Huyện An Minh có bao nhiêu xã và thị trấn?

An Minh là huyện của tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp huyện An Biên; Nam giáp tỉnh Cà Mau; Tây giáp vịnh Thái Lan;  Đông giáp huyện U Minh Thượng. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Thứ Mười Một và 10 xã là: Thuận Hoà, Tân Thạnh, Đông Thạnh, Đông Hưng A, Vân Khánh Đông, Vân Khánh, Vân Khánh Tây, Đông Hoà, Đông Hưng, Đông Hưng B.

An Minh là huyện vùng sâu của tỉnh Kiên Giang, kinh tế chủ yếu là Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Hơn 20 năm sau ngày thành lập, dù vẫn còn là huyện nghèo, nhưng An Minh cũng có nhiều bước tiến đáng khích lệ. So với năm 1991, GDP năm 2005 của huyện tăng gấp 202 lần [bình quân mức tăng trưởng hàng năm đạt 14,45%], thu ngân sách tăng gấp 52 lần, tổng vốn đầu tư tăng 131 lần, tỷ lệ hộ nghèo khi mới thành lập trên 50%, năm 2005 còn 8,35%. Năm 2007, GDP của huyện đạt khoảng 562 tỷ đồng, tăng 14,82%. Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 79,48%; Thương mại - Dịch vụ 15,06%; Công nghiệp - Xây dựng 5,46%; bình quân GDP đầu người đạt khoảng 7,5 triệu đồng/năm.

Trong năm 2008, mặc dù gặp không ít khó khăn do tình hình thời tiết diễn biến bất thường, giá cả thị trường bất lợi cho sản xuất, và bị ảnh hưởng của lạm phát nhưng An Minh vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng với tổng sản phẩm xã hội tăng 15,05%. Riêng về lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, 18,8. Trong đó, tổng sản lượng lương thực trong năm là 122.916 tấn, tăng 8,84% so với năm trước. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tăng 18,58%, với tổng sản lượng đạt 20.914 tấn. Ngoài việc đầu tư phát triển diện tích tôm – lúa, huyện còn tập trung phát triển diện tích nuôi trồng các loài thủy sản ven biển khác như sò huyết, cua… Qua đó, đã phát huy được hiệu quả của một vùng kinh tế ven biển.

Nông nghiệp có đóng góp khá lớn trong GDP của huyện. Trong những năm qua, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có bước phát triển khá ổn định. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, đóng góp lớn vào giá trị tổng sản phẩm của toàn huyện. Tuy nhiên, trong năm 2008, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh đã làm hàng chục ngàn ha tôm nuôi bị thiệt hại. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi sớm, nuôi nối vụ… Hơn nữa, việc nuôi tôm kéo dài đã làm cho đất bị nhiễm mặn, dẫn đến sản xuất lúa [luân canh trên nền đất nuôi tôm] cũng kém hiệu quả, đầu vụ nhiều diện tích lúa bị mất trắng phải sạ đi sạ lại, năng suất lúa giảm…

Năm 2009, An Minh tập trung cho sản xuất nông nghiệp. Huyện đã kiên quyết chỉ đạo xuống giống vụ tôm - lúa đúng lịch thời vụ; phát động nuôi các loài thủy sản khác như cua, cá, tôm, sò ở vùng đất bãi bồi ven biển. Sắp tới, huyện sẽ phối hợp với các ngành của tỉnh thực hiện việc giao đất rừng phòng hộ ven biển, tiến hành giao khoáng đất bãi bồi ven biển của một số xã cho cho người dân sản xuất, đẩy nhanh việc nạo vét các kênh thủy lợi phục vụ tưới tiêu. Bên cạnh đó, huyện cũng kiến nghị tỉnh sớm triển khai dự án khu thủy lợi khép kín Xẻo Quau - Xẻo Nhàu, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng Xẻo Nhàu.

Trên địa bàn huyện có 42 doanh nghiệp và 1.394 hộ kinh doanh cá thể, bình quân hàng năm tạo việc làm cho 4.800 lao động; huyện đang xây dựng Trung tâm thương mại Thứ Mười Một, Trung tâm xúc tiến đầu tư dịch vụ Xẻo Nhàu, chợ Đông Hưng B, chợ Đông Hưng A, chợ An Minh Bắc, chợ Thứ Chín [Đông Hoà]. Từ năm 2002 đến 2007, đã có 52.800 lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, du lịch, dự kiến [2006 - 2010] tốc độ tăng bình quân hàng năm là 21%.

An Minh Kiên Giang có bao nhiêu xã?

- Huyện An Minh gồm 11 xã Thuận Hoà, Nam Hoà, Đông Hoà, Tân Hoà, Tân Thạnh, Đông Thạnh, Ngọc Hưng, Đông Hưng, Tân Hưng, Vân Khánh và Khánh Vân. Với diện tích tự nhiên 55.824 hécta và 77.302 nhân khẩu.

Xã An Minh Bắc có bao nhiêu áp?

Hành chính. Xã An Minh Bắc được chia thành 9 ấp: An Hòa, An Hưng, An Thạnh, Công Sự, Kinh Năm, Minh Hưng, Minh Thoại, Minh Trung, Trung Đoàn.

Huyện Giồng Riềng có bao nhiêu xã và thị trấn?

Huyện Giồng Riềng có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Giồng Riềng [huyện lỵ] và 18 xã: Bàn Tân Định, Bàn Thạch, Hòa An, Hòa Hưng, Hòa Lợi, Hòa Thuận, Long Thạnh, Ngọc Chúc, Ngọc Hòa, Ngọc Thành, Ngọc Thuận, Thạnh Bình, Thạnh Hòa, Thạnh Hưng, Thạnh Lộc, Thạnh Phước, Vĩnh Phú, Vĩnh Thạnh.

Huyện Vĩnh Thuận bao nhiêu xã?

Huyện Vĩnh Thuận có 07 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Thuận, Vĩnh Bình Bắc, Tân Thuận, Vĩnh Phong, Phong Đông, Vĩnh Bình Nam và thị trấn Vĩnh Thuận.

Chủ Đề