Hach toán tiền khach hang chuyen thieu số lẻ tt200 năm 2024

Kính gửi: Vụ Chế độ kế toán, Bộ Tài chính. Doanh nghiệp chúng tôi triển khai chương trình khách hàng thường xuyên Loyalty. Khách hàng (“KH”) được tích điểm Loyalty khi sử dụng dịch vụ và được đổi một số lợi ích dựa trên điểm Loyalty. Điểm tích lũy trong mỗi năm có giá trị trong năm tích lũy và đến 31/10 của năm tiếp theo. Điểm tích lũy không được phép chuyển nhượng. Chúng tôi xác định bản chất của chương trình này là khuyến mại bằng tiền mặt (1 điểm = 1.000 đồng) cho khách hàng, cụ thể: (1) KH có thể dùng điểm để được hoàn tiền phí DV đã bị thu trước đó, (2) KH có thể dùng để điểm để được DN chúng tôi nộp thay tiền điện thoại trả trước, (2) KH có thể dùng điểm để đổi sang voucher ghi sẵn mệnh giá (có giá trị như tiền) tại bên thứ 3. Số điểm cần phải đạt được mức tối thiểu thì mới được đổi sang các lợi ích nêu trên. Ví dụ: Phải đạt điểm ít nhất là 100 thì mới được đổi sang nạp thẻ cào điện thoại 100.000 đồng. Chúng tôi có câu hỏi như sau: 1/ Vậy chương trình này có phải áp dụng quy định hạch toán tại điểm 1.6.10 khoản 1 Điều 79 Thông tư 200/2014/TT-BTC (cụ thể là xác định riêng giá trị hợp lý của HHDV phải cung cấp miễn phí hoặc số tiền phải chiết khấu, giảm giá để ghi nhận doanh thu chưa thực hiện)? , 2/ Số tiền tương đương với số điểm còn hiệu lực tại thời điểm cuối năm (31/12) có phải trích lập dự phòng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 hay không?

Show

    03/08/2021

    Hướng dẫn cách hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ năm tài chính, Hạch toán Kết chuyển chi phí, kết chuyển giá vốn, kết chuyển doanh thu, kết chuyển thuế GTGT, kết chuyển lãi lỗ cuối năm ...

    Hạch toán các bút toán về tiền lương cuối tháng

    Tính tiền lương phải trả CBCNV:

    • Nợ TK: 154, 241, 622, 627, 641, 642 ...Chi phí (Chi tiết theo từng bộ phận và phải xác định xem DN sử dụng chế độ kế toán theo TT 200 hay là 133)
    • Có TK 334 - Tổng lương phải trả cho CNV

    Hạch toán khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

    Tính vào chi phí của DN:

    • Nợ các TK: 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642 .. = Tiền lương tham gia BHXH ( X ) 24% (Tùy từng bộ phận nhé):
    • Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội: 18%
    • Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế: 3%
    • Có TK 3386 (Theo TT 200) – Bảo Hiểm Thất nghiệp: 1%
    • Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn: 2%.

    Tính trừ vào lương của Nhân viên:

    • Nợ TK 334: 10,5%
    • Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội: 8%
    • Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế: 1,5%
    • Có TK 3386 – Bảo Hiểm Thất nghiệp:1%

    Tính thuế TNCN phải nộp (nếu có)

    • Nợ TK 334 = Tổng số thuế TNCN khấu trừ
    • Nợ TK 3335

    Khi thanh toán lương cho CBCNV:

    • Nợ TK 334 = Tổng tiền thanh toán cho CNV (Sau khi đã trừ đi các khoản trích vào lương (BH), thuế TNCN (nếu có), tạm ứng (nếu có).
    • Có TK 1111, 112

    Nộp tiền Bảo hiểm, KPCĐ:

    • Nợ TK 3383: 26% (Số tiền đã trích BHXH)
    • Nợ TK 3384: 4,5%
    • Nợ TK 3386: 2%
    • Nợ TK 3382: 2%
    • Có TK 1111, 1121

    Hạch toán Trích khấu hao TSCĐ cuối tháng:

    • Nợ TK 154, 241, 622, 627, 641, 642 ... Số khấu hao kỳ này
    • Có TK 214 = Tổng khấu hao đã trích trong kỳ.

    Hạch toán phân bổ chi phí trả trước (nếu có)

    • Nợ TK 154, 241, 622, 627, 641, 642 ... Chi phí
    • Có TK 242 = Tổng số đã phân bổ trong kỳ (Theo TT 200 và 133 đã bỏ TK 142 nhé)

    Hạch toán Kết chuyển thuế GTGT:

    Lưu ý:

    • Việc hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ chỉ thực hiện đối với DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
    • Bản chất của việc hạch toán kết chuyển thuế GTGT là việc tính ra số thuế GTGT còn phải nộp hay còn được khấu trừ chuyển kỳ sau. Các bạn hạch toán kết chuyển như sau:
      • Nợ TK 3331
      • Có TK 1331 = (Là số nhỏ nhất của 1 trong 2 tài khoản)
    • Giải thích: Khi kết chuyển theo số nhỏ, là số nhỏ nhất của 1 trong 2 TK 1331 hoặc 3331, thì số tiền này sẽ bị triệt tiêu và có được kết quả còn lại của 1 trong 2 tài khoản, khi đó sẽ biết được phải nộp hay được khấu trừ:
    • Nếu số nhỏ nhất là số tiền của TK 1331 thì TK 3331 sẽ còn số dư và phải nộp.
    • Nếu số nhỏ nhất là số tiền của TK 3331 thì TK 1331 sẽ còn số dư và còn được khấu trừ.
    • Cách xác định để biết được Số nhỏ nhất như sau:
      • Trường hợp 1:
        • Dư Nợ đầu kỳ 1331 + Tổng PS Nợ 1331 - Tổng PS Có 1331 > Tổng PS Có 3331 - Tổng PS Nợ 3331 >> Nợ TK 3331 = Số nhỏ = Tổng PS Có 3331 - Tổng PS Nợ 3331
        • Có TK 1331 -> Còn được khấu trừ chuyển kỳ sau.
      • Trường hợp 2:
        • Dư Nợ đầu kỳ 1331 + Tổng PS Nợ 1331 - Tổng PS Có 1331 > Tổng PS Có 3331 - Tổng PS Nợ 3331 >> Nợ TK 3331 = Dư ĐK 1331 + Tổng PS Nợ - Tổng PS Có 1331
        • Có TK 1331 - Phải nộp tiền thuế GTGT.
        • Khi nộp tiền thuế GTGT:
          • Nợ TK 3331 = (Tổng PS Có 3331 - Tổng PS Nợ 3331) - (Dư Đầu kỳ 1331 + Tổng PS Nợ - Tổng PS Có 1331)
          • Có TK 111, 112

    Hạch toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:

    Chú ý: Nếu DN áp dụng theo Thông tư 200 thì mới có TK 521 nhé, còn nếu theo TT 133 thì không có TK 521 Không có bút toán này nhé (Vì khi hạch toán đã giảm trực tiếp trên TK 511 rồi)