Huyệt thừa phù nằm ở đâu

Huyệt Thiếu Phủ hay thiếu phủ huyệt là một huyệt đạo quan trọng trong Đông Y. Huyệt thiếu phủ có tác dụng chữa trị một số bệnh lý liên quan đến tim, đồng thời còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Vậy vị trí huyệt thiếu phủ nằm ở đâu trên cơ thể người?

Tên gọi huyệt thiếu phủ được phân nghĩa thành: Thiếu - tức là thiếu âm, Phủ - tức nơi cư trú của thần khí [Theo Trung Y Cương Mục]. Tên khác của huyệt thiếu phủ là huyệt Đoài Cốt, xuất xứ từ Giáp Ất Kinh.

Huyệt thiếu thuộc phủ đạo thứ 8 của kinh Tâm, huyệt đạo Vinh [Huỳnh] của kinh Tâm, thuộc hành Hỏa. Vị trí huyệt thiếu phủ nằm trong lòng bàn tay, ở giữa xương bàn tay thứ 4 và thứ 5 và nằm trên đường văn của lòng bàn tay.

Huyệt thiếu phủ có tác dụng an thần, lợi thấp, điều khí khi được tác động đúng cách. Chủ trị của huyệt thiếu phủ: chữa lòng bàn tay nóng, thấp tim, ngực đau, hồi hộp, tiểu dầm, bí tiểu, nhịp tim không đều, rối loạn thần kinh tim. Cách châm cứu huyệt thiếu phủ: châm đứng kim sâu đến khoảng 0,5 thốn, cứu 3 mồi.

Phối huyệt thiếu phủ với các huyệt đạo khác:

  • Phối huyệt thiếu phủ với huyệt Chi Câu để trị giữa hõm vai có khí tụ như cục thịt u.
  • Phối huyệt thiếu phủ với Tam Lý trị tiểu không thông.
  • Phối huyệt thiếu phủ với huyệt Đại Lăng, Nội Quan, Thông Lý chủ trị thiểu năng động mạch vành và nhịp tim không đều.
  • Phối huyệt thiếu phủ với huyệt Gian Sử, Khích Môn, Khúc Trạch chủ trị phong thấp do tim [thấp tim].

Với huyệt Thiếu Phủ, để điều trị các bệnh lý một cách hiệu quả có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt hoặc châm cứu với cách thực hiện như sau:

3.1. Bấm huyệt

Xác định chính xác vị trí huyệt thiếu phủ, sau đó sử dụng lực của ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái để ấn vào huyệt, chú ý chỉ ấn với lực vừa đủ, sau đó day huyệt theo chiều kim đồng hồ, tiếp tục tiến hành thực hiện day ấn trong 2 – 3 phút.

3.2. Châm cứu

Châm thẳng vào huyệt thiếu phủ khoảng 0,3 - 0,5 thốn, cứu 1 - 3 tráng và ôn cứu 3 - 5 phút.

Lưu ý, xung quanh vị trí huyệt thiếu phủ có rất nhiều các huyệt vị khác, nếu xác định nhầm và tác động vào vị trí khác sẽ không cho hiệu quả, thậm chí còn có thể gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần tìm đến các cơ sở châm cứu, bấm huyệt có uy tín hoặc thực hiện châm cứu bấm huyệt với bác sĩ có chuyên môn Y Học Cổ Truyền để được điều trị chính xác nhất.

Hình ảnh mô tả vị trí của huyệt thiếu phủ

Khi tác động lực lên huyệt thiếu phủ có thể làm giảm triệu chứng của một số bệnh lý như sau:

4.1. Bệnh thiểu năng động mạch vành

Thiểu năng động mạch vành [thiếu máu cục bộ cơ tim] là bệnh lý gây ra những cơn co thắt tạm thời do mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch máu nuôi tim. Mức độ hẹp của lòng mạch máu sẽ tăng dần từ 1 – 70% và có thể tắc nghẽn hoàn toàn 100%. Khi mạch vành bị hẹp nhiều sẽ dẫn đến chứng đau ngực [đau tim], nếu lòng mạch vành nuôi tim bị tắc hoàn toàn có thể gây cơn nhồi máu cơ tim, do đó thiểu năng động mạch vành là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm.

Theo quan điểm Đông y, nguyên nhân gây thiểu năng động mạch vành là do công năng hoạt động của các tạng tâm, can, tỳ, thận bị suy giảm, dẫn đến đàm thấp nội sinh. Thêm vào đó là phạm phải hàn tà hoặc ngũ chí quá cực, từ đó khiến khí trệ huyết ứ và biểu hiện ra bên ngoài là hiện tượng đau thắt ngực từng cơn, chân tay quyết lạnh, tím tái, mạch vi tế, hư muốn tuyệt [khi bị nhồi máu cơ tim]. Lúc này, thầy thuốc sẽ tác động vào huyệt thiếu phủ kết hợp một số huyệt đạo khác để trị bệnh như:

  • Kết hợp tác động vào huyệt đại lăng, huyệt này nằm ở ngay trên lằn nếp cổ tay, ở vị trí khe giữa gân cơ gan tay lớn và bé, hoặc có thể xác định vị trí huyệt bằng cách gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào lằn chỉ tay ở đâu thì đó chính là vị trí của huyệt đại lăng;
  • Kết hợp với huyệt nội quan, nằm ở trên cổ tay 2 thốn, nằm phía dưới huyệt gian sử 1 thốn và nằm giữa khe gân cơ gan tay lớn - bé;
  • Kết hợp với huyệt thông lý, huyệt này nằm ở mặt trước trong của cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay khoảng 1 thốn, nằm ở khe giữa gân cơ trụ trước và cơ gấp chung nông của các ngón tay.

Hiện tại, ngay cả đối với Y Học Hiện Đại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh thiểu năng động mạch vành, tuy nhiên người bệnh có thể kết hợp thực hiện nhiều phương pháp chữa trị với châm cứu bấm huyệt Thiếu Phủ để cải thiện triệu chứng, hỗ trợ việc tăng cường sức khỏe hệ tim mạch.

4.2. Bí tiểu

Theo quan điểm Y Học Cổ Truyền, chứng bí tiểu cơ năng thuộc phạm vi chứng Lung bế hoặc Long bế, tức là tiểu tiện ít, việc đi tiểu không dễ dàng, chỉ một giọt nước tiểu cũng không ra được, đi tiểu không thông, muốn đi tiểu nhưng không đi được. Nguyên nhân gây bí tiểu được cho là do thấp nhiệt ở trung tiêu, không hóa được khiến cho khí cơ của bàng quang gặp trở ngại gây nên tình trạng bí tiểu.

  • Phế nhiệt ảnh hưởng đến tuyên phát và túc giáng, từ đó gây ra những ảnh hưởng lớn đến chức năng thông điều thủy đạo, gây trở ngại trong việc nhị tiện, tiểu tiện không lợi, bí tiểu.
  • Thêm vào đó tình trạng cáu giận quá mức sẽ khiến can khí uất trệ hoặc sau mổ, sau sanh bị ảnh hưởng của một số loại thuốc khiến khí cơ của bàng quang bị trở ngại.
  • Thận khí tổn thương, tinh huyết hao tổn, mệnh môn hỏa suy làm cho khí hóa của bàng quang bất lợi, khí cơ suy yếu dẫn đến bí đái, ảnh hưởng lớn đến đời sống của bệnh nhân.

Bấm huyệt chữa bí tiểu có thể áp dụng ở mọi trường hợp bí tiểu do bất kì nguyên nhân và bất kì lứa tuổi nào. Quy trình tác động vào huyệt thiếu phủ được tiến hành như sau:

Trước khi tác động vào huyệt thiếu phủ, bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa, toàn thân giữ ở trạng thái thư giãn, ổn định tư tưởng, thầy thuốc dùng dầu nóng xoa toàn bụng, đặc biệt là ở phần bụng dưới, sau đó đặt hai bàn tay lên nhau và xoa bụng dưới của bệnh nhân một lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ cho đủ 50 vòng, tiếp đó dùng ngón tay cái miết dọc vào đường trục giữa kéo dài từ rốn xuống điểm giữa của bờ trên xương mu, thực hiện 30 lần. Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day và bấm lần lượt huyệt thiếu phủ và huyệt tam túc lý, sau đó dùng hai ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day và ấn đồng thời cả 2 huyệt huyệt tam túc lý trong vòng 1 phút. Huyệt tam túc lý có vị trí nằm dưới mắt gối ngoài khoảng 3 thốn, cách phần ngoài của xương mác khoảng 1 khoát ngón tay.

Mỗi ngày cần xoa bóp bấm huyệt khoảng 30 phút/lần, liệu trình từ 5 – 10 lần. Nếu bấm huyệt không hiệu quả thì chuyển sang đặt sonde tiểu và điều trị ngoại khoa mở thông bàng quang.

Huyệt thiếu phủ có tác dụng trong điều trị bệnh bí tiểu ở người bệnh

Lưu ý khi tác động lên huyệt thiếu phủ để điều trị bệnh:

  • Không thực hiện châm cứu, bấm huyệt thiếu phủ cho người bệnh vừa uống rượu bia, người bệnh đang bị sốt hoặc đang mắc các bệnh lý có khả năng lây nhiễm cao;
  • Trường hợp bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tác động lên huyệt thiếu phủ;
  • Không tác động huyệt đạo để trị bệnh cho phụ nữ mang thai, người bệnh tim mạch, tăng huyết áp...;
  • Khi châm cứu huyệt thiếu phủ, để đảm bảo an toàn bệnh nhân nên đến các cơ sở uy tín, có chuyên môn và kinh nghiệm để xác định chính xác vị trí huyệt thiếu phủ trước khi thực hiện chữa trị bệnh;
  • Cần kiên trì áp dụng các phương pháp trị liệu với huyệt thiếu phủ trong thời gian dài để mang lại hiệu quả cao nhất;
  • Khi trị bệnh, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Huyệt Thiếu Phủ là một huyệt đạo quan trọng trong Đông Y. Huyệt thiếu phủ có tác dụng chữa trị một số bệnh lý liên quan đến tim, đồng thời còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Xác định chính xác Huyệt Thiếu Phủ giúp bác sĩ thực hiện phác đồ điều trị hiệu quả.

Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông được thành lập dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y Học Cổ Truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong thăm khám và điều trị sẽ mang đến cho khách hàng các phương pháp trị liệu hiệu quả, an toàn và hợp lý nhất.

Đây là cầu nối giữa Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Với các biện pháp dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, cổ truyền, cùng với các trị liệu không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Trung tâm cũng là địa chỉ thích hợp cho những khách hàng nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị các bệnh lý mạn tính thời đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

HUYỆT THỪA PHÙ

«Giáp ất».

HUYỆT THỪA PHÙ

Tên gọi của huyệt Thừa Phù:

– “Thừa” có nghĩa là nhận, gánh vác, giữ, cầm lấy. – “Phù ” có nghĩa là giúp đổ, phù trì.

Thửa phù có nghĩa là nâng đỡ và ngăn ngừa cơ thể khỏi ngã té xuống bằng tay hoặc bằng gậy. Những biểu hiện chính của huyệt này là chữa trị những hội chứng đau kịch liệt ở hông đùi và thắt lưng, do sự xâm nhập của hàn khí.

HUYỆT THỪA PHÙ

Sau khi châm huyệt này, cơn đau có thể sớm bỏ gậy và khỏi sự giúp đỡ của người khác đê’ tự mình đứng dậy được nên gọi là Thừa phò.

HUYỆT THỪA PHÙ

Tên đọc khác của huyệt Thừa Phù:

Thừa phủ.

HUYỆT THỪA PHÙ

Tên Hán Việt khác của huyệt Thừa Phù:

Nhục kích, Ầm quan, Bì bộ, Bì khích, Phò thừa.

HUYỆT THỪA PHÙ

Huyệt thứ:

36 Thuộc Bàng-quang kinh.

Mô tả của huyệt Thừa Phù:

HUYỆT THỪA PHÙ

1. Vị trí xưa:

Ở xương cùng đít dưdi mông, chính giữa nếp mông, trên chỗ nổi lên của mông và đùi [Giáp ất]. Dưới mông, giữa nếp mông [Phát huy, Đại thành].

HUYỆT THỪA PHÙ

2. Vị trí nay:

Khi điểm huyệt nằm sấp, đường chính phía sau đùi. Huyệt là điểm giữa của lằn chỉ ngang ỏ mông.

HUYỆT THỪA PHÙ

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thừa Phù:

là bò dưới cơ mông to, bò trong cơ 2 đầu đùi, bờ ngoài cơ bán mạc, cơ khép lớn và cơ khép bé – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây hông và các nhánh của dây bịt. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh S2.

HUYỆT THỪA PHÙ

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thừa Phù:

HUYỆT THỪA PHÙ

1. Tại chỗ, theo kinh:

Đau vai lưng, đau dây thần kinh hông, liệt chi dưới.

HUYỆT THỪA PHÙ

2. Toàn thân:

Táo Bón, bí đái, trĩ.

HUYỆT THỪA PHÙ

Lâm sàng của huyệt Thừa Phù:

Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Quan-nguyên du, Tọa côt, Ủy trung trị đau thắt lưng đùi. Phối Hoàn khiêu, Phong thị, Túc Tam-lý, Huyền chung trị đau thắt lưng đùi, liệt chi dưới, di chứng liệt chi dưới trẻ con.

HUYỆT THỪA PHÙ

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 2 – 3 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức có khi tê như điện giật lan xuống chân. 2. Cứu 3 lửa.

3. Ôn cứu 5 10 phút.

HUYỆT THỪA PHÙ

Tham khảo của huyệt Thừa Phù:

1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau cột sống thắt lưng, đau nhức ở xương cụt,
mông, đùi, bệnh hư thì huyết động, bệnh thực thì nhiệt thống, đau trĩ, sưng trong xương cụt, sa trực trường sau khi đại tiện, dùng huyệt Thừa phò làm chủ”. Sách lại nói tiếp “Bàng- quang có hàn, tiểu tiện không thông, dùng huyệt Thừa phò làm chủ”.

HUYỆT THỪA PHÙ

2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Đau cột sống thắt lưng, trĩ lâu ngày sưng mông đít cột sống cùng cụt, đại tiện khó, Bàng-quang có hàn, tiểu tiện không thông chọn huyệt Thừa phò”.

HUYỆT THỪA PHÙ

Video liên quan

Chủ Đề