Mặt trăng ở đâu

Trong vũ trụ Mặt Trăng và Mặt Trời chính là hai thiên thể có ảnh hưởng lớn nhất đến Trái Đất. Khi màn đêm buông xuống, bạn sẽ thấy Mặt Trăng xuất hiện với những hình dạng khác nhau tùy theo các ngày trong tháng. Mặt Trăng có màu trắng và giúp chiếu sáng cho Trái Đất vào ban đêm, đặc biệt là ngày rằm. Và sau đây mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về người bạn đồng hành trung thành của Trái Đất để giải đáp những thắc mắc Mặt Trăng được hình thành như thế nào, kích thước của nó là bao nhiêu, lớn hơn hay nhỏ hơn so với Trái Đất?
 

Mặt trăng ở đâu

 

Mặt Trăng là gì và có kích thước như thế nào?

Mặt Trăng là một vệ tinh có diện tích lớn thứ 5 ở Hệ Mặt Trời và là vệ tinh duy nhất của Trái Đất. Ngày 20 tháng 7 năm 1969, chiếc tàu Apollo 11 được phóng lên vũ trụ và Neil Armstrong - một trong những phi hành gia trên tàu chính là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.
 

Mặt trăng ở đâu

 

Mặt Trăng có đường kính 3.474 km, tức là chỉ lớn hơn một phần tư đường kính của Trái Đất. Từ đó bạn có thể biết được Mặt Trăng hay Trái Đất lớn hơn. Trong vũ trụ, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái Đất - Mặt Trăng - Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt Trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày. Cũng vì quỹ đạo quay này mà khoảng cách của Mặt Trăng với Mặt Trời sẽ có sự thay đổi. Khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 384.403 kilômét (km). Con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào các vị trí cụ thể như sau:

- Tại cận điểm (perigee): 363.300 km.

- Tại điểm xa nhất (apogee): 405.500 km.

- Trung bình (mean): 384.400 km.

Màu sắc và ý nghĩa của Mặt Trăng

1. Mặt Trăng có màu gì?

Khi màn đêm buông xuống, bạn nhìn lên bầu trời có thể thấy Mặt Trăng cùng những ngôi sao tỏa sáng lấp lánh. Chắc hẳn nhiều người cho rằng, Mặt Trăng có màu trắng như những gì mình nhìn thấy. Tuy nhiên thực sự thì Mặt Trăng có màu gì? Vàng, trắng, da cam, xám, đỏ hay xanh?
 

Mặt trăng ở đâu

 

Tất cả những đáp án trên đều đúng. Thông qua những bức ảnh được các nhà khoa học ghi lại trên con tàu Apollo (1969-1972), quang cảnh trên Mặt Trăng được bao phủ bởi một màu xám ảm đạm. Ở đây có những chất như magiê, sắt, canxi, nhôm, oxy, silic, tràng thạch và pyroxen. Điểm chung của những khoáng chất cơ bản này, giống như bụi, chúng là một màu xám tẻ nhạt. Vậy nên Mặt Trăng sẽ có màu xám. Tuy nhiên, màu sắc của Mặt Trăng có thể thay đổi do:

Quá trình phun trào của núi lửa để lại những vết lồi lõm trên bề mặt của Mặt Trăng. Những khu vực lồi lõm sẽ phản chiếu ít hơn những phần còn lại khiến Mặt Trăng có màu sắc đa dạng.

► Khi Mặt Trăng ở vị trí gần đường chân trời, ánh sáng từ nó đi qua nhiều lớp không khí, ánh sáng tím và xanh lục của quang phổ bị tán xạ. Do đó, chúng ta thấy Mặt Trăng có màu cam hoặc hơi đỏ.

► Khi Mặt Trăng ở xa hơn, ánh sáng ít bị ảnh hưởng bởi khí quyển, nên dường như Mặt Trăng có màu vàng, hoặc đâu đó giữa màu trắng và xám.

► Vào ban ngày, Mặt Trăng vẫn hiện diện trên bầu trời. Lúc này, Mặt Trăng phải cạnh tranh với ánh sáng Mặt Trời. Ánh sáng Mặt Trời được tán xạ bởi các hạt trong khí quyển, còn ánh sáng Mặt Trăng sẽ có màu trắng nhạt do đó sự hiện diện giảm đi tối đa. Đó là lý do tại sao bạn ngày bạn không thể thấy Mặt Trăng dù hành tinh này vẫn tồn tại ở vị trí của nó.

2. Mặt Trăng có ý nghĩa như thế nào?

Bạn đã từng đặt ra câu hỏi nếu không có Mặt Trăng, Trái Đất sẽ như thế nào? Mặt Trăng có ý nghĩa đặc biệt to lớn với Trái Đất. Điều đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy đó là nếu như không có Mặt Trăng thủy triều sẽ ít xuất hiện. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thủy triều là lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời. Tuy nhiên thủy triều do Mặt Trời gây ra chỉ bằng 40% so với Mặt Trăng. 

Ngoài ra nếu không có Mặt Trăng, quỹ đạo quay của Trái Đất sẽ mất ổn định. Chu kỳ quay và trục quay của Trái Đất đều bị ảnh hưởng từ đó khiến cho các hiện tượng như núi lửa, động đất xuất hiện nhiều hơn. Những hiện tượng này sẽ làm cho khí hậu dần thay đổi.
 

Mặt trăng ở đâu

 

Mỗi ngày chúng ta có 24 giờ. Điều này chính là nhờ lực của Mặt Trăng giúp hãm tốc độ quay của Trái Đất. Vậy nên nếu không có Mặt Trăng, Trái Đất sẽ quay rất nhanh và một ngày chúng ta sẽ chỉ có từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ đồng thời mỗi năm sẽ có khoảng 1.000 ngày.

Mặt Trăng giúp Trái Đất không bị mất ổn định và trục quay luôn cân bằng. Nếu không có Mặt Trăng, trục của Trái Đất sẽ lệch. Nếu độ nghiêng quá lớn sẽ có thể làm cho hai cực biến thành xích đạo, từ đó khiến băng tan chảy và làm dâng cao mực nước biển.

Mặt Trăng giúp định hình phương hướng. Giống như Mặt Trời, Mặt Trăng cũng mọc và lặn theo hướng cố định. Chính vì vậy mà con người thường dựa vào Mặt Trăng để xác định phương hướng. Vậy Mặt Trăng mọc ở hướng nào và lặn ở hướng nào? Mặt Trăng mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây. Từ mùng 1 đến mùng 10 âm lịch hàng tháng, nếu quan sát được trăng trên bầu trời gọi là trăng thượng tuần. Trăng khuyết, hai đầu nhọn quay hướng đông. Từ 20 đến 29 - 30 âm lịch hàng tháng, nếu quan sát được trăng trên bầu trời gọi là trăng hạ tuần. Trăng khuyết, hai đầu nhọn quay hướng Tây.

Quá trình hình thành của Mặt Trăng

Do những ý nghĩa to lớn đối với Trái Đất, việc Mặt Trăng được hình thành thế nào là vấn đề rất được các nhà thiên văn học quan tâm. Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã đặt ra 3 giả thiết về nguồn gốc và quá trình hình thành của Mặt Trăng, cụ thể như sau:

► Giả thuyết vụ va chạm lớn: Theo giải thiết này, một vật thể có kích cỡ sao Hỏa đã va chạm với Trái Đất, thổi bay các khối vật chất của vỏ hành tinh trẻ này vào không gian. Lực hấp dẫn liên kết các mảnh vật chất này lại với nhau, tạo thành một trong những Mặt Trăng lớn nhất trong Hệ Mặt Trời quay xung quanh hành tinh chủ của nó.

► Giả thuyết cùng hình thành: Theo giả thiết này, Mặt Trăng được hình thành cùng thời điểm so với các hành tinh khác. Theo đó lực hấp dẫn có thể đã khiến vật chất trong Hệ Mặt Trời thời kỳ đầu kết tụ lại trong cùng một khoảng thời gian khi Trái Đất hình thành. Giả thuyết này giải thích vị trí hiện tại của Mặt Trăng. Tuy nhiên nó đòi hỏi Mặt Trăng phải có cùng thành phần vật chất với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, điều này lại trái ngược với nghiên cứu của các nhà thiên văn học.
 

Mặt trăng ở đâu

 

► Giả thuyết bắt giữ: Theo giả thiết này, một thiên thể đá được hình thành ở đâu đó trong Hệ Mặt Trời có thể đã bị kéo vào quỹ đạo xung quanh Trái Đất. Giả thuyết bắt giữ có thể giải thích được sự khác nhau về thành phần của Trái Đất và Mặt Trăng. Tuy nhiên, một vệ tinh như vậy thường có hình dạng kì dị chứ không phải dạng hình cầu như Mặt Trăng. Đường đi của chúng cũng không có xu hướng nằm trên cùng mặt phẳng hoàng đạo của hành tinh mẹ, cũng không giống như Mặt Trăng. Chính vì vậy mà giả thiết bắt giữ cũng như cùng hình thành chưa được đánh giá cao. Cho đến nay, giải thuyết vụ va chạm lớn vẫn được cho là khả quan nhất để nói về sự hình thành của Mặt Trăng.

Trên đây là những thông tin về quá trình hình thành của Mặt Trăng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã có thể biết được Mặt Trăng có màu gì, kích thước ra sao và cách Trái Đất bao nhiêu km? Đồng thời cũng biết được ý nghĩa của Mặt Trăng đối với Trái Đất và sự sống của toàn nhân loại là to lớn như thế nào.

Trái đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất...

* Nhân dịp đầu xuân, cháu muốn GS giới thiệu tóm tắt cho chúng cháu những hiểu biết cơ bản nhất về Trái đất, Mặt trời và Mặt trăng?

Bạn Vi Thị Minh (Chi Lăng, Lạng Sơn)

Trái đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Trái đất hình thành cách đây 4,55 tỷ năm. Sự sống xuất hiện cách đây khoảng 3,5 tỷ năm và có thể tồn tại khoảng 1,5 tỷ năm nữa (sau đó kích thước Mặt trời tăng lên và làm tiêu diệt mọi sự sống).

Trái đất có hình cầu hơi bẹt về hai cực (đường kính xích đạo lớn hơn 43 km so với đường kính đo theo hai cực). Khối lượng Trái đất là 5,9722 x 1024kg.

Bán kính của Trái đất là 6.371 km. Diện tích Trái đất là 510.000.000 km2. Nước bao bọc tới 70,8% bề mặt Trái đất. Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời hết 365,25696 ngày với tốc độ trung bình là 29,783 km/giây. Nhân loại tính đến ngày 1/1/2016 là 7,34 tỷ người.

Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt trời. Mặt trời hình thành cách đây 4,57 tỷ năm. Mỗi giây có hơn 4 triệu tấn vật chất trong lõi của Mặt trời được chuyển thành năng lượng dưới dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái đất thông qua quá trình quang hợp và điều tiết khí hậu thời tiết trên Trái đất.

Thành phần của Mặt trời gồm Hydro (74% khối lượng), Heli (24% khối lượng) và một lượng nhỏ các nguyên tố khác. Mặt trời có đường kính khoảng 1,392 x 106km, có diện tích khoảng 6,0877 x 106 km2, với thể tích 1,4122 x 1018 km3 và với khối lượng khoảng 1,9891 x 1030 kg.

Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại.

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt trời. Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái đất đến Mặt trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái đất.

Đường kính xích đạo của Mặt trăng là 3.476,2 km, tức là hơn một phần tư đường kính Trái đất. Diện tích Mặt trăng là 3,793 x 107 km2. Khối lượng Mặt trăng là 7,347673 x 1022kg, khoảng bằng 2% khối lượng Trái đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái đất.

Mặt trăng quay một vòng quanh Trái đất với chu kỳ quỹ đạo 27,321661 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.

Mặt trăng có chu kỳ quay quanh quỹ đạo là 2,413402 km với tốc độ 1,022 km/giây. Mặt trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ, có nghĩa là nó hầu như giữ nguyên một mặt hướng về Trái đất ở tất cả mọi thời điểm.