Kế sách vườn không nhà trống được phát huy hiệu quả vào lúc nào

Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?

Đề bài

Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào đã học và kiến thức cả bài để so sánh, nhận xét. 

Lời giải chi tiết

* Giống nhau:

- Cả hai lần nhà Trần đều huy động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

* Khác nhau:

- Trong lần 3, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.

- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

QĐND Online - “Thanh dã” [vườn không, nhà trống] là kế sách của các dân tộc nhỏ phải chống lại đạo quân xâm lược của những nước có nền kinh tế, lực lượng quân sự, trình độ tác chiến, trang bị kỹ thuật lớn hơn gấp nhiều lần. Do điểm yếu chí tử của đạo quân xâm lược là chiến đấu xa nước, nếu chiến tranh kéo dài thì công tác đảm bảo hậu cần khó khăn nên chúng thường sử dụng chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “biến nước bị chiếm bị xâm lược đóng thành nơi cung cấp hậu cần tại chỗ cho đội quân chiếm đóng”… Phá vỡ chiến lược chiến tranh nêu trên của địch bằng kế sách “thanh dã” cùng cách đánh giặc của cuộc chiến tranh toàn dân [phục kích, tập kích, quấy rối, đánh phá cơ sở hậu cần, kỹ thuật của địch…], các nước nhỏ bị xâm lược sẽ biến thời gian thành lực lượng, đẩy địch vào thế cùng quẫn, tạo lập thời cơ tiến lên tổng phản công quân địch, giải phóng đất nước. Thăng Long-Hà Nội là nơi đã từng sử dụng kế sách “thanh dã” chống lại các cuộc tiến công xâm lược quy mô lớn của cả phong kiến phương bắc lẫn thực dân, đế quốc phương tây một cách mẫu mực trong lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

Thăng Long với kế sách “thanh dã” trong ba cuộc chiến tranh chống Mông-Nguyên [thế kỷ 13]. Trong ba cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt [1258, 1285 và 1288], quân Mông-Nguyên xâm lược đều coi Thăng Long là mục tiêu chủ yếu. Nhưng chiếm được Thăng Long, quân thù vẫn không thể thực hiện được chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của chúng, không diệt được đại quân ta, không bắt được triều đình nhà Trần, không đạt được mục đích chiến tranh xâm lược. Chúng hy vọng, bằng chiến tranh chính quy, trong đó kỵ binh thiện chiến có sức đột kích nhanh và mạnh của quân Mông Cổ có thể đánh tan được đại quân nhà Trần như đã từng làm tại những quốc gia bị chúng xâm lược trước đó ở châu Âu, Bắc Á và gần nhất là nhà Tống, Trung Quốc. Nhưng chúng đã bị hẫng khi thấy Thăng Long chỉ là một tòa thành trống rỗng, không thấy bóng một người dân, họa chăng chỉ còn lại mấy tên sứ giả của Nguyên triều bị trói gô vứt nơi cửa khuyết. Kế sách “thanh dã” mà triều Trần tiến hành trong ba lần khác nhau đều phát huy tác dụng.

Hà Nội với kế sách “thanh dã”, tiêu thổ kháng chiến trong 60 ngày đêm khói lửa, mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược [1945-1954]. Bảy thế kỷ sau, vào những năm giữa của thế kỷ 20, lịch sử chống giặc ngoại xâm bằng kế sách “thanh dã”, “tiêu thổ kháng chiến” lại được quân và dân Thăng Long-Hà Nội phát huy lên một tầm cao mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối thủ lần này của quân và dân Thăng Long là quân đội viễn chinh của nước Pháp thực dân. So sánh lực lượng giữa ta và địch tuy xấp xỉ, nhưng chúng có ưu thế tuyệt đối về trang bị kỹ thuật và kỹ thuật chiến đấu. Mặt khác, khi nổ ra kháng chiến ở thủ đô, quân Pháp đã trong thế xen kẽ với ta ở từng tòa nhà, khu phố, từng khu vực mục tiêu. Để làm thất bại âm mưu của địch, ta chủ động tiến công trước, rồi liên tục chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận lực lượng của chúng, giam chân địch trong thành phố càng lâu càng tốt, nhằm giúp cho cả nước chuyển sang thời chiến. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, lực lượng vũ trang sẽ chủ động rút ra ngoài thành phố nhằm bảo tồn, phát triển lực lượng kháng chiến lâu dài. Thực hiện kế sách “thanh dã”, “tiêu thổ kháng chiến”, ngay từ những ngày đầu chiến sự nổ ra, các gia đình trong mỗi phố đã đưa bàn ghế, sập gụ, hòm xiểng, cánh cửa… ra đường phố, hình thành các ụ chướng ngại để cản địch. Trong khi đó, công nhân hỏa xa, công nhân xe điện đẩy các toa tàu ra giữa đường phố; tự vệ hạ cây, ngả cột đèn chắn các ngã tư, ngã năm. Nhân dân nội thành tản cư ra các cửa ô đã sốt sắng cùng nhân dân ngoại thành đào hàng chục ki-lô-mét đường hào giao thông, hàng trăm hố chiến đấu và phòng tránh; tham gia phá hoại đường sá, cầu cống, nhà cửa… Trong cuộc chiến đấu không cân sức này, nhân dân Hà Nội đã cùng nhân dân cả nước thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, bỏ lại những thành phố, thị xã, làng mạc trống không, với khẩu hiệu “tản cư cũng là cứu nước.

Kế sách “thanh dã” chỉ phát huy hiệu quả khi cuộc chiến tranh chống ngoại xâm được toàn thể nhân dân đồng tình hưởng ứng. Khi ấy, nhân dân là người tiến hành chiến tranh tại chỗ, sẵn sàng hy sinh nhà cửa, tài sản, tính mệnh của mình để thực hiện đường lối chiến tranh toàn dân của Bộ chỉ huy tối cao. Thănh Long - Hà Nội góp phần chiến thắng giặc ngoại xâm bằng kế sách “thanh dã” cũng nằm trong quy luật chung, bất biến ấy.

Hà Thành

kế hoạch vườn không nhà trống là gì?

Nơi vó ngựa thảo nguyên phải dừng bước 

Ở thế kỷ XIII, trong vòng ba chục năm, quân và dân Đại Việt đã tiến hành liên tiếp ba cuộc kháng chiến, giành thắng lợi oanh liệt trước một đối thủ xâm lược hùng mạnh và tàn bạo vào bậc nhất trong lịch sử lúc đó, đế quốc Mông - Nguyên. Nhiều nhà sử học trên thế giới và trong nước đã, đang và sẽ còn nghiên cứu, phân tích ngày càng rõ ràng, chính xác hơn về 3 cuộc kháng chiến quyết liệt và tài tình của dân tộc Đại Việt.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin dẫn lại ý kiến tổng kết của chính Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – vị quốc công tiết chế, “linh hồn” của ba cuộc kháng chiến chống Nguyên vĩ đại. Khi Hưng Đạo Vương đã lui về nghỉ ở Vạn Kiếp và lúc sắp mất, nhà vua vẫn còn hỏi ý kiến của Vương về sách lược giữ nước.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Tháng Sáu [âm lịch] năm Canh Tý [1300], Trần Hưng Đạo ốm nặng. Vua Trần Anh Tông ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Ông trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế [tức Triệu Đà] dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã [vườn không nhà trống], đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau.

Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt.

Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được.

Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy". Những lời trên của Trần Hưng Đạo nói với vua Trần Anh Tông có thể coi là những lời tổng kết của một người đã cả đời gắn với trận mạc. Và cũng là những lời di huấn, dạy bảo vẫn còn những giá trị, có thể xem là “báu vật” cho muôn đời con cháu. 

Kế thanh dã “vườn không nhà trống”

 Trong ba cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt [1258, 1285 và 1288], quân Nguyên - Mông đều xác định Thăng Long là mục tiêu chủ yếu vì Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt, chiếm được Thăng Long cũng có nghĩa là chiếm được đầu não. Nhưng quân dân Đại Việt đã biết tránh “ngọn gió to” để làm nhụt nhuệ khí địch, lấy trường kỳ kháng chiến thắng đại quân hùng mạnh.

Trong cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất [1258], sau khi chiếm được thành Thăng Long, quân Mông Cổ chỉ đóng quân được ở đây trong không đầy nửa tháng. Bởi hưởng ứng và thực hiện mệnh lệnh của triều đình, nhân dân kinh thành đã dùng kế “thanh dã” khiến quân địch rất khó cướp được lương thực; trong lúc lương thực mang theo để nuôi quân cứ cạn dần, giặc bị rơi vào tình trạng thiếu lương, lại không quen thủy thổ, quân lính đau ốm nhiều… 

Trong khi đó, quân và dân nhà Trần không ngừng tiến hành những trận đánh nhỏ, lẻ; ngày đêm tập kích và phục kích đồn trại giặc; đột nhập, đốt phá các kho lương, kho cỏ ngựa của giặc và ra sức chuẩn bị phản công. Rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, tướng giặc là Ngột Lương Hợp Thai không có cách gì hơn là định ngày lui quân. 

Khác với lần tấn công thứ nhất, trong lần tấn công thứ hai, quân Nguyên Mông chia thành nhiều hướng quân tiến vào Đại Việt. Lần này tướng Trần Quốc Tuấn cho quân bảo vệ vòng ngoài kinh thành, chiến đấu cầm cự với địch để triều đình và nhân dân có thời gian rút lui, bỏ trống kinh thành và vùng ven. Thoát Hoan nhanh chóng chiếm được kinh thành và chờ đợi quân từ phía nam lên.

Từ trái qua: Tượng vua Lê Đại Hành, vua Ngô Quyền và Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo trong Khu di tích Bạch Đằng [Hải Phòng]. 

Tuy nhiên cánh quân phía nam của chúng đã bị các cánh quân của nhà Trần tiêu diệt. Trong khi đó, ở các vùng sau lưng địch, các đội dân binh phối hợp chặt chẽ với một bộ phận phân tán tại chỗ của quân triều đình, ngày đêm hoạt động ráo riết, liên tiếp đánh vào các căn cứ đóng quân và các đội đi cướp lương, gây cho địch nhiều tổn thất. Cuộc chiến kéo dài đến mùa hè làm cho quân Nguyên Mông phát sinh bệnh tật, ốm đau triền miên.

Lợi dụng cơ hội đó, quân dân nhà Trần phản công chiến lược, quân Nguyên Mông không trụ được chúng đành phải rút lui khỏi Thăng Long. Sau hai lần thất bại, quân Nguyên - Mông vẫn không từ bỏ ý chí xâm lược. Rút kinh nghiệm từ hai lần thất trước, lần xâm lược thứ 3 năm 1288, quân Nguyên - Mông chuẩn bị kỹ lưỡng, với tổng số 30 vạn quân cùng 17 vạn thạch lương. Dưới sự tổng chỉ huy của Trấn Nam Vương Thoát Hoan, quân Nguyên - Mông cho quân bộ tiến trước và quân thủy chở lương tiến qua vùng biển Đông Bắc vào Thăng Long.

Trước thế giặc mạnh, nhà Trần đã chủ trương và dùng phục binh ngăn chặn cuộc tiến công của đại binh giặc càng lâu càng tốt; đồng thời, sử dụng kế sách “vườn không nhà trống”, bỏ ngỏ thành Thăng Long, rút lui về vùng đất Thanh Hóa.

Mới ít ngày ở Thăng Long quân địch đã rơi vào tình trạng thiếu lương thực, vì quân tải lương không theo kịp quân chiến đấu; nhân dân trong thành lại bỏ đi hết, muốn cướp được lương thực của dân thì quân địch phải chia lẻ từng toán, rời xa nơi đồn trại… Tận dụng thời cơ, quân dân nhà Trần phục kích, tiêu diệt địch một cách hiệu quả. Nhân lúc địch đang rối loạn, vua Trần một mặt giả sai sứ sang trại giặc xin hòa ước; mặt khác, lại cho quân cảm tử đánh phá doanh trại giặc vào ban đêm.

Rơi vào thế bí, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đi đón đoàn thuyền lương thảo bằng đường biển do Trương Văn Hổ chỉ huy. Tuy nhiên đoàn quân lương của quân Nguyên Mông đã bị tướng Trần Khánh Dư đánh cho tan tác, mất toàn bộ số lương thực, khí giới.

Không thể kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt khi lương thảo nuôi quân đã bị cạn kiệt, tháng 4/1288, Thoát Hoan buộc phải cho rút quân về nước. Ba lần đánh chiếm quân Thăng Long, quân Nguyên Mông đều thất bại đã cho thấy sự thành công của kế sách “thanh dã” - “vườn không nhà trống”. Kế sách này không chỉ thực hiện ở Thăng Long mà cả các vùng xung quanh kinh thành, kết hợp với những chiến thuật đánh lấn hợp lý đã làm nên thắng lợi vang dội của vua tôi nhà Trần.

Gia Hà

Theo Xa lộ pháp luật

Video liên quan

Chủ Đề