Nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường

Muốn cạnh tranh phải nâng cao năng lực

Công ty TNHH In và Bao bì Châu Thái Sơn [Khu Công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh] là một trong những doanh nghiệp Việt Nam hiếm hoi là nhà cung ứng [vendor] cấp 1 của Samsung. Đại diện công ty cho biết, ngay từ khi thành lập công ty, chúng tôi đã có sự chuẩn bị về con người, nhà xưởng và các điều kiện làm việc của người lao động để đáp ứng các yêu cầu của Samsung.

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH In và Bao bì Châu Thái Sơn

“Chúng tôi đã đầu tư gần 200 tỷ đồng để cải tạo nhà xưởng, đầu tư máy móc. Cứ 3 tháng, Samsung lại đến đánh giá một lần, nếu phát hiện lỗi sẽ không giữ được ví trí vendor cấp 1” - đại diện Công ty TNHH In và Bao bì Châu Thái Sơn cho hay, đồng thời chia sẻ, để đáp ứng được các tiêu chuẩn của Samsung là việc cực kỳ khó với bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào.

Bởi tiêu chuẩn của Samsung là tiêu chuẩn toàn cầu nên rất cao. Do đó, việc đảm bảo các yêu cầu về sản phẩm cho Samsung đồng nghĩa với việc đáp ứng được yêu cầu của châu Âu và Hoa Kỳ. Cụ thể, đó là các yêu cầu về vấn đề môi trường sản phẩm, đảm bảo không có dư lượng hóa chất gây hại trong sản phẩm bao bì; môi trường lao động; chấp hành các quy định của luật pháp Việt Nam. Đặc biệt, các vấn đề về mặt kỹ thuật, tiến độ giao hàng, duy trì ổn định chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, đại diện Công ty TNHH In và Bao bì Châu Thái Sơn cho rằng, để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ [CNHT] phát triển, đặc biệt sự tham gia của các doanh nghiệp địa phương, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải có trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, với vai trò kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài để tham gia vào chuỗi cung ứng của họ.

"Mặc dù hiện tại tiềm năng của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNHT trong nước rất lớn nhưng đa số các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập về giá thuê đất, miễn giảm thuế nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển…" - đại diện Công ty TNHH In và Bao bì Châu Thái Sơn chia sẻ thêm.

Từ kinh nghiệm cung ứng phụ tùng, dịch vụ kỹ thuật cho các tập đoàn nước ngoài, ông Lê Nguyên Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Loriot nhận định, muốn cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp FDI buộc sản phẩm phải có chất lượng, thời gian giao hàng đảm bảo và giá thành tốt, do đó việc đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại rất quan trọng.

Đặc biệt, xu hướng linh kiện ngày càng nhỏ và không được phép có lỗi, do đó máy móc làm ra các linh kiện này phải tiên tiến, dây chuyền sản xuất phải tự động hóa cao. Có như vậy, chúng ta mới mong đánh bật được các đối thủ phụ trợ từ nước ngoài vào cùng với doanh nghiệp FDI. “Chưa kể, các nước như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc đã đi trước chúng ta trong sản xuất sản phẩm phụ trợ. Với lợi thế của người đi trước, họ có thể sản xuất hàng loạt, quy mô lớn, với giá thành rẻ. Nếu mình không gì nổi trội hơn mình sẽ thua” - ông Lê Nguyên Anh Tuấn nêu.

Giải cơn “khát vốn” cho doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa [SISME], các doanh nghiệp CNHT chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nhưng đòi hỏi vốn lớn cho đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công nghệ, vật liệu và nhân lực kỹ thuật trình độ cao. Chưa kể, sản xuất CNHT tạo ra các bán thành phẩm phụ thuộc hầu hết vào khách hàng là nhà sản xuất các sản phẩm cuối cùng, do vậy, CNHT khó có được các chiến lược thị trường rõ ràng như đối với sản xuất hàng hóa thông thường.

Hiện tại, do những đặc thù của sản xuất CNHT cũng như xuất phát điểm thấp của doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta như không có đủ tài sản để thế chấp vay vốn, báo cáo tài chính không khả thi do đầu tư ban đầu quá lớn, hồ sơ vay vốn khó thuyết phục cơ quan tín dụng… nên các doanh nghiệp CNHT rất khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. "Đây là một trong những rào cản chính khiến cho doanh nghiệp CNHT khó khăn trong việc đầu tư sản xuất, dẫn tới việc các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước khó tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu" - ông Nguyễn Kim Hùng nói.

Thậm chí, do ít vốn lại khó tiếp cận với nguồn tín dụng từ ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phá sản trong những năm đầu hoạt động. Theo thống kê cho thấy, cứ trong 100% nguyên nhân dẫn đến giải thể hoặc ngừng hoạt động của doanh nghiệp thì chiếm đến 49% là do quản trị tài chính và vốn.

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có doanh nghiệp CNHT, cần đẩy mạnh việc thực thi Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như chủ động phổ biến, hướng dẫn các nội dung của Luật để sớm đưa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vào cuộc sống gắn với việc giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan; ưu tiên bố trí nguồn lực, đẩy mạnh triển khai hiệu quả các nội dung, chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Ngoài ra, trong thời gian tới, Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh nguồn kinh phí hỗ trợ về đào tạo kiến thức quản trị tài chính doanh nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi công nghệ, số hóa các hoạt động của doanh nghiệp; đẩy mạnh hoạt động đào tạo online để các doanh nghiệp ở các địa phương, khu vực vùng sâu, vùng xa cũng có thể tham gia và nâng cao năng lực của mình.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội [HANOISME] cũng cho rằng, ngành CNHT Việt Nam hiện nay quy tụ khá nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đa số các doanh nghiệp thiếu các máy móc, công nghệ đủ điều kiện để sản xuất các sản phẩm mà các tập đoàn lớn quốc tế đang có mặt tại Việt Nam yêu cầu. Vì vậy, rất cần những giải pháp về nguồn vốn, tài chính ưu đãi, hạ tầng và mặt bằng nhà xưởng để giúp họ tăng cường đầu tư vào sản xuất và công nghệ. Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và định hướng tìm kiếm thị trường cũng như đầu ra cho sản phẩm.

//congthuong.vn/lam-gi-de-nang-cao-suc-canh-tranh-cho-doanh-nghiep-cong-nghiep-ho-tro-167885.html

Hàng Việt khẳng định thị phần

Đến nay, qua hơn 11 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” [từ năm 2009], hàng Việt đã tạo được sức loan tỏa mạnh mẽ trên thị trường tiêu dùng. Tại nhiều hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt tỷ lệ bày bán rất cao. Điển hình như tại hệ thống siêu thị bán lẻ Co.opmart, Vissan, Vinmart… hàng hóa trong nước chiếm tỷ lệ 90- 95%. Còn tại hệ thống siêu thị của doanh nghiệp [DN] nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam, hàng Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ 60- 96%. Tại kênh phân phối là các chợ, các cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ hàng Việt Nam cũng từ 60% trở lên.

DN hàng Việt nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, khẳng định thương hiệu

Thực tế cho thấy các DN sản xuất hàng Việt trong các ngành như dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, nông thủy sản… đã đẩy mạnh đầu tư để tăng thị phần tại nội địa và cả xuất khẩu. Và cả những thời điểm khó khăn do dịch bệnh, hàng hóa trong nước vẫn luôn có một vị thế nhất định trong lòng người tiêu dùng Việt Nam, khi mà 88% người tiêu dùng Việt khẳng định họ quan tâm tới cuộc vận động, gần 70% xác nhận họ sẽ ưu tiên mua và sử dụng hàng của DN trong nước sản xuất.

Theo bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hiệp hội DN Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian dài ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng các DN ngành lương thực thực phẩm như ABC Bakery, Acecook, Sài Gòn Food, Cholimex… đã chủ động tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay thế, điều chỉnh các dòng sản phẩm mang tính tiện ích hơn, sáng tạo ra sản phẩm mới sử dụng những nguyên liệu vốn là thế mạnh trong nước. Điều này không những giúp DN hàng Việt nhanh vượt qua khó khăn mà còn duy trì tăng trưởng, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Hay với ngành da giày, ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam đánh giá, nhiều DN ngành da giày luôn chủ động nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, DN ngành da giày cũng chủ động tiếp cận các thông tin, kiến thức về hàng rào kỹ thuật, pháp lý liên quan đến việc thực thi các FTA để có kế hoạch sản xuất, đầu tư công nghệ phù hợp, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu.

Với thị trường xuất khẩu đến nay hàng Việt cũng đã ghi dấu ấn sự hiện diện và sức lan tỏa mãnh mẽ. Chứng minh cho kết quả này là trong những năm gần đây trung bình hàng năm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt trên 500 tỷ USD. Tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 130,94 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch bệnh đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó, kể từ khi triển khai đề án "Thúc đẩy DN Việt tham gia các mạng lưới phân phối nước ngoài" từ năm 2015 đến nay đã góp phần thúc đẩy kim ngạch hàng xuất khẩu Việt Nam trong hệ thống của tập đoàn ở nước ngoài, góp phần xây dựng hệ thống các DN cung cấp hàng Việt Nam đảm bảo chất lượng.

Thực thi các FTA - nâng sức cạnh tranh cho hàng Việt

Tháng 3/2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 386/QĐ- TTg phê duyệt đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021- 2025. Đề án đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ chính, trong đó có nhóm nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt, DN Việt; xây dựng các chương trình tổng thể và đồng bộ nhằm ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ 4.0 và các giải pháp hỗ trợ DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa ứng dụng mô hình công nghệ số tại thị trường trong nước...

Ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam [VCCI] kiêm Giám đốc VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, trong bối cảnh thực thi hàng loạt các FTA sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn và thách thức cho các DN sản xuất hàng Việt. Các DN Việt đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa nhập khẩu ồ ạt vào thị trường nội địa nhờ ưu đãi thuế quan ngay tại chính “sân nhà”.

Để có thể nâng sức cạnh tranh cho hàng Việt, nhất là trong bối cảnh thực thi các FTA, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, khẳng định thương hiệu… DN cần giữ vững thị trường nội địa hơn 100 triệu dân. DN hàng Việt cũng cần đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ cao trong sản xuất để nâng chất lượng sản phẩm, đi đôi với xây dựng thương hiệu, chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất, đưa hàng hóa lưu thông ra thị trường, ứng dụng công nghệ 4.0, thương mại điện tử trong lưu thông phân phối hàng Việt. Cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn cho DN.

Để hỗ trợ DN hàng Việt đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Công Thương sẽ tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại địch. Đồng thời, tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu.

Bản thân các DN trong nước cần tích cực cập nhật những kiến thức về hội nhập, chủ động nâng cao trình độ quản lý, công nghệ, đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc, quy trình sản xuất, phân phối... để có thể tận dụng tốt hơn những lợi ích từ các FTA - ông Thành nhấn mạnh.

//congthuong.vn/nang-cao-suc-canh-tranh-va-lan-toa-hang-viet-qua-cac-fta-158052.html

Video liên quan

Chủ Đề