Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải toán qua mạng

Nhiều năm qua, Bộ giáo dục đã phát động cuộc thi ViOlympic toán qua mạng Internet cho học sinh phổ thông. Ngay từ khi phát động, cuộc thi đã được đông đảo giáo viên, học sinh các bậc học hưởng ứng, trong đó có học sinh Tiểu học. Cuộc thi ViOlympic toán giúp học sinh có sân chơi bổ ích và lí thú. Học sinh được củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải toán, rèn luyện độ nhanh nhạy trong tư duy…Đối với giáo viên cũng phần nào được mở mang thêm kiến thức, bắt buộc phải tư duy sâu và phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được yêu cầu.

Để nâng cao chất lượng dạy học đồng thời bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn toán ngay từ cấp Tiểu học là rất cần thiết.

1. Các giải pháp thực hiện

1.1. Lập kế hoạch luyện thi giải toán ViOlympic lớp 4 phù hợp với trình độ học sinh.

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu từ năm học trước, tôi phổ biến đến HS cái hay, hấp dẫn của cuộc thi, những lợi ích mà HS có được qua cuộc thi: được học tập với máy tính, các bài tự luyện có nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn với những hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh phù hợp với lứa tuổi HS như: Đập dế, Cóc Vàng tài ba, Bức tranh bí ẩn, Đỉnh núi trí tuệ,... Từ đó khơi gợi trong HS hứng thú, sự say mê, khuyến khích HS bày tỏ nhu cầu, nguyện vọng với phụ huynh để phụ huynh có ý kiến, tự nguyện đăng kí cho con em tham gia thi.

1.2. Giúp HS nắm vững cách giải các dạng toán cơ bản

Sau khi đã lập kế hoạch hướng dẫn HS luyện thi ViOlympic, tôi đã giúp các em nắm được các kiến thức trong chương trình đi đôi với việc rèn kĩ năng và phát triển khả năng vận dụng cho HS. Kết hợp sách giáo khoa với các chuyên đề toán theo tài liệu Luyện thi ViOlympic đã được Bộ Giáo dục ban hành làm tài liệu sử dụng trong quá trình dạy học Toán ở các tiết học chính khóa và bổ sung sao cho phù hợp với kế hoạch dạy học, trình độ học sinh. Đây chính là tiền đề quan trọng giúp các em mở rộng, nâng cao khả năng hiểu biết.

1.3. Rèn kĩ năng giải toán ViOlympic lớp 4 thành thạo

1.3.1. Cần nắm nội dung các dạng toán khó của từng vòng thi để rèn luyện kĩ năng giải toán

Để giúp các em có thể làm các bài toán khó vòng nào dứt điểm vòng đó tôi đăng nhập và tự giải từng vòng thi rồi chụp lại những bài toán khó, phân loại thành từng dạng. Tổ chức HS ôn luyện theo từng dạng ngay trên lớp học. Tôi in đề ra giấy cho HS luyện. Lúc đầu HS có thể tự làm cá nhân hoặc thảo luận nhóm . Sau đó tôi tổ chức chữa bài trên màn hình ti vi để các em nắm được cách giải từng dạng bài.

* Dạng toán về trung bình cộng

Ví dụ: Lớp 4A có 38 học sinh, lớp 4B có số học sinh nhiều hơn trung bình số học sinh của 2 lớp 4A và 4B là 2 học sinh. Hỏi lớp 4B có bao nhiêu học sinh?

Cách 1: Sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng

Hướng dẫn

Phân tích: GV cần phân tích cho học sinh thấy rõ: Nếu ta xem trung bình cộng số học sinh của 2 lớp là 1 đoạn thẳng thì số học sinh của lớp 4B là 1 đoạn dài hơn đoạn trên 2 đơn vị. Như vậy, đến đây dễ dàng cho HS thấy rõ được hướng đi cho bài toán

Ta có sơ đồ:

Nhìn vào sơ đồ, HS sẽ thấy nếu giảm 2 HS của lớp 4B thì số HS lớp 4B sẽ bằng Trung bình cộng số HS của cả 2 lớp hay chính là số HS của lớp 4A khi được thêm 2 HS

Trung bình số học sinh của 2 lớp là:

38 + 2 = 40 ( học sinh )

Số HS lớp 4B là: 40 + 2 = 42 ( học sinh )

Đáp số: 42 học sinh

Cách 2:

Phân tích: Vì số HS của lớp 4B nhiều hơn trung bình số HS của hai lớp là 2HS nên lớp 4B phải bù cho lớp 4A là 2HS để được trung bình số HS của 2 lớp

Giải: Vì số HS của lớp nhiều hơn trung bình số HS của hai lớp là 2HS nên lớp 4B phải bù cho lớp 4A là 2HS để được trung bình số HS của 2 lớp.

Trung bình học sinh của hai lớp là: 38 + 2 = 40 ( học sinh )

Số học sinh lớp 4B là: 40 + 2 = 42 (học sinh)

Rõ ràng, trong 2 cách giải thì cách thứ 2 sẽ là nhanh nhất, ngắn gọn nhất.

Như vậy để nâng cao chất lượng giải toán Violympic tôi không chỉ bám sát từng vòng thi mà còn theo dõi HS trong quá trình thi và kết quả HS thi ở mỗi vòng, phát hiện những kiến thức HS còn hỏng và tiếp tục bồi dưỡng thêm cho HS vào buổi sau. 1.3.2. Hướng dẫn HS tìm cách giải nhanh.

Song song với việc giúp HS nắm được các chuyên đề luyện thi toán như trên, tôi hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức và rèn kỹ năng giải toán, hướng dẫn các thao tác tính toán sao cho học sinh phát hiện nhanh nhạy những tình huống có vấn đề trong các bài toán trên mạng, phát hiện dạng toán, tìm các phương pháp giải toán phù hợp để làm sao có đáp số đúng và nhanh.

* Ví dụ : Hai đội trồng được 16326 cây. Nếu đội thứ nhất trồng thêm 213 cây và đội thứ hai giảm đi 281 cây thì đội thứ nhất hơn đội thứ hai 480 cây. Tính số cây trồng được của đội thứ nhất. (Bài toán Vượt chướng ngại vật - Vòng 7, năm học 2022-2023)

- Cách 1 : Đây là dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (Sau khi thêm và giảm thì hiệu là 480 cây, tổng bị ẩn)

Tính tổng lúc sau 16326 + 213 - 281 = 16258 (cây)

Số cây của đội thứ nhất sau khi trồng thêm 213 cây (số lớn) là :

(16258 + 480) : 2 = 8369 (cây)

Số cây của đội thứ nhất là :

8369 – 213 = 8156 (cây)

- Cách 2: Đây là dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (hiệu bị ẩn)

Vẽ sơ đồ ngược từ cuối (đội thứ nhất hơn đội thứ hai 480 cây) rồi đưa về số cây thực của hai đội.

Số cây đội thứ hai hơn đội thứ nhất (hiệu) là :

281 - (480 - 213) = 14 (cây)

Số cây của đội thứ nhất (số bé) là :

(16326 – 14) : 2 = 8156 (cây)

- Nhận xét: Giải theo cách 1 thuận lợi hơn vì giải theo cách 2 phải mất thời gian vẽ sơ đồ, khó khăn trong việc xác định số cây của đội thứ hai hơn đội thứ nhất, xác định số thứ nhất là số bé.

1.3.3. Rèn các kĩ năng thực hành luyện thi ViOlympic

1.3.3.1. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng máy tính

Bước đầu tiên tôi đã tìm hiểu khả năng sử dụng máy tính của HS, phân loại và hướng dẫn những HS chưa biết sử dụng máy tính làm quen với từng thao tác sử dụng máy tính như : khởi động máy tính, sử dụng chuột, bàn phím để nhập chữ, chữ số, kí hiệu toán học,... Tổ chức cho những em HS này thực hành ngay trên ti vi lớn của lớp, để cả nhóm cùng rút kinh nghiệm.

1.3.3.3. Hướng dẫn học sinh thực hành các liểu bài ViOlympic

- Mỗi kiểu bài cần hướng dẫn HS đọc kĩ yêu cầu, cách thi và luật thi để khi thực hành HS không bị lúng túng, lãng phí thời gian và đạt được kết quả cao nhất.

- Hướng dẫn HS một số thủ thuật thi, ví dụ :

+ Ở kiểu bài Cặp bằng nhau có thể vận dụng các tính chất của phép tính và các quy tắc tính nhẩm chọn ngay được một số cặp như :

20145 5 và 20145 5 hay 82 11 và 902 để giảm bớt thời gian tính và viết nháp.

Hay nếu chẳng may HS tính nhầm, có những số không tìm thấy ô có giá trị bằng nó thì tôi đã hướng dẫn các em để số đó lại sẽ chọn sau, tìm chọn các cặp khác, cuối cùng còn các ô còn lại ta dùng máy tính cầm tay để tính lại rồi chọn tiếp.

+ Ở kiểu bài Web tự luận, điền vào chỗ trống có bài dạng :

34568 + 23843 73429 – 32834

ta chỉ cần nhẩm theo hàng (lớn nhất) chục nghìn : 3+2=5, 7-3=4 để điền ngay được dấu > mà không cần tính kết quả cụ thể.

+ Ở kiểu bài Sắp xếp và kiểu Cặp bằng nhau, GV cần hướng dẫn HS kẻ nháp sẵn bảng gồm 20 ô có 4 cột và 5 hàng như trong bài thi, tính kết quả theo từng hàng rồi viết vào nháp ở các ô tương ứng trên máy. Sau khi tính nháp xong thì chọn các ô theo yêu cầu của bài thi, chọn đến đâu dùng bút gạch ngay ô đó trên nháp cho dễ nhìn.

Ví dụ: bài Sắp xếp- vòng 1 năm học: 2021- 2022

Chọn tiếp ô giá trị tăng dần:

9981

24000 + 680

50000 + 207 x 7

4000 x 3

30000 + 4162 x 4

4728

6930

4832

59265 + 245 x 3

27000 + 450 :5

25000 + 300 x 3

50000 + 3201x 3

28000 + 32 x 9

50000 +52338 : 6

9872

7986

10000 - 386

1970

12869 x 4

7531

Với dạng bài tập này, tôi hướng dẫn HS thực hiện như sau:

Bước 1: HS kẻ 20 ô như trên màn hình vào giấy nháp.

Bước 2: Lần lượt tính kết quả từng phép tính của mỗi ô rồi viết vào các ô tương ứng trong giấy nháp.

Bước 3: Xếp kết quả theo thứ tự từ bé đến lớn bằng cách đánh số từ 1 đến 20.

Bước 4: Chọn các ô theo yêu cầu của bài thi, chọn đến đâu dùng bút gạch ngay ô đó trên nháp cho dễ nhìn.

Với cách làm trên HS sẽ đạt 100 điểm ở vòng này không khó. HS đã nắm được bản chất của bài toán, biết cách phân tích tìm cách giải ; khả năng suy luận, phán đoán, nhận định các yếu tố toán học tốt, HS biết hệ thống các bài tập nắm được cách giải từng dạng toán cụ thể, kĩ năng sử dụng máy tính, truy cập mạng cũng ngày được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt HS rất thích tham gia cuộc thi này, các em thấy tự tin, hứng thú học tập hơn - Điều mà bộ phận không nhỏ học sinh trước đây rất sợ, ngại học. Đây cũng là một cuộc thi hỗ trợ đắc lực cho việc học toán theo chương trình do đó chất lượng học tập của HS ngày càng được nâng lên.