Nếu những hệ quả của chính sách dân số Trung Quốc

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Từ nhiều thập niên qua, chính sách một con của Trung Quốc là chủ đề gây tranh cãi cả trong và ngoài nước, kéo theo nhiều tác động tiêu cực tới xã hội.

Ảnh minh họa: China.org

Ngay sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, điều kiện vệ sinh và y tế được cải thiện đã thúc đẩy dân số tăng nhanh. Ban đầu, đây được xem như một lợi ích kinh tế, theo Time.

"Ngay cả khi dân số tăng gấp nhiều lần, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng tìm ra một giải pháp. Giải pháp đó chính là sản xuất", cố chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tuyên bố năm 1949.

Tuy nhiên, tốc độ dân số tăng nhanh khiến vấn đề cung cấp lương thực trở nên khó khăn. Năm 1955, giới chức Trung Quốc phát động chiến dịch kiểm soát sinh. Năm 1962, nạn đói lớn khiến khoảng 30 triệu dân tử vong. Kể từ đó, giới chức nước này bắt đầu chiến dịch tuyên truyền nhằm hạn chế sự tăng trưởng dân số. 

Sau gián đoạn bởi "Cách mạng văn hóa" năm 1966, ba năm sau, chiến dịch được tái khởi động dưới khẩu hiệu "Muộn, lâu và ít" [đẻ muộn, cách quãng và ít]. Dù bị phê phán, chiến dịch đã giúp tổng tỷ lệ sinh đẻ của nước này giảm từ 5,9 xuống 2,9% từ năm 1970 đến 1976.

Năm 1978, cố chủ tịch Đặng Tiểu Bình đề ra mục tiêu, trước năm 2000, dân số Trung Quốc không được vượt quá 1,2 tỷ người. Dưới áp lực dân số tăng nhanh ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế và xã hội, năm 1979, Trung Quốc áp dụng chính sách một con đối với người Hán [người dân tộc thiểu số được miễn thực thi chính sách này].

Năm 1982, chính sách một con được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc. Tùy thuộc vào nơi sinh sống, các cặp vợ chồng có thể bị phạt hàng nghìn USD nếu sinh thêm con.

Năm 1984, chính phủ cho phép các cặp vợ chồng ở nông thôn sinh con thứ hai nếu con thứ nhất là con gái, các cặp vợ chồng dân tộc thiểu số được phép sinh từ 3 đến 4 con.

Hệ lụy

Những người chỉ trích chính sách một con chú ý tới hậu quả xã hội tiêu cực, đặc biệt là nạn phân biệt giới tính. Tình trạng bỏ các bé gái sơ sinh, vốn diễn ra trước năm 1949, dần quay lại tại một số khu vực một thời gian ngắn sau khi chính sách một con có hiệu lực.

Tình trạng mất cân bằng giới tính diễn ra nghiêm trọng sau năm 1986 khi việc phá thai diễn ra dễ dàng, thiếu sự kiểm soát. Năm 1994, Trung Quốc cấm việc sàng lọc giới tính trước khi sinh. Tuy nhiên, với tỷ lệ 118 bé trai trên 100 bé gái được sinh ra hiện nay, Trung Quốc là quốc gia mất cân bằng giới tính lớn nhất thế giới.

Theo một công trình nghiên cứu khoa học của Australia, chính sách một con của Trung Quốc đã tạo nên một thế hệ yếu kém về tâm lý, đa nghi và sợ rủi ro.

Nhà nghiên cứu Nisvan Erkal thuộc Đại học Melbourne nhận định: "Những cá nhân thuộc diện một con ở Trung Quốc thường thiếu tự tin, đa nghi, sợ rủi ro, thiếu tính cạnh tranh, bi quan và ít siêng năng".

Những câu chuyện buồn

Yu Rongfen mang thai 7 tháng khi quan chức huyện Thụy An, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang tới gõ cửa phòng cô. Đây là lần thứ 2 Yu mang thai và cô buộc phải che giấu sự thật trước ánh mắt điều tra từ phía chính quyền. Cô bị phải đến bệnh viện bỏ thai.

Yu nói với Sydney Morning Herald rằng, cô có thể cảm thấy thai nhi yếu dần và dừng hoạt động bên trong cơ thể cô. Yu không phải là người phụ nữ duy nhất rơi vào cảnh éo le như vậy. 

Năm 2012, dư luận Trung Quốc xôn xao trước vụ việc một thai phụ 7 tháng ở tỉnh Thiểm Tây bị quan chức địa phương ép phá thai. Nguyên nhân là cô không thể trả khoản tiền phạt hơn 6.000 USD cho việc sinh con thứ hai. Bức ảnh chụp người mẹ nằm cạnh thai nhi dính máu được đăng tải trên mạng Weibo và sau đó gây nên làn sóng phẫn nộ chưa từng có ở Trung Quốc.

Tân Hoa xã ngày 29/10 đưa tin, nước này đã quyết định bãi bỏ chính sách một con  do lo ngại tình trạng già hóa dân số. Việc bãi bỏ chính sách một con nằm trong kế hoạch chi tiết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm điều tiết sự thay đổi của nền kinh tế theo hướng chậm và cân bằng hơn.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia về nhân khẩu học, chi phí và khó khăn trong việc nuôi dạy trẻ là các yếu tố có thể khiến nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc không muốn sinh thêm con thứ hai.

Giới hoạch định chính sách Trung Quốc từng không ít lần cảnh báo về xu hướng già hóa dân số ở nước này, sau hơn ba thập kỷ áp dụng chính sách một con. 5 năm trước, Trung Quốc chấm dứt chính sách này, cho phép mỗi gia đình được có hai con, nhưng tỷ lệ sinh không có dấu hiệu khởi sắc rõ rệt.

Khi kết quả cuộc tổng điều tra dân số năm 2020 được công bố hồi tháng 5, giới chức Trung Quốc và các nhà quan sát mới thật sự thấy rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Trong một thập kỷ qua, dân số Trung Quốc tăng khoảng 72 triệu người, mức tăng thấp nhất từ khi chính phủ bắt đầu thu thập số liệu vào năm 1953.

Số trẻ em chào đời tại Trung Quốc năm 2020 là 12 triệu, mức thấp nhất từ năm 1961 và là năm giảm thứ 4 liên tiếp. Tỷ suất sinh ở phụ nữ Trung Quốc trong năm 2020 là 1,3, trong khi con số này ở Mỹ là 1,64 và ở Ấn Độ là 2,2.

Một gia đình ở Trung Quốc tham quan thủ đô Bắc Kinh hồi tháng 5. Ảnh: AP.

Truyền thông Trung Quốc sau đó đã tìm cách mổ xẻ nguyên nhân tỷ lệ sinh không tăng dù các rào cản kế hoạch hóa dân số đã được dỡ bỏ. Nhiều lý do khách quan được đưa ra, từ mức sống người dân được cải thiện đến trình độ học vấn ngày càng cao, hay phụ nữ được trao quyền nhiều hơn trong xã hội.

Tuy nhiên, Helen Gao, bình luận viên về các vấn đề Trung Quốc đang sống tại Bắc Kinh, cho rằng truyền thông nước này đã không chú ý đến yếu tố đặc tính thế hệ. Chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ đã định hình tư duy cả thế hệ đang chiếm phần lớn trong tầng lớp trung lưu Trung Quốc.

"Thế hệ của tôi không biết gì về thời kỳ gia đình một con chưa trở thành chuẩn mực xã hội thành thị. Các gia đình ở quê còn được sinh con thứ hai nếu con đầu lòng là gái, nhưng với hầu hết trẻ con thành thị, anh chị em cùng nhà là khái niệm xa lạ", Gao viết.

Theo Gao, gia đình không có anh chị em đã tác động rất lớn lên quá trình trưởng thành của cô và những người cùng thế hệ, đặc biệt là quyết định sinh con. Cô cho rằng giới hạn một con đã trở thành "lý tưởng văn hóa" ở nhiều gia đình trung lưu Trung Quốc hiện nay.

Hơn ba thập kỷ Trung Quốc áp dụng chính sách một con cũng là giai đoạn kinh tế nước này phát triển nhảy vọt. Bố mẹ Gao cũng như nhiều người cùng trang lứa chịu ít áp lực hơn so với những gia đình đông con và có cơ hội tập trung nhiều hơn cho công việc cũng như đứa con "cầu tự" trong nhà.

"Con một được bố mẹ dốc toàn tâm toàn trí chăm sóc, nên họ tin rằng con cái mình phải xứng đáng có cuộc sống tương tự. Trong khi đó, những gia đình đông con thường bị liên tưởng với hình ảnh nghèo khó ở thôn quê, trái với cuộc sống phố thị", cô viết.

"Đây là lúc Trung Quốc trả giá cho chính sách một con của mình", Wang Feng, giáo sư xã hội học tại California, Mỹ, nhận định về kết quả cuộc tổng điều tra dân số năm 2020.

Theo Yi Fuxian, chuyên gia cấp cao Đại học Wisconsin tại Mỹ, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách một con quá muộn. Phụ nữ trẻ ở Trung Quốc ngày một độc lập hơn, sẵn sàng trì hoãn hôn nhân hay sinh con để theo đuổi mục tiêu học vấn và thu nhập, bất chấp sức ép từ gia đình hay nỗ lực vận động của chính phủ.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc từng cho rằng chính sách một con là chiến lược hợp lý, giúp nước này ngăn 400 triệu ca sinh trong ba thập kỷ qua và tránh bùng nổ dân số mất kiểm soát. Tuy nhiên, Yi nhận định nếu Trung Quốc không áp dụng chính sách này vào năm 1980, mức tăng dân số vẫn đủ khả năng tự điều tiết một cách tự nhiên.

Dù giới chuyên gia chưa thống nhất về hệ lụy dài hạn từ chính sách một con, nhiều người đồng ý rằng mô hình này góp phần tăng tốc hiện tượng suy giảm tỷ lệ sinh khi kinh tế phát triển. Nhật Bản và Hàn Quốc đều ghi nhận hiện tượng này khi giàu lên, nhưng cả hai quốc gia từng có tỷ lệ sinh cao hơn Trung Quốc vào thời điểm họ có GDP trên đầu người tương đồng.

"Tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng sau 100 năm nữa, số trẻ em mới sinh vẫn không vượt được năm 2018, dù số liệu năm này đã rất thấp. Trung Quốc trong tương lai sẽ không bao giờ ghi nhận hơn 15 triệu trẻ mới sinh mỗi năm", Liang Jianzhang, chuyên gia kinh tế ở Đại học Bắc Kinh, bình luận vào năm 2019.

Giới chức Trung Quốc đang tìm cách xoay chuyển tình thế, từ khuyến khích bằng chế độ đãi ngộ, phúc lợi xã hội cho đến hoạch định chính sách tăng dân số.

Các bệnh viện tỉnh Hồ Bắc năm 2019 hỗ trợ 500 nhân dân tệ cho mỗi sản phụ sinh con đầu lòng, 700 nhân dân tệ nếu sinh con thứ hai. Tỉnh Hồ Nam năm 2018 mở chiến dịch tuyên truyền "1.001 lý do nên có em bé". Trong giai đoạn 2016-2017, hầu hết các tỉnh thành Trung Quốc tăng thời gian nghỉ thai sản cho nữ.

Tháng 6 năm nay, Bộ Chính trị Trung Quốc thông qua chủ trương khuyến khích mỗi gia đình ở các vùng thành thị sinh ba con nhằm "đối phó tình trạng già hóa dân số và duy trì lợi thế, nguồn nhân lực". Các biện pháp hỗ trợ bố mẹ gồm giảm học phí, đảm bảo quyền lợi pháp lý của lao động nữ, giảm gánh nặng tài chính khi kết hôn cũng như giáo dục phụ nữ trẻ về "hôn nhân và tình yêu".

Các gia đình ở Bắc Kinh có con mới sinh mừng lễ quốc khánh Trung Quốc vào ngày 1/10/2019. Ảnh: NY Times.

Theo giới chuyên gia, những nỗ lực này không đủ để thuyết phục "thế hệ con một" sinh nhiều hơn. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc phải một lần nữa tái định hình chuẩn mực xã hội về số con trong mỗi gia đình. Lần gần nhất họ làm điều tương tự là ba thập kỷ kế hoạch hóa gia đình.

Xing Pu, một nhà tâm lý học trẻ em ở Trung Quốc, cho biết những thanh niên lớn lên từ "thế hệ con một" đặc biệt lo lắng về khái niệm làm cha mẹ. "Họ không thấu hiểu nhu cầu thật sự của con trẻ và chỉ có một hướng suy nghĩ: Bù đắp thật nhiều cho con những gì họ chưa được hưởng khi còn nhỏ", bà chia sẻ trên tài khoản WeChat cá nhân.

Thế hệ của Helen Gao lớn lên khi chi phí nuôi dạy trẻ em ngày một đắt đỏ. Chính sách con một khiến các gia đình thành thị tập trung gần như mọi nguồn lực cho "tiểu hoàng tử" hay "tiểu công chúa" trong nhà.

Tuổi thơ của những đứa trẻ này gắn liền với lớp dạy thêm mỗi tối và câu lạc bộ ngoại khóa cuối tuần. Khi chúng kết hôn, bố mẹ thường phải lo sẵn một căn nhà đầy đủ nội thất cho cặp tân lang tân nương.

Ngoài áp lực nuôi trẻ, thế hệ một con còn gánh thêm trách nhiệm một mình phụng dưỡng cha mẹ, một hậu quả khác của chính sách cũ. Với xu hướng dân số già hóa và những tín hiệu báo động về quỹ hưu trí, mối lo cho mỗi cặp vợ chồng thêm chồng chất khi phải chăm sóc cả hai bên nội ngoại.

Khoảng 137 triệu người trong độ tuổi sinh con tại Trung Quốc là lao động ngoại tỉnh. Không giống những ai sinh ra và lớn lên ở thành thị, được bố mẹ chu cấp đủ mọi nhu cầu gia đình, người lao động ngoại tỉnh là trụ cột duy nhất trong nhà. Họ vừa phải tự lo cho bản thân, vừa chịu kỳ vọng đưa bố mẹ vào thành phố an dưỡng tuổi già. Đối với nhóm dân số này, sinh thêm con là viễn cảnh không ai mong đợi.

"Nếu nhìn vào chi phí nuôi con trong hai thập kỷ tới, không mấy ngạc nhiên nếu những người lớn lên trong gia đình con một quyết định không kết hôn", Gao bình luận.

Trung Nhân [Theo Foreign Policy/ ABC/ NY Times]

Video liên quan

Chủ Đề