Kinh doanh sản phẩm thông tin là gì

Bạn có hiểu thông tin là gì trong khi hàng ngày đang tiếp xúc rất nhiều từ công việc đến đời sống? Nếu chưa thì bây giờ hãy cùng tìm hiểu nhé.

Thông tin là gì?         

Thông tin [information] là kiến ​​thức về một chủ đề, vấn đề, sự kiện hoặc quá trình cụ thể. Thông tin có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau: bạn có thể được cho biết thông tin, ví dụ như thông qua một bài giảng hoặc một chương trình truyền hình, hoặc bạn có thể tìm thấy thông tin thông qua việc tự nghiên cứu.

Sự khác biệt giữa dữ liệu và thông tin là gì?

Dữ liệu chỉ đơn giản là dữ kiện hoặc số liệu - các bit thông tin, nhưng không phải là thông tin. Khi dữ liệu được xử lý, giải thích, tổ chức, cấu trúc hoặc trình bày để làm cho chúng có ý nghĩa hoặc hữu ích, chúng được gọi là thông tin. Thông tin cung cấp ngữ cảnh cho dữ liệu.

Dữ liệu và thông tin được gắn với nhau một cách phức tạp, cho dù người ta đang công nhận chúng là hai từ riêng biệt hay sử dụng chúng thay thế cho nhau, như hiện nay. Việc chúng có được sử dụng thay thế cho nhau hay không phần nào phụ thuộc vào cách sử dụng dữ liệu.

Ví dụ về dữ liệu và thông tin 

- Lịch sử của các bài viết nhiệt độ trên toàn thế giới trong 100 năm qua là dữ liệu. Nếu dữ liệu này được tổ chức và phân tích để tìm ra rằng nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên, thì đó chính là thông tin.

- Số lượng khách truy cập vào một trang web là một ví dụ về dữ liệu. Việc phát hiện ra rằng lưu lượng truy cập từ TPHCM đang tăng lên trong khi lưu lượng truy cập từ Hà Nội đang giảm là một thông tin có ý nghĩa.

Thông thường, dữ liệu được yêu cầu để sao lưu một tuyên bố hoặc kết luận [thông tin] bắt nguồn hoặc suy ra từ nó. Ví dụ, trước khi một loại thuốc được FDA chấp thuận, nhà sản xuất phải tiến hành các thử nghiệm lâm sàng và đưa ra nhiều dữ liệu để chứng minh rằng thuốc đó là an toàn.

Thông tin là dữ liệu được xử lý, có tổ chức được trình bày trong một ngữ cảnh nhất định và hữu ích cho con người.

Tại sao bạn cần thông tin?

Hiểu được thông tin là gì, vậy bạn đã biết vì sao thông tin lại quan trọng hay không? Trong xã hội ngày nay, nhu cầu tiếp cận và sẵn sàng thông tin là rất lớn và cấp thiết. Thông tin cần thiết cho các mục đích khác nhau như:

- Thông tin hỗ trợ việc ra quyết định, hoạch định chính sách cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách, người ra quyết định, nhà quản lý…

- Thông tin sẽ có tác động củng cố / chuyển hóa đối với con người khi tiếp nhận nó. Rất nhiều thay đổi có thể được nhận thức trong tâm trí / thái độ của con người đối với việc thu thập thông tin, vì nó làm tăng khả năng hiểu biết cá nhân cho người nhận.

- Thông tin tạo ra thông tin mới. Đây là kiến ​​thức / thông tin hiện có giúp tạo ra thông tin mới, kiến thức mới, lý thuyết mới…

- Trên thực tế, các nhà khoa học và học giả tận dụng hoặc sử dụng thông tin để tạo ra một tài liệu khác, như báo cáo nghiên cứu, luận án / luận văn, sách, bài báo, bài báo hội thảo…

- Người dùng thuộc nhiều ngành nghề và công việc khác nhau như bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học, học giả… thu nhận và áp dụng thông tin để thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả và hiệu quả hơn, tức là ứng dụng thông tin cho các mục đích thực tế.

- Thông tin giúp quản lý tốt hơn về nhân lực, vật tư, sản xuất, tài chính, tiếp thị…

- Thông tin mới của một lĩnh vực giúp xác định những lỗ hổng / thiếu sót trong lĩnh vực và xác định các vấn đề nghiên cứu sẽ được khám phá hoặc thực hiện.

- Thông tin giúp tránh sự trùng lặp của nghiên cứu.

- Thông tin kích thích quá trình suy nghĩ của người dùng, đặc biệt là các học giả.

- Thông tin giúp các nhà khoa học, kỹ sư, học giả… có sự hiểu biết đầy đủ về những tiến bộ hiện tại trong lĩnh vực của họ và cập nhật chúng.

Các dạng thông tin trong doanh nghiệp

Có ba loại thông tin cơ bản mà nhà quản lý cần:

Thông tin chiến lược

Thông tin này có thể giúp các nhà quản lý cấp cao đưa ra các quyết định dài hạn về “bức tranh lớn”. Ví dụ:

- Chúng ta có nên mở một chi nhánh mới?

- Chúng ta có nên cung cấp một dòng sản phẩm mới?

- Chúng ta có nên thay đổi cấu trúc hoạt động của mình?

Thông tin chiến thuật

Thông tin này có thể giúp các nhà quản lý cấp trung đưa ra các quyết định có thể bao gồm:

- Chúng ta có nên sử dụng một công cụ tiếp thị mới?

- Chúng ta có cần đặt các mục tiêu năng suất khác nhau không?

- Chúng ta có cần thay đổi giờ làm việc để linh hoạt hơn?

Thông tin hoạt động

Thông tin này được các Trưởng nhóm và các nhóm sử dụng để đưa ra các quyết định bao gồm:

- Chúng ta có nên thêm người vào ca tối không?

- Chúng ta có thể làm gì để cải thiện hiệu suất?

- Chúng ta có nên cơ cấu lại hệ thống giám sát các cuộc gọi đến của khách hàng không?

Các nguồn thông tin

Thông tin đến từ nhiều nguồn khác nhau, chính thức và không chính thức.

Nguồn chính thức

Các nguồn thông tin chính thức có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài tổ chức và bao gồm: nội bộ, hệ thống máy tính [nhân sự, kế toán, khách hàng, kiểm kê, mua hàng], hồ sơ nhân viên, sổ sách kế toán, báo cáo thường niên, tài liệu kinh doanh, tạp chí chuyên nghiệp, sách báo, khảo sát, báo cáo của ngành…

Nguồn không chính thức

Thông tin từ các nguồn không chính thức có thể bao gồm các cuộc trò chuyện với đồng nghiệp vào bữa trưa hoặc từ bạn bè hoặc các cộng sự khác bên ngoài công ty của bạn.

Giờ đây chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về thông tin là gì cũng như tầm quan trọng và nguồn tìm kiếm thông tin rồi phải không? Ai nắm nhiều thông tin hơn người đó sẽ dẫn đầu. Vì vậy, hãy luôn tìm kiếm và cập nhật thông tin để luôn đạt được sự tiến bộ nhé.

Huỳnh Trâm

Sản phẩm số là digital product, nó là các loại sản phẩm kỹ thuật số công nghệ vô hình.

Bao gồm loại sản phẩm nào?

  • Khoá học online được đóng gói sẵn thành video.
  • Ebook [sách điện tử]
  • Template [mẫu] hình ảnh, video,…
  • Phần mềm.
  • Công cụ.
  • Preset chỉnh ảnh, chỉnh clip.
  • Hình ảnh, infographic.
  • Tài liệu.

Vì sao bạn nên kinh doanh sản phẩm số?

  • Thu nhập cực cao, kiếm tiền online lên tới hàng tỷ đồng/tháng. Ví dụ: Vanessa Lau, Herpaperroute, Affiliatelab
  • Kết hợp được nhiều cách kiếm tiền online khác như: affiliate, coaching 1:1 online, tư vấn,… đa dạng hoá thu nhập.
  • Rất khoẻ, không tốn nhiều công sức, chi phí hầu như bằng 0, mất công tạo 1 lần và bán không giới hạn.
  • Xu hướng của thế giới và Việt Nam đang phát triển mảng này.
  • Thương hiệu cá nhân phát triển cực mạnh khi bạn kinh doanh sản phẩm số.
  • Có nhiều hướng phát triển mới trong tương lai.

Bạn có phù hợp kinh doanh sản phẩm số?

Trước khi bán sản phẩm số bạn nên tự hỏi các câu hỏi sau:

Với sản phẩm khoá học:

  • Bạn đã có tiếng trong ngành [mà bạn làm khoá học về ngành đó]?
  • Bạn có kinh nghiệm hay thành tựu gì để có thể dạy người ta?
  • Kỹ năng sư phạm, quay clip, truyền đạt và nói trước video?
  • Kỹ năng marketing để đẩy bán khoá học?

Với các sản phẩm khác:

  • Có chuyên môn gì trong ngành ví dụ muón tạo được phần mềm phải có team hoặc đó là nghề của bạn.
  • Có khả năng sáng tạo?
  • Tư duy logic?
  • Bạn có tài liệu gì hữu ích, hiếm có và đáng giá?
  • Kỹ năng marketing, xây kênh mạng xã hội, website để bán sản phẩm.

Nếu các câu trả lời phần lớn là có thì bạn là người phù hợp để kinh doanh mảng này.

Đặc biệt về khoá học, do nhiều người thấy nhu cầu lớn nên làm tràn lan, nhiều khoá học dởm, đa cấp ra đời gây mất thiện cảm với ngành này.

Dân newbie mới toanh có kinh doanh sản phẩm số được không?

Câu trả lời là có nha, bạn thấy Nhung ghi sản phẩm số có rất nhiều loại không? Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì không chọn khoá học online và phần mềm thôi.

Còn tất cả sản phẩm khác thì rất nhiều genz còn là sinh viên đã làm được nè. Cụ thể là có phong trào làm template bán trên Fiverr, Etsy… hay chụp hình, quay clip bán trên các trang stock hình ảnh, video.

Bạn biết gì thì vận dụng làm tốt nhất trong khả năng và chuyên môn mình, đem đến đúng cho đối tượng khách hàng là được.

Lên ý tưởng sản phẩm đúng nhu cầu thị trường

Đừng tạo sản phẩm xong rồi mới đi nghiên cứu thị trường, khách hàng để bán. Cho dù là sản phẩm số hay dịch vụ hoặc sản phẩm hữu hình cũng phải đi từ nhu cầu khách hàng , thị trường ra, rồi mới tạo ra sản phẩm.

Những công việc bạn cần làm để đi nghiên cứu thị trường:

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong ngành:

  • Số người làm khoá học tương tự hoặc cùng chủ đề.
  • Search bằng google.
  • Trên các trang khoá học: Unica, Edumall, kyna…
  • Họ bán khoá học giá bao nhiêu.
  • Có nhiều người mua không? –> Nhiều người mua chứng tỏ thị trường cần nhiều.
  • Tham khảo nội dung các bài học.
  • Khoá học của họ có tính thực tế cao không, kết quả người học có tốt không, có gì còn thiếu sót…
  • Nên tìm cả bằng tiếng Anh, ở nước ngoài họ bán các khoá học tương tự bạn giá sao, nội dung họ làm như thế nào để học hỏi, bổ sung thêm.

Nghiên cứu nhu cầu thị trường:

  • Đóng vai trò là người đi tìm khoá học hay đi tìm giải pháp để giải quyết vấn đề của khách hàng.
  • Search trong các công cụ tìm kiếm từ khoá [search google keyword tool ra rất nhiều công cụ] xem vấn đề của khách hàng và có nhiều người tìm từ khoá liên quan tới khoá học ngành bạn định làm không.
  • Lượng search càng cao và phát triển mạnh mỗi tháng chứng tỏ nhu cầu nhiều.
  • Coi trên facebook, các group có nhiều người hay hỏi về khoá học ngành bạn không?

Chân dung khách hàng:

  • Xác định tập khách hàng của bạn là những người nào, làm nghề gì, độ tuổi, thu nhập.
  • Trình độ, kinh nghiệm ra sản phẩm của bạn phù hợp với phân khúc khách hàng nào: cao cấp, trung bình hay bình dân.
  • Khi có chân dung khách hàng mới ra được chiến lược marketing, nội dung…

Tạo sản phẩm số & đóng gói sản phẩm ra sao?

Khi ra được bản nghiên cứu thị trường và chân dung khách hàng bạn bắt đầu thiết kế sản phẩm theo quy trình sau:

Bước 1: Lên outline [sườn] nội dung sản phẩm. Sản phẩm số của bạn nếu muốn bán được nhiều và lâu dài phải thoả mãn các yếu tố sau:

  • Có tính thực tiễn cao, rõ ràng, đúng trọng tâm chỉ cách làm chứ đừng chỉ đưa ra khái niệm.
  • Ngôn ngữ truyền tải dễ hiểu.
  • Phân chia bố cục tốt, theo 1 quy trình rõ ràng giúp người học dễ theo dõi, có phần tóm tắt hệ thống lại bài học.
  • Phân nhỏ bài học, đừng làm mỗi bài quá dài sẽ khiến người học bị bội thực.
  • Có đầy đủ ví dụ, thao tác để làm theo.

Bước 2: Đóng gói sản phẩm

Ebook

  • Viết hết toàn bộ nội dung, chương ra 1 file docs/word.
  • Dùng các phần mềm thiết kế ebook, hoặc mua sẵn template ebook trên internet rồi chèn nội dung vào nếu không rành về thiết kế.
  • Xài canva để làm hình ảnh bìa và các hình ảnh minh hoạ ebook cho đẹp.

Khoá học:

  • Lên sườn bài học với file thuyết trình để người học dễ theo dõi.
  • Quay clip theo từng bài, kết hợp show mặt người giảng dạy và show màn hình, file thuyết trình, chia sẻ ví dụ.
  • Bỏ clip vào unlisted của youtube hay vimeo, dropbox…
  • Tạo website nếu có nhiều khoá, landingpage nếu có duy nhất 1 khoá. Wesite có nhiệm vụ bán hàng cho bạn, làm sao nội dung bán hàng phải thuyết phục để người ta đọc web mà mua ngay.
  • Gắn plugin cho phép học viên đăng nhập vào để xem bài giảng và video.
  • Các tài liệu hướng dẫn, FAQ câu hỏi

Các sản phẩm khác cũng tương tự nha.

Bạn sẽ được học từng thao tác làm website, tạo khoá học, bỏ lên website ra sao, cài gì để học viên tự đăng nhập vào, cách làm nội dung, marketing trên các nền tảng để bán khoá học và kiếm trên 100 triệu/tháng. Link các bài học tại đây.

Marketing và bán sản phẩm như thế nào?

Trước hết bạn cần phải làm những điều này để khoá học bán thật chạy:

  • Xây dựng thương hiệu bằng cách đăng hằng ngày các nội dung hữu ích liên quan tới khoá học trên facebook cá nhân.
  • Kiếm follower và nhiều người biết tới bạn từ group seeding tới các group có khách hàng mục tiêu.
  • Xây các kênh tiktok, instagram, youtube… có nhiều người theo dõi. Bạn nên làm theo quy trình marketing Nhung chỉ trong khoá học kiemtienonlinehub để dùng 1 công có thể tạo nhiều content trên các nền tảng.
  • Chia sẻ thành tựu học viên đạt được, và hỗ trợ học viên tốt qua group học viên.
  • Gắn chương trình affiliate để học viên trải nghiệm khoá học bạn rồi chia sẻ cho người khác mua. Họ cũng sẽ kiếm được hoa hồng, có lợi cho đôi bên.

Video liên quan

Chủ Đề