vụ ngân hàng.
  • Đảm bảo tuân thủ tất cả các quy định kiểm soát nội bộ, các chính sách và quy trình làm việc đã thiết lập trong ngân hàng.

Kỹ năng giao dịch viên ngân hàng cần có

II. Giao dịch viên ngân hàng cần những kỹ năng gì?

Để trở thành một giao dịch viên ngân hàng, bên cạnh việc được đào tạo các nghiệp vụ bài bản qua trường lớp, bạn còn cần phải có những kỹ năng như:

  • Kỹ năng quản lý tiền mặt.
  • Khả năng cung cấp dịch vụ khách hàng.
  • Kỹ năng máy tính và tin học văn phòng.
  • Khả năng tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
  • Kỹ năng tính toán tốt.
  • Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tốt.
  • Cẩn thận và tỉ mỉ.
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.
  • Quyết đoán và có thể giải quyết vấn đề nhanh gọn.
  • Trung thực và đáng tin cậy.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Khả năng chịu áp lực công việc cao.

Giao dịch viên ngân hàng là những người có kỹ năng giao tiếp tốt, bình tĩnh trước mọi tình huống và luôn sẵn lòng trả lời bất cứ câu hỏi nào từ phía khách hàng. Họ cũng phải là người thông minh, có kỹ năng tính toán tốt và đáng tin cậy do được nắm giữ số lượng tiền và thông tin cá nhân khách hàng cực lớn.
Để ứng tuyển việc làm giao dịch viên ngân hàng, các bạn không thể bỏ qua những mẫu CV xin việc giao dịch viên ngân hàng được cập nhật chi tiết và đầy đủ trên Joboko.com. Hãy tìm hiểu và tạo cho mình một bản CV hoàn thiện với đầy đủ thông tin, thể hiện được sự chuyên nghiệp cũng như chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng nhất nhé.

CV xin việc giao dịch viên ngân hàng

Vì những yêu cầu đề cập bên trên mà phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng được coi là một trong những cuộc phỏng vấn căng thẳng nhất. Nhà tuyển dụng sẽ không ngừng đặt ra các câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng hóc búa để tìm ra điểm mạnh của ứng viên. Chính vì vậy, bạn hãy trang bị cho mình kỹ năng phỏng vấn tốt để chinh phục được nhà tuyển dụng nhé. Một số việc làm ngành ngân hàng bạn cũng nên tìm hiểu để có nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho mình.

Top việc làm ngành Ngân hàng

MỤC LỤC:
I. Mô tả công việc của giao dịch viên ngân hàng
II. Giao dịch viên ngân hàng cần những kỹ năng gì?

Giao dịch viên được làm việc trong môi trường ngân hàng chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội thăng tiến. Đây là một trong những ngành nghề được quan tâm nhất trên thị trường.

Vậy cụ thể các giao dịch viên cần có những kỹ năng gì, kỹ năng nào là quan trọng nhất để hoàn thành công việc tốt nhất? Mời bạn cùng Glints tìm hiểu nhé.

Công việc của một giao dịch viên ngân hàng là gì?

Giao dịch viên là những nhân viên thường trực tại các quầy giao dịch của ngân hàng, tiếp xúc và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến giao dịch của khách, có thể là khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Một giao dịch viên có thể xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho ngân hàng, tạo ra vũ khí cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Giao dịch viên luôn niềm nở với khách hàng, mang lại giá trị cho ngân hàng

Vị trí giao dịch viên có vai trò quan trọng, bởi cách ứng xử và thái độ của bạn sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp, phản ánh hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng.

Từ đó, khách hàng có thể nhận định về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng lâu dài. 

Nhìn chung, công việc của một giao dịch viên ngân hàng bao gồm:

  • Đón tiếp, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để kịp thời tìm phương án hỗ trợ
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng các thông tin về sản phẩm, dịch phù hợp với nhu cầu khách hàng.
  • Thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của khách.
  • Hạch toán chứng từ liên quan, cân đối các khoản thu chi theo yêu cầu của cấp trên, hoặc nhu cầu của khách.
  • Xây dựng mối quan hệ lâu dài và chăm sóc khách hàng thật tốt.

Giao dịch viên mỗi ngày đều phải làm việc với số lượng lớn khách hàng

Giao dịch viên là bộ phận đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc. Khu vực này có nhiều khả năng xử lý được các vấn đề tài chính của khách, do vậy số lượng khách hàng đến ngân hàng sẽ khá đông. Công việc trong ngày cũng cần tiến độ nhanh để hoàn thành.

Những áp lực từ quy trình làm việc, áp lực không được sai sót, áp lực phải đáp ứng kỳ vọng khách hàng, áp lực thời gian, áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu được giao

Một giao dịch viên giỏi phải chịu được áp lực về thời gian, cũng như số lượng việc trong ngày, hoặc những áp lực vô hình mà cấp trên và khách hàng tạo ra.

Nếu dễ bực dọc, không kiên trì, tâm lý dễ bị tác động,  ảnh hưởng đến thái độ khi tiếp xúc khách hàng. Bạn cần rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ thật chắc chắn để sẵn sàng cho những áp lực sẽ đến.

Có ngoại hình ưa nhìn

Một trong những yếu tố không thể thiếu để trở thành giao dịch viên trong ngân hàng, đó là ngoại hình.

Khi đi làm, bạn cần mặc trang phục chỉnh tề, gọn gàng, luôn cười nhẹ nhàng, gần gũi. Vẻ ngoài tươi tắn dễ mang lại thiện cảm cho nhà tuyển dụng và những khách hàng khó tính, dễ tạo nên nhiều thành công và làm tăng độ uy tín của ngân hàng.

Luôn mỉm cười khi khách đến, gây thiện cảm tốt

Sự giao tiếp khéo léo của giao dịch viên sẽ mang lại một hình ảnh tốt đẹp cho ngân hàng, dễ thuyết phục những khách hàng khó tính.

Biết cách giao tiếp khiến cho bầu không khí trở nên thân thiện, bạn cũng sẽ dễ nhận được sự yêu mến và tin tưởng từ khách hàng, cũng như cấp trên của mình. 

Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp khách hàng trải nghiệm sự chuyên nghiệp, mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp cũng được phát triển tốt hơn. 

Bạn cần giao tiếp rõ ràng, rành mạch và mang tính thuyết phục bằng cách lựa chọn từ ngữ và ngôn ngữ cơ thể phù hợp.

Chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm cao

Công việc của một giao dịch viên đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, chăm chỉ, và có tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi ngày, bạn làm tròn trách nhiệm, có nhận thức về các công việc mình phải làm, sẽ giúp bạn dễ thăng tiến và có sự sắp xếp hợp lý.

Với thái độ làm việc nghiêm túc và hăng say, biết tập trung để ý các chi tiết, giúp bạn tránh sai sót với các con số, công việc cũng hoàn thành nhanh chóng và ít bị nhầm lẫn.

Tác phong chuyên nghiệp

Giao dịch viên cần có tố chất chuyên nghiệp, sự nhạy bén, hoạt bát, cùng với tác phong chuyên nghiệp để mang lại hình ảnh cho bản thân nói riêng, và ngân hàng nói chung.

Tác phong chuyên nghiệp được thể hiện qua thái độ, phong cách làm việc của bạn như sau.

  • Luôn tuân thủ các quy trình, quy định mà ngân hàng yêu cầu.
  • Tiếp nhận các đánh giá về bản thân và cải thiện hoặc phát huy.
  • Có ý thức và luôn tuân thủ thời gian, không để trễ nãi giờ với sếp hoặc khách hàng.
  • Luôn đặt mình trong mọi tình huống để học hỏi và trau dồi bản thân

Với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và công ty tài chính, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, văn hoá kinh doanh, cũng như phong cách giao dịch viên ngân hàng sẽ là một điểm cộng để thu hút lượng khách hàng khá lớn.

Trung thực và tính tỉ mỉ

Khi khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính tại ngân hàng, chứng tỏ họ có niềm tin vào ngân hàng rất lớn.

Do đó, giao dịch viên cần phải hết sức trung thực và cẩn thận trong mọi giao dịch, chỉ cần sái sót một bước hoặc một con số không, có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Điều này không những ảnh hưởng đến bản thân, mà cũng tạo nên sự mất uy tín của ngân hàng với khách. 

Sự trung thực và tính tỉ mỉ là vô cùng cần thiết. Hãy luôn tâm niệm và rèn luyện quan sát các tiểu tiết, nhạy bén với những chi tiết hằng ngày để trở thành một giao dịch viên sáng giá nhé.

Luôn quan sát thật kỹ các chi tiết, con số

Thật ra, một giao dịch viên giỏi đều cần tất cả những kỹ năng trên, không kỹ năng nào là quan trọng nhất và có thể thay thế cho các kỹ năng khác để hỗ trợ công việc của bạn.

Tất cả mọi kỹ năng đều quan trọng như nhau. Nếu thiếu một trong những kỹ năng trên, công việc của bạn sẽ dễ dẫn đến sai sót, không thể làm tròn trách nhiệm của mình.

Các kỹ năng sẽ bổ trợ cho công việc của bạn trở nên suôn sẻ. Sự giao tiếp tốt giúp khách cảm thấy dễ chịu hơn khi đến quầy giao dịch. Khả năng xử lý tình huống sẽ giúp bạn tổng hợp thông tin, xử lý đúng quy trình, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách.

Do vậy, bạn hãy cố gắng rèn luyện các kỹ năng hằng ngày để thành thạo trong nghiệp vụ, trở thành một giao dịch viên giỏi nhất. 

Đọc thêm: Cách Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định Chỉ Với 6 Bước 6 Kỹ Năng

Cơ hội và thách thức khi làm giao dịch viên

Ngành nghề giao dịch viên trong ngân hàng có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp, song song đó, cũng đòi hỏi bạn phải rèn luyện mình trước những thách thức mới.

Các cơ hội mà ngành giao dịch viên mang lại.

  • Môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp: Đây là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, là bộ mặt của ngân hàng, do vậy sẽ tụ họp nhiều con người hoạt bát và năng động để tạo nên một môi trường trẻ, nhiều nhiệt huyết.
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và phát triển các mối quan hệ mới: Chăm sóc khách hàng qua lời nói, mềm mỏng và khéo léo, giúp bạn rèn luyện giao tiếp hằng ngày.
    Điều này tạo cơ hội cho giao dịch viên chia sẻ và gặp gỡ nhiều khách hàng tiềm năng, từ đó mở rộng các mối quan hệ của mình.
  • Chế độ lương thưởng, đãi ngộ cao: Có thể nói ngành nghề này khá ổn định, có mức lương tốt và mức thưởng xứng đáng.
  • Dễ dàng thăng tiến trong công việc: Tuỳ vào sự đóng góp và năng lực trau dồi sau một thời gian làm việc, bạn hoàn toàn có khả năng thăng tiến sang các vị trí cao hơn, từ đó mức lương thưởng cũng được cải thiện, hưởng những quyền lợi mới.
  • Được học hỏi và rèn luyện nhiều về chuyên môn và kỹ năng: Có cơ hội thực hành các chuyên môn, giúp bạn tự tin hơn trong việc thuyết phục khách hàng, mang lại trải nghiệm tốt cho bản thân và cả khách hàng.

Tuy vậy, giao dịch viên vẫn phải chịu nhiều áp lực vô hình khác.

  • Áp lực về thời gian: Mỗi ngày, ngân hàng có rất nhiều giao dịch cần xử lý, lại yêu cầu sự tỉ mỉ cao, do đó bạn cần sắp xếp và làm việc với tốc độ nhanh chóng, nhưng không được sai sót.
  • Áp lực về doanh số: Mỗi vị trí đều có chỉ tiêu doanh số để thúc đẩy sự phát triển, tạo nên sự phấn đấu của các giao dịch viên trong nhóm.
  • Áp lực về trách nhiệm công việc: Ngân hàng liên quan trực tiếp đến tiền bạc, nếu sai sót về tiền hoặc các giao dịch, giao dịch viên phải chịu trách nhiệm, và rất có thể phải đền bù.

Kết luận

Với những thông tin cơ bản trên, Glints hy vọng bạn sẽ hiểu được một giao dịch viên cần có những kỹ năng gì, có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp ra sao, nhằm đưa ra lựa chọn ngành nghề cho mình thật sáng suốt.

Tác Giả

Video liên quan

Chủ Đề