Giêsu có nghĩa là gì

Ít ai biết rằng Dòng Tên, hay còn gọi là Dòng Chúa Giê-su, là hội dòng lớn nhất hiện diện trong Giáo Hội Công Giáo. Hiện nay, dòng có hơn 16.000 tu sĩ. Dòng được thánh I-nha-xi-ô Loyola sáng lập cách đây hơn 480 năm, và nền linh đạo của Dòng vẫn tiếp tục cuốn hút hàng ngàn vạn người.

Cha. ANTONIO SPADARO

Linh mục dòng Tên

“Khi tôi gặp các tu sĩ Dòng Tên, điều làm tôi ấn tượng là họ đã sống một cuộc đời thật đáng sống. Đồng thời, tôi cũng thực sự ấn tượng bởi kinh nghiệm linh thao, bởi những bài tập linh thao. Khi làm linh thao, tôi khám phá ra rằng đó là điều tôi khao khát thực hiện trong đời sống của mình.”

Cha Antonio Spadaro là một trong số những người hoạt động tích cực nhất trên các mạng xã hội. Ngài điều hành tạp chí “La Civiltà Cattolica,” một trong những tạp chí tri thức lâu đời nhất do dòng Chúa Giê-su lập nên.

Cha. ANTONIO SPADARO

Linh mục dòng Tên

“Thật khó để mô tả đời sống của một Giê-su hữu, vì mỗi người mỗi khác nhau. Có người chuyên nghiên cứu hay giảng dạy; có người phục vụ di dân, phục vụ người nghèo; có người làm việc trong văn phòng, và cũng có những người làm các công việc mục vụ khác. Điều đáng ngạc nhiên nhất trong dòng Chúa Giê-su là mỗi người trong chúng tôi đảm nhận những công việc khác nhau. Không có Giê-su hữu kiểu mẫu, nhưng mỗi người sẽ trao ban các khả năng mình đã lãnh nhận.”

Để hiểu hơn về điều này, chúng ta cần biết rằng, ngoài các giáo xứ và các sứ vụ, dòng Tên hiện có 231 trường học trên toàn thế giới, có tổ chức JRS [Jesuit Refugee Service] hiện đang giúp đỡ ít nhất là nửa triệu người tại 57 quốc gia.

Cha Spadaro cho hay, một đặc nét chung của các Giê-su hữu chính là kinh nghiệm sâu sắc về Linh thao. Trong Linh thao, họ khám phá ra mình là “những tội nhân được Thiên Chúa thương cứu.”

Cha. ANTONIO SPADARO

Linh mục dòng Tên

“Thánh I-nha-xi-ô không phải là người sáng lập Dòng Tên theo nghĩa cổ xưa của thuật từ này. Ngài đã sống kinh nghiệm Linh thao và chia sẻ kinh nghiệm ấy với bạn hữu của ngài, chia sẻ với những người học cùng lớp, là những người đã cùng ngài chia sẻ học phí, lương thực, bài vở…Dần dần, nhóm bạn trở nên hiệp nhất và quyết định đi đến Đất Thánh để làm tông đồ.”

Nhưng vì không có tàu đến Đất Thánh, I-nha-xi-ô và các bạn đã đồng lòng đặt mình hoàn toàn trong tay Đức Thánh Cha để lao tác tại những nơi Giáo Hội đang cần.

Vâng phục Đức Thánh Cha là lời khấn thứ tư của họ, cùng với các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục.

Kể từ đó, căn tính của các Giê-su hữu là sự ứng trực, không ngại đi tới các biên cương và luôn luôn vâng phục Đức Thánh Cha.

Chuyển ngữ: Quang Khanh, S.J.

Nguồn: Rome Reports 14-10-2016

1. Giê-su nghĩa là "Thiên Chúa cứu rỗi"a- Vì sao Thiên Chúa Cứu rỗi?Trong Kinh Thánh, tên gọi thường liên hệ với lai lịch của một người.Sự kiện đầu tiên nói về lai lịch của Đức Giê-su đó là tên gọi mà thiên sứ bảo ông Giu-se phải đặt cho Ngài: "Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ" [Mt 1,21]. Như vậy thiên sứ đã cho thấy Đức Giê-su là Đấng Cứu Chuộc nhân loại.Nguồn gốc: Nhìn lại từ Khởi nguyên, Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Ông Adam và bà Eva là tổ phụ của loài người, không nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái của "cây biết điều thiện điều ác" [trái cấm], nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa đàng. Hai người này truyền tội lỗi [gọi là tội tổ tông, nguyên tội] cho con cháu là loài người. Bởi loài người mang tội, Đức Giêsu [vị Thiên Chúa Cứu rỗi] vì yêu thương nhân loại, nên đã giáng trần để loài người được hòa giải với Thiên Chúa.Minh định: Ngày đó Đức Giê-su gặp một phụ nữ cạnh bờ giếng bên ngoài một ngôi làng. Ngài đã làm cho bà hết sức ngạc nhiên đến nỗi bà chạy về làng và nói với dân làng: "Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao?" [Ga 4,29]. Họ kéo đến và xin Ngài dạy dỗ họ. Sau khi nghe giảng xong, dân làng nói với nhau: "Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian" [Ga 4,42]. Lại nữa sau khi Đức Giê-su trở về với Chúa Cha, thánh Gio-an viết cho các Ki-tô hữu sơ khai như sau: "Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa... Đó là Chúa Cha đã sai Con của Người đến làm Đấng cứu độ thế gian" [1 Ga 1,3 ; 4,14].- trước hết, chính trong bối cảnh tội lỗi mà Chúa Giê-su cứu chúng ta khỏi họa bị hủy diệt. Ngài cứu chúng ta khỏi sự chết: "Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết... Cho nên, cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống" [Rm 5,12.18]. Vậy Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế vì Ngài cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết.b- Chúng ta được cứu rỗi để làm gì?Được rửa tội trong Đức Ki-tô, chúng ta trở nên chi thể của Nhiệm Thể Ngài và được ban sự sống mới trong Ngài. Điều này đưa chúng ta sang khía cạnh thứ hai của sứ mệnh cứu chuộc của Đức Giê-su: Ngài cứu chuộc chúng ta để làm gì?- Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta được củng cố để tiếp tục công cuộc cứu chuộc mà Đức Giê-su đã khởi sự. Chúng ta đã được cứu khỏi tội lỗi để làm công việc tái tạo trần gian mà tội lỗi đã phá hủy, để hoàn tất triều đại của Thiên Chúa. Những ai nhận Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế thì đều trở nên phần tử trong công cuộc làm thay đổi trần gian. Do đó trách nhiệm của chúng ta lúc này là hãy đem Nước Chúa đến cho mọi người.

2. danh hiệu: Chúa & Con Thiên Chúa.

a- Đức Giê-su là Chúa.Sau khi nghe Chúa nói "Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin". Lập tức Tô-ma quỳ sụp xuống và nói: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" [Ga 20, 27-28]. Kể từ giây phút đó cho đến nay, từ ngữ Chúa trở thành một danh hiệu dành riêng để gọi Đức Giê-su. Trong bài giảng sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, thánh Phê-rô nói về Đức Giê-su như sau: "Thiên Chúa đã đặt Người [Đức Giê-su] làm Đức Chúa và làm Đấng Ki-tô" [Cv 2,36]. Thánh Phao-lô viết cho tín hữu Rô-ma: "Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ" [Rm 10, 9].b- danh hiệu Con Thiên Chúa.Danh hiệu thứ hai họ gọi Đức Giê-su để biểu lộ đức tin vào thiên tính của Ngài, đó làChúa Con, hay con Thiên Chúa. Mác-cô mở đầu sách Tin Mừng bằng câu: "Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa". Và cũng để kết thúc sách Tin Mừng, Mác-cô ghi lại việc viên đội trưởng Rô-ma sau khi chứng kiến cuộc tử hình của Đức Giê-su đã phải thốt lên: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa" [Mc 15, 39].Học hỏi kỹ những sách Tin Mừng, chúng ta thấy các tác giả dùng danh hiệu Con Thiên Chúa với ý nghĩa khác hẳn các tác giả Cựu Ước. Danh hiệu Con Thiên Chúa được dùng để gọi Đức Giê-su hiểu theo nghĩa rõ ràng, đích thực, chứ không phải theo nghĩa ám chỉ như thời Cựu Ước.

3. Đức Giê-su là Ngôi Lời.

Tựa mở đầu sách Tin Mừng thánh Gioan viết: "Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người" [Ga 1, 1-14].Đức Giê-su là Lời của Thiên Chúa đã mặc lấy thân xác con người và sống giữa chúng ta. Ngôi Lời hiện diện, giảng dậy, yêu thương và mạc khải: Tỏ lộ cho chúng ta những  điều chúng ta chưa bao giờ biết. Ngài mạc khải không những qua những gì Ngài nói, mà còn qua những gì Ngài thể hiện. Thư gửi tín hữu Do-thái nói về Đức Giê-su như sau: "Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa" [Dt 1,3]. Chính Đức Giê-su cũng nói: "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha" [Ga 14,9]. Cho nên, điều mà không thể có trong lịch sử nhân loại là Ngài đã làm cho Thiên Chúa hiện diện trong thân xác con người cách sống động như thánh Gioan viết: "Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng ... để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người. Những điều này, chúng tôi viết ra để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn" [Ga 1,1-4].* Cùng trong ý nghĩa ấy, chta lại còn có thể hiểu Ngôi Lời chính là Lời của Thiên Chúa vì Ngài mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta. Ngài còn làm cho chúng ta nhận thức được chính chúng ta một cách rõ ràng hơn. Ngài là hình ảnh toàn hảo của một con người mà mỗi người chúng ta phải cố gắng đạt tới. Qua Ngài, chúng ta thấy rằng với bản năng của một con người, chúng ta có thể vượt thắng mọi khó khăn để trở nên hoàn hảo. Nhân tính của Đức Giê-su đã chứng minh điều đó. Tất cả những gì Ngài đã làm, chúng ta đều có thể học và làm theo Ngài, chẳng hạn như yêu thương kẻ thù, tha thứ cho kẻ bách hại ta, làm bạn với kẻ bị ruồng bỏ, và có khả năng thay đổi người khác bằng ánh mắt hay lời nói.Tóm lại: Đức Giê-su là Lời của Thiên Chúa theo hai ý nghĩa. Qua bản tính Thiên Chúa, Ngài hé mở cho chúng ta hiểu được Thiên Chúa. Qua bản tính loài người, Ngài thể hiện mức độ hoàn hảo của con người mà chúng ta đều có thể trở thành - nếu chúng ta mở lòng đón nhận lời giảng dạy của Ngài và nhờ ơn Thánh Thần của Ngài biến đổi cuộc sống mỗi ngày của chta.

4. Đức Kitô [từ ngữ Hy Lạp] hay Đấng Messiah [Mê-si-a].

Vào một thời điểm quan trọng trong Tin Mừng, đó là biến cố tại Xê-da-rê Phi-líp-phê khi Đức Giê-su hỏi Phê-rô "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" và Phê-rô đã trả lời "Thầy là Đấng Ki-tô" [Mc 8,29]. Ki-tô nghĩa là "Đấng được xức dầu". Từ "Kitô" xuất phát từ chữ Khristos trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch từ chữ Messiah trong tiếng Hebrew [Híp-ri - Do Thái cổ ngữ]. Từ ngữ này dùng để chỉ về một người được Thiên Chúa tuyển chọn và giao phó cho một sứ mệnh.*Lần đầu tiên Đức Giê-su nói về chính Ngài là Đấng được xức dầu là khi Ngài ở trong hội đường Na-da-rét. Ngài đọc đoạn Kinh Thánh trích sách ngôn sứ I-sai-a: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha,cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức,công bố một năm hồng ân của Chúa" [Lc 4,18-19]. Rồi Đức Giê-su đã thốt lên những lời đáng nhớ sau đây: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe" [Lc 4,21]. Đức Giê-su đã coi mình như người được Thiên Chúa trao cho sứ vụ "cứu chuộc" đặc biệt.*Việc Đức Giê-su được "xức dầu" đã xảy ra trong dịp Ngài chịu phép rửa, khi ấy tầng trời mở ra, Thánh Thần ngự xuống trên Ngài và có tiếng từ trời phán: "Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con" [Lc 3,22]. Sau này, khi nói với dân chúng về biến cố ấy, ông Phê-rô giảng rằng: "Quý vị biết rõ... Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỉ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người" [Cv 10,36-38].- Vậy: Danh hiệu Mê-si-a chỉ về Đức Giê-su là Đấng được Thiên Chúa hứa ban cho nhân loại để thi hành sứ vụ cứu chuộc họ.Từ này được thấy lần nữa trong Cựu-ước [Đn 9:25-26] ám chỉ một vị được uỷ nhiệm bằng việc xức dầu thánh hiến, do Thiên Chúa sai đến [Đấng Thiên Sai] tạo hạnh phúc cho dân Ngài hay là để cứu rỗi dân Ngài.- Cũng từ đó ta có từ "Kitô hữu" có nghĩa là "người có Chúa Kitô hiện hữu [ở trong]", hay "người thuộc về Chúa Kitô".

5. Emmanuel [Em-ma-nu-ên] hay Immanuel.

Là một trong những danh hiệu của Chúa Jesus. Trong tiếng Anh, chữ này được viết là Immanuel. Danh hiệu Em-ma-nu-ên có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Danh hiệu Em-ma-nu-ên xuất hiện ba lần trong Thánh Kinh: hai lần trong Cựu Ước [Is 7:14, 8:8] và một lần trong Tân Ước [Mt 1:23]. Vua Đa-vít đã chia sẻ kinh nghiệm được Chúa ở cùng như sau: Khi có Chúa bên cạnh, ông không phải lo lắng gì; thậm chí có lúc ông đang đi giữa hiểm nguy có thể mất mạng, Đa-vít không sợ hãi vì Chúa bảo vệ ông [Tv 23:1-4].Người Do Thái tự hào họ là tuyển dân của Đức Chúa Trời. Họ có Chúa ở cùng. Lịch sử Do Thái ghi lại những kinh nghiệm thắng trận nhờ Chúa ở với họ.

*Đức Giêsu Kitô: Đấng Em-ma-nu-en:  Ngài là Thiên Chúa hiện thân làm người. Ngài đến thế gian sống giữa loài người và ở với loài người, như Tiên tri Isaia đã dự báo trong Cựu Ước. Ngài không chỉ cứu loài người ra khỏi cảnh cơ hàn, nhưng đến thế gian để cứu loài người ra khỏi quyền lực của tội lỗi. Thánh Matthêu đã giải thích danh hiệu Em-ma-nu-ên trong ý nghĩa Thiên Chúa ở cùng chúng ta chỉ về Đức Giêsu: “Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn xứ: Này đây, Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” [Mt 1:22-23].

Video liên quan

Chủ Đề