Hoa xác chết là quốc hoa của quốc gia nào năm 2024

Đây là một trong những hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp vì loài Amorphophallus - còn gọi là "hoa xác thôi" - khó ra hoa, thường với tần suất là khoảng 10 năm ra hoa một lần duy nhất.

Hoa xác chết là quốc hoa của quốc gia nào năm 2024
Khách tham quan chụp ảnh hoa xác thối tại vườn thực vật của Đại học Leiden. (Nguồn: THX)

Những ngày này, du khách đổ xô tới vườn thực vật của Đại học Leiden ở Hà Lan để ngắm những bông hoa của loài cây đặc biệt có tên khoa học là Amorphophallus gigas, thuộc loài Amorphophallus - còn gọi là "hoa xác chết" hay "hoa xác thối" do đặc tính tỏa mùi rất khó chịu.

Đây là một trong những hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp vì loài Amorphophallus khó ra hoa, thường với tần suất là khoảng 10 năm ra hoa một lần duy nhất.

Cây lớn hơn trong số hai cây Amorphophallus gigas vừa nở bông hoa có chiều cao lên đến hơn 3m.

[Mỹ: Hàng nghìn người đổ xô chiêm ngưỡng “hoa xác thối” 7 năm mới nở]

Loài cây hiếm này có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới vùng đồng bằng của Sumatra (Indonesia), khi nở thường tạo ra những bông hoa có kích cỡ khổng lồ.

Đây là lần thứ 3 trong vòng chưa đầy một năm, vườn thực vật Leiden có các cây thuộc loài Amorphophallus nở hoa.

Vào tháng 7/2022, một cây Amorphophallus titanium đã nở hoa, trong khi một loài khác - Amorphophallus decus-silvae - cũng nở hoa vào tháng 10 năm ngoái./.

Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).

Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.

Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.

Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.

Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.

Titan arum được mệnh danh là loài hoa khó ngửi nhất thế giới, vì chúng tạo ra những hóa chất có mùi xác chết thối rữa.

Hoa xác chết là quốc hoa của quốc gia nào năm 2024

Hàng nghìn người đổ xô đến xem hoa Titan arum nở tại Vườn Bách thảo Hoàng gia (RBGE), Scotland, tháng 6/2015. Ảnh: Express.co.uk

Theo Epoch Times, loài hoa khó ngửi nhất thế giới có mùi thịt thối rữa tên là Titan arum (Amorphophallus titanum). Năm 1878, nhà thực vật học Italy Odoardo Beccari là người phương Tây đầu tiên quan sát cây Titan arum ở khu rừng nhiệt đới xích đạo phía tây Sumatra, Indonesia. Cây Titan arum sau đó được mang về trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Anh và Mỹ.

Trồng titan arum không phải là công việc dành cho người thiếu kiên nhẫn. 10 năm sau khi trồng, Titan arum mới nở hoa. Sau đó, nó sẽ ra hoa không đều đặn, vài năm một lần. Cây có một củ ngầm khổng lồ, nặng tới 75 kg.

Khi nở, cây trông giống một bông hoa khổng lồ. Cánh hoa màu xanh như một chiếc váy gọi là mo, còn đầu nhọn ở giữa gọi là bông mo. Những cấu trúc này chứa hàng nghìn bông hoa nhỏ, các nhà thực vật học gọi là cụm hoa.

Titan arum còn có tên gọi khác là "hoa xác thối" hay "thực vật thối rữa". Mùi hôi thối thu hút nhiều côn trùng thụ phấn như bọ cánh cứng ăn thịt và ruồi. Mo có màu xanh lá cây ở bên ngoài nhưng phần đầu có màu đỏ giống thịt.

Hoa Titan arum nở tạo ra khá nhiều nhiệt, lên đến 36 độ C, gây ấn tượng cho côn trùng khiến chúng bò trên mo và đẻ trứng vào thứ ngỡ là thịt thối. Quá trình trên giúp vận chuyển và thụ phấn cho cây.

Vài năm trước, các nhà khoa học tại Vườn Bách thảo Hoàng gia (RBGE), Scotland, phát hiện hai phân tử chính chịu trách nhiệm tạo ra mùi khủng khiếp của hoa Titan arum là dimethyl đisunfua (DMDS) và dimethyl Trisulfua (DMTS). Với số lượng nhỏ, phân tử DMDS và DMTS khiến bia bị mất mùi (DMDS là sản phẩm phụ của quá trình lên men bia.

Nhóm nghiên cứu cũng xem xét nhiều loài khác nhau của chi Amorphophallus, bao gồm Titan arum, và thấy chúng hầu hết đều tạo ra DMDS và DMTS. Một số loài sử dụng các phân tử khác như axit hữu cơ tìm thấy trên "da đẫm mồ hôi", cũng như indole (phân tử một phần chịu trách nhiệm tạo ra mùi phân người).

Chi Amorphophallus không phải là chủng thực vật duy nhất tạo ra mùi đáng sợ như thế này. Nấm stinkhorn Nam Phi (clathrus archeri) cũng sản xuất ra DMDS, khiến chúng có mùi chuột chết. Hoa Helicodiceros muscivorus được tìm thấy ở Sardinia, Italia và Corsica, Pháp có mùi hôi giống như con ngựa chết. Nó sử dụng dimethyl sulfide (DMS) cũng như DMDS và DMTS để thu hút ruồi xanh.