Loại hợp đồng theo đơn giá cố định là gì năm 2024

“Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.”

Hợp đồng trọn gói thường quy định đơn giá theo hướng cố định

Như vậy, điểm mấu chốt của loại hình hợp đồng theo hình thức trọn gói nằm ở quy định về giá và phương thức thanh toán. Theo đó, giá áp dụng luôn mang tính cố định trong suốt giai đoạn thực thi công việc được quy định trong hợp đồng.

Hoạt động thanh toán có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần. Nhưng cho dù thanh toán theo phương thức nào thì đến khi hợp đồng hoàn tất, bên có nghĩa vụ thanh toán vẫn phải chi trả đầy đủ theo đúng giá trị cam kết trong hợp đồng.

Quy định khi áp dụng loại hình hợp đồng trọn gói

Trong quá trình áp dụng hợp đồng trọn gói, thông tin về giá chính là căn cứ hỗ trợ chủ thầu xét duyệt. Giá ở đây đã bao gồm nhiều loại chi phí, rủi ro phát sinh, chi phí dự trù phòng tình trạng trượt giá.

Quyết định áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định cần tuân thủ quy định trong Khoản 2 và 3, Điều 62 của Luật Đấu thầu năm 2013.

Hợp đồng trọn gói có thể áp dụng cho những gói thầu quy mô nhỏ, chiếu theo quy định tại Điều 63 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Trong đó, chi phí mua sắm vật tư phải đảm bảo không lớn hơn 10 tỷ VNĐ. Còn với gói thầu tổng hợp, lắp đặt, giá trị thanh toán sẽ không quá 20 tỷ VNĐ.

Khi triển khai hợp đồng trọn gói, cả bên giao thầu và bên cung ứng vật tư, thiết bị, dịch vụ phải có trách nhiệm cập nhật đơn giá cũng như tiến độ công việc.

  • Xem thêm: Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý

Quy định về thanh toán hợp đồng

Khi thanh toán hợp đồng trọn gói, bên có nghĩa vụ thanh toán cần tuân thủ nguyên tắc chung. Còn phía chủ thầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thanh toán.

Nguyên tắc chung

Chiếu theo Khoản 1, Điều 95 trong Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, nguyên tắc chung cho việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được quy định cụ thể như sau:

“Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần sau mỗi lần nghiệm thu với giá trị tương ứng với khối lượng công việc đã thực hiện hoặc một lần sau khi nhà thầu hoàn thành các trách nhiệm theo hợp đồng với giá trị bằng giá hợp đồng trừ đi giá trị tạm ứng [nếu có]. Trường hợp không thể xác định được chi tiết giá trị hoàn thành tương ứng với từng hạng mục công việc hoặc giai đoạn nghiệm thu hoàn thành thì có thể quy định thanh toán theo tỷ lệ phần trăm [%] giá trị hợp đồng.”

Việc thanh toán hợp đồng có thể diễn ra nhiều lần hoặc một lần

Hồ sơ thanh toán hợp đồng trọn gói

Muốn nhận thanh toán đầy đủ, phía chủ thầu cần chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ đề cập chi tiết giá cả, hạng mục công việc hoàn thành. Sau đó, gửi bộ hồ sơ này đến chủ đầu tư để yêu cầu thanh toán.

Dựa vào Khoản 2, Điều 95 đề cập trong Nghị định 63/2014/NĐ-CP, hồ sơ thanh toán cần đầy đủ một số nhóm giấy tờ sau:

  • Nhóm giấy tờ đối với gói thầu tư vấn dịch vụ, xây lắp: Gồm biên bản nghiệm thu hạng mục công việc theo từng giai đoạn. Trong biên bản này phải có xác nhận của người đại diện bên nhà thầu và bên chủ đầu tư.
  • Nhóm giấy đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: Gồm đơn giá hàng hóa cần mua sắm, chi tiết danh mục hàng hóa, chứng từ vận chuyển, giấy chứng nhận kiểm định chất lượng. Cùng với đó là biên bản nghiệm thu có chữ ký của đại diện nhà thầu và chủ đầu tư.

Phía nhà thầu cần chuẩn bị kỹ hồ sơ thanh toán

Bên cạnh đó, phía nhà thầu còn phải cung cấp một số giấy tờ cần thiết khác như đơn yêu cầu thanh toán, biên bản xác nhận công nợ, biên bản thanh lý hợp đồng.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện hợp đồng trọn gói

Trong quá trình ký kết, triển khai hợp đồng của trọn gói, các chủ thể tham gia giao kết cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

  • Không điều chỉnh đơn giá trong quá trình thực thi hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, chất lượng gói thầu.
  • Hợp đồng cần quy định rõ phương thức thanh toán theo từng giai đoạn đối với những gói thầu triển khai nhiều hạng mục.
  • Với các gói thầu xây lắp, cả chủ đầu tư và nhà thầu phải có trách nhiệm rà soát công việc. Trường hợp nhận thấy nhà thầu chưa hoàn thành công việc theo đúng cam kết hợp đồng, chủ đầu tư cần xem xét, đôn đốc hoạt động triển khai thi công lắp đặt theo đúng yêu cầu.
  • Các chủ thể giao kết có thể tham khảo một số mẫu hợp đồng trọn gói và điều chỉnh sao cho phù hợp với dự án thực tế cần triển khai.

Như vậy, FPT.eContract vừa chia sẻ chi tiết thông tin cần biết về hợp đồng trọn gói. Ngày nay, để rút ngắn thời gian ký kết hợp đồng, tiết kiệm chi phí in ấn, chuyển phát, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các giải pháp hợp đồng điện tử, trong đó có FPT.eContract. FPT.eContract là phần mềm hợp đồng điện tử tiên phong được nghiên cứu và phát triển bởi FPT, đáp ứng đầy đủ Thông tư 22/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số và đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá trong và ngoài nước như Giải thưởng Steve Châu Á – Thái Bình Dương [2021], Giải thưởng Made in Vietnam [2021], Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam [2021], Giải thưởng Sao Khuê [2021],..

Danh sách khách hàng tiêu biểu đang ứng dụng FPT.eContract

Phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite được ra mắt vào tháng 5/2023. Song song với đó, FPT vẫn duy trì các phiên bản PRO trả phí với đầy đủ tính năng. Nếu có nhu cầu ứng dụng, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và demo miễn phí.

Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract

Áp dụng loại hợp đồng trọn gói khi nào?

Hợp đồng trọn gói có thể áp dụng cho những gói thầu quy mô nhỏ, chiếu theo quy định tại Điều 63 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Trong đó, chi phí mua sắm vật tư phải đảm bảo không lớn hơn 10 tỷ VNĐ. Còn với gói thầu tổng hợp, lắp đặt, giá trị thanh toán sẽ không quá 20 tỷ VNĐ.

Hợp đồng trong đấu thầu là gì?

Hợp đồng trong các hoạt động đấu thầu là sản phẩm cuối cùng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để gắn trách nhiệm của mỗi bên [trách nhiệm thực hiện và thanh toán] trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Có bao nhiêu loại hợp đồng về lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu năm 2013?

Căn cứ theo quy định của Điều 62 Luật đấu thầu 2013 có các loại hợp đồng mà nhà thầu áp dụng được quy định cụ thể bao gồm các hợp đồng sau: hợp đồng trọn gói, loại hợp đồng theo thời gian, loại hợp đồng theo đơn giá cố định, và cuối cùng là loại hợp đồng áp dụng theo đơn giá điều chỉnh.

Thời gian thực hiện hợp đồng được tính như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 35 Luật Đấu thầu, thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành [nếu có].

Chủ Đề