Người làm ăn là gì

Kinh doanh buôn bán phải có lời, lời ít thì lấy gì kiếm sống. Ai nói kinh doanh buôn bán lời vài triệu mỗi ngày là nhiều, 3-5 triệu/ngày là ít đấy. Và đây là sự thật cho con số 3-5 triệu mỗi ngày đây:Nói không phải là khoe khoang gì chứ mà nói để mọi người hiểu 2 vấn đề: Thứ 1 là không có công việc nào mang lại cho em nhiều tiền hơn ngoài việc tự tìm cách kinh doanh buôn bán. Thứ 2 là cái gì cũng có cái giá của nó, không dễ kiếm tiền nhưng chịu khó đầu tư công sức thì cũng có ngày thành công Vậy mới nói không phải ai cũng có thể kinh doanh. Như chị họ của em buôn bán suốt 5 năm nay lời mỗi tháng được tầm 5-6 triệu là cùng. Lúc đầu bả định buôn bán được là nghỉ việc văn phòng luôn ai dè lời nhiêu đó cũng đâu đủ, thế là suốt mấy năm vừa đi làm kế toán vừa buôn bán kiếm thêm. Thu nhập giờ cũng tầm 20 mỗi tháng, nhìn vào tưởng vất vả vì tới 2 job sao mà lo xuể, tuy nhiên bả nói chẳng có gì mệt cả công việc . Trong khi con bạn em học chung hồi cấp 2, nó mới mở 1 shop mỹ phẩm nho nhỏ được chừng 4 tháng. Doanh thu 1 ngày 10-15tr, lợi nhuận 3-5tr, bằng cả 1 tháng lương người đi làm công. em nhìn vô thấy nó có làm gì đâu, suốt ngày ngồi nhà thôi vậy mà lúc nào họp lớp nó cũng vắng mặt, ko thì lâu lâu lên blog cá nhân hồi xưa của nó thấy nó than vãn đủ điều. À, mà cũng có nhiều người ganh tỵ với những người bán hàng rong nữa nha.bạn nghĩ những người bán hàng rong, bánh tráng trộn ngày lời 3-5tr là sướng? Ko hẳn đâu ha, đừng tưởng dễ ăn, nhiều khi làm việc văn phòng lương ổn định, đều đều, ko cao, nhưng đc cái có đời sống tinh thần vui, phong phú. Tại sao lại có sự khác biệt đó, là vì chuyện buôn bán là không đơn giản, cái gì cũng có cái giá của nó hết.

Hình minh họa.

Muốn kinh doanh thì phải xác định rõ: 1. Nguồn vốn: Không phải chỉ có 20-30 triệu là có thể đầu tư sinh lời đâu ha. Để lấy hàng về bán thì 20-30 tiệu chỉ đủ cho em nhập 1 lượng hàng nhỏ. Nhiều khi còn chưa đủ để người ta tính giá sỉ đâu. Còn tiền đủ lấy hàng đi chăng nữa thì cũng còn thiếu chi phí xoay vốn, mà xoay thì tới mấy tháng thậm chí cả năm trời để gom từ từ tiền lời bù qua.Nào là nhập hàng, trả nợ, lúc nào cũng quay cuồng xoay tiền,...cầm 1 đống tiền trong tay vậy chứ toàn tiền hàng trả cho người ta thôi. 2. Nguồn lấy hàng:Hàng bán ai mà không muốn lời cho nên qua tay 1 người là giá đã được nâng lên 1 ít rồi. Đi mua mà không biết thì lấy hàng giá trên trời bán thì chẳng ai mua còn lấy hàng rẻ quá thì coi chừng lấy hàng dỏm, rồi một ngày bị thưa kiện, bôi nhọ. Nếu muốn lấy hàng giá rẻ thì 1 là có mối quan hệ rộng, nhờ vả người ta giới thiệu cho chỗ uy tín, giá cả phải chăng. Nhưng ở đời ai dễ cho bạn như vậy, nếu người ta không kinh doanh thì làm sao biết còn người đang kinh doanh thì có dại dột cho bạn biết để bạn cướp miếng cơm của họ không. Chỉ có trường hợp thứ 2 là tự thân đi tìm nguồn hàng. em là phải chịu khó đi 1 vài chợ, hỏi hàng chục sạp rồi so sánh giá, so chất liệu, chất lượng,...mới có được 1 chỗ lấy hàng tốt.phải biết thương lượng, phải biết mặt dày trả giá và chịu nghe chửi khi hỏi thăm về hàng hóa, giá bán,... 3. Khách hàngĐầu ra thì chuyện khó nói rồi. Không phải ai cũng có cái duyên buôn bán, nhiều khi lo tất cả rồi mà lại không ai mua mới mệt.-Giá bán rẻ thì người ta nghi ngờ em có lấy hàng dỏm không, bán mắc thì chê không thèm dòm huống hồ là mua-Bán shop thì phải tốn chi phí mặt bằng và phải trông coi, trả công cho nhân viên. Bán online thì người ta lại bảo sợ hàng không giống hình, sợ em lừa đaỏ,...-Bán hàng Việt thì ai cũng chê kiểu mẫu, màu sắc, thiết kế,...còn bán hàng ngoại thì bị nói nhập hàng Tung của, lấy hàng si-da,...-Bán đúng giá và lời ít thì khách không tin còn bán giá cao để cho họ trả giá xuống thì sợ 4. Nhân viênMột khi đã kinh doanh thì phải lo tìm nguồn hàng, lấy hàng, kiếm khách, quảng cáo khách, nhận đặt hàng, soạn hàng, giao hàng,...Nếu một em thì làm quần quật không có thời gian nghỉ ngơi còn tìm người phụ giúp thì phải trả lương, bàn giao công việc,... 5. Hình thức bán-Nếu bán shop thì đâu phải tự nhiên mở 1 shop ra rồi khách tự tìm đến đâu. Phải đi tìm mặt bằng, sửa sang trang trí và bày hàng, rồi sau đó phải gây dựng thương hiệu, khai trương, ...hàng trăm thứ để làm-Nếu bán hàng online thì phải tạo lập trang fanpage, website, SEO bán hàng,...rồi chụp hình, viết mô tả, liệt kê giá, ...đưa ra quảng cáo làm sao cho thu hút khách hàng. Nhiều khi còn phải tự tạo ra hàng chục hàng trăm nick để tạo tương tác hoặc bỏ ra 1 lượng tiền để có fan cho trang,... 6. Chịu áp lựcBạn có biết chị họ em nói công việc này không cực là sao không. Nó không cực vì chị ấy đã có chồng phụ giúp 1 tay. Anh rể em phụ chị chăm lo nhà cửa, con cái và còn phụ chị trả lời khách, giao hàng,... Chứ cô bạn cấp 2 mà em kể ở trên thì phải làm quần quật 1 em, tháng đầu tiên nó không có nhiều vốn, nó không dám mượn của ba mẹ mà chuyển sang vay bạn bè, ôm nợ bà chủ sạp của nó tới mấy chục triệu. Nó chịu khó xoay đầu này đắp đầu kia 3-4 tháng, đêm nào cũng thức khuya để tạo tương tác, tạo thu hút cho trang bán hàng của nó để khách người ta tin và mua. Bây giờ shop có lượng khách rồi thì nó lại phải lo tìm người phụ vì không thể nào làm nổi 1 lúc 5-7 việc mỗi ngày. 7. Chiêu tròỞ đây em chia ra 2 trường hợp :-Đầu tiên là chiêu trò mà em phải làm đối với khách: em phải nghĩ ra hàng đống thứ khuyến mại, giảm giá, minigame, ...các hình thức câu like câu view, câu share và câu khách.-Thứ 2 là chiêu trò đối phó với những vị khách “bad customer”, hàng trăm kiểu lừa đảo, chơi xấu, chơi khăm, giở trò gian lận,...khiến em hại não. Nếu muốn tôi có thể kể ra cho bạn dái như 1 đống sớ, vì con bạn tôi đã kể và cho tôi đọc rất nhiều tin nhắn “hư” của khách 8. Sự cốHàng đống sự cố xảy ra phải đền tiền đền hàng,....mà nào ai thấu cho người bán. Lời 1 cái áo 30k, 1 cái quần 40k, hay đôi giày 50-60k gì đó vậy chứ có ai tính cho những mặt hàng tồn, những khi hàng lỗi. Những lúc khách kiện hàng lỗi đòi đổi trả,...lời rồi trừ cho mấy cái đó tính ra chắc còn lời ha. Nói ra như trên không phải để các bạn nản chí không làm ăn kinh doanh, nhưng kể ra để mấy bạn chuẩn bị tâm lý này nọ để liệu đường đi nước bước trước khi làm ăn kinh doanh. Và những ai chưa kinh doanh thì hãy ngưỡng mộ những người đã và đang kinh doanh thành công đi nhé!

Xem thêm bài viết liên quan:

Nhiều người tỏ ra hời hợt trong các mối quan hệ. Chỉ khi gặp rắc rối với đối tác kinh doanh, bạn hàng, nhà cung cấp hay đồng nghiệp, họ mới bắt đầu tìm nguyên nhân. Thật ra, khi bước vào thương trường giữ mối giao hảo với nhiều người chính là cách nắm cơ hội làm ăn.

1. Tìm cách chia sẻ những điểm tương đồng khi có thể

Hầu hết chúng ta hay cố gắng gần gũi để tìm ra điểm chung giữa mình và đối tác. Rủi thay, mọi người thường có nhiều điểm khác biệt về chuyên môn, cá tính, kinh nghiệm, nguồn vốn... Điều này làm nên sự khác biệt lớn trong các ý tưởng.

Vì vậy, trước khi thỏa thuận chính thức điều gì, các đối tác phải xác định và làm rõ lập trường của nhau về mục tiêu công việc, dự kiến rủi ro. Từ đó, bàn bạc cách giải quyết vấn đề cho phù hợp với từng người.

Ngoài ra, cũng cần ghi nhận công bằng những đóng góp của mỗi bên cho mục đích chung. Đóng góp ấy không nhất thiết bằng tiền. Người này có thể góp cái mà người kia không có [sức khỏe, uy tín, chất xám hay ý tưởng sáng tạo...]

2. Dù thân tình vẫn phải có bản giao kết

Hãy ghi rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với công việc: ai đảm nhiệm việc gì, mỗi bên đầu tư bao nhiêu, ai sẽ thu tiền, thủ tục kiểm soát ra sao... Tất cả các ghi chép này phục vụ cho ba mục đích: Hoạch định, ghi chép chứng từ và phòng ngừa những rủi ro về tranh chấp về sau.

Ngay cả khi đã có những thỏa thuận ban đầu trên giấy như vậy, tất cả công việc về sau cũng phải được tiếp tục thể hiện bằng văn bản.

3. Cách nói dối tốt nhất là nói thật đúng điều cần nói

Tất nhiên, trong quan hệ đối tác, hiếm khi xảy ra sự lừa đảo đến độ vi phạm pháp luật. Nhưng những điều giả dối nho nhỏ mới chính là những nguy cơ đối với quan hệ hợp tác.

Sự màu mè, một chút thiếu vô tư có thể phá hủy quan hệ làm ăn. Sự thất hứa hay chối bỏ ý kiến của đối tác sẽ làm tổn thương nhau.

Giả dối hay thiếu tin cậy vào đối tác sẽ có hại vì nó làm lỡ những cơ hội kinh doanh và làm thiệt hại lợi ích của bạn. Quan trọng hơn là bạn đánh mất uy tín của mình mà uy tín trong kinh doanh là một thương hiệu vững mạnh nhất không gì có thể so sánh được.

Vì sao? Bởi vì các quan hệ đối tác giúp bạn sử dụng hết khả năng nguồn lực bên trong và bên ngoài công ty. Một khi bạn hàng đã tin tưởng bạn, nếu có mối ngon, họ ưu tiên dành cho bạn.

Ngoài ra, đừng cố che giấu các tình huống khó khăn. Hãy chia sẻ để bạn làm ăn có thể cùng giải quyết mọi chuyện.

4. Giữ liên lạc thường xuyên với các đối tác

Đừng đợi đến lúc cần thiết mới liên lạc. Điều này sẽ làm mối quan hệ của bạn trở nên nhạt nhẽo và mang màu sắc thực dụng.

Hàng tuần, nên trò chuyện với nhau vài phút qua điện thoại. Đôi khi chỉ là hỏi thăm sức khỏe, gia đình hay chuyện linh tinh. Đó lại chính là chất keo kết dính các mối quan hệ.

Đặc biệt, hàng tháng nên sắp xếp để đi ăn tối hay cùng uống một tách trà để trò chuyện. Đôi khi, những phi vụ làm ăn lớn lại bất chợt nảy sinh từ đây.

Chữ "dám" là một trong những từ khóa quan trọng nhất của lịch sử kinh tế học. Hơn một thế kỷ trước, nhân loạitừng đứng trước một nan đề ghê gớm, là làm sao để người dândám kinh doanh?

Trước khi có mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, cá nhân chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cho các khoản nợ của công ty. Công ty làm ăn thất bại, ông chủ sẽ mất tất cả, từ tài sản cá nhân cho đến tự do: họ có thể phải vào tù. Ở Tây Âu thế kỷ 19, có nhiều nhà tù riêng cho đối tượng này. Người ta chưacó quyền "tuyên bố phá sản" như bây giờ.

Nguyên tắc "được ăn cả ngã về không" này nghe khá thuyết phục. Huyền thoại kinh tế học Adam Smith kịch liệt phản đối mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Làm sao người ta có trách nhiệm nếu đầu tư bằng tiền của người khác?

Nhưng ngày nay, ở điểm nhìn của thế kỷ 21 soi lại, chúng ta hiểu rằng luật như thế không ai chơi. Rủi ro trong kinh doanh lớn đến mức sẽ không ai dám mở công ty mà làm ăn hết. Nhỡ thất bại thì bán con, bán cả chó. Nền kinh tế trở nên thịnh vượng chính là nhờ hàng triệu bộ óc liên tục tìm tòi ra những ý tưởng kinh doanh mới, đi tìm được người chia sẻ niềm tin đó, gây vốnvà hình thành hoạt động kinh doanh. Sự tăng trưởng xoay quanh một chữ "dám".

Xã hội hiện đạiđã lựa chọn một mô hình khuyến khích chữ "dám" trong kinh doanh. Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn được đánh giá là "một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại".Công ty là công ty. Giám đốc là giám đốc. Nếu nhà đầu tư, nhà băng hay chủ nợ nói chung đưa tiền vào công ty thì tức là họ phải tự đánh giá rủi ro và triển vọng của riêng mình. Công ty có quyền tuyên bố phá sản, và ông bà CEO có quyền được làm lại cuộc đời. Thứ này gọi là "xã hội hóa rủi ro" [socialisation of risk].

Ở quy mô xã hội, cái giá của "trách nhiệm hữu hạn", tức là sẽ có công ty phá sản, có nhà đầu tư mất tiền lúc này và lúc kia, không thể so sánh với cái lợi thu được khi nhiều người dám khởi nghiệp hơn, nhiều doanh nghiệp ra đời hơn.

Tất nhiên,có nhiều kẻ lợi dụng phát minh tốt đẹp này. Dư luận Mỹ vẫnđồng lòng căm phẫnnhững CEO đốt hàng núi tiền của nhà đầu tư mà vẫn nhơn nhơn, biệt thự siêu xe. Nhưng năm 2010, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhà kinh tế học Ha Joon-chang xuất hiện báo The Guardian và nhắc nhở công chúng: đúng là "xã hội hóa rủi ro" đã bị vài kẻ lạm dụng, nhưng chúng ta không được từ bỏ nguyên tắc.

Tôi muốn nhắc lại nguyên tắc này trong một ngày mà nổi bật trên mặt báo là câu chuyện của những doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Một startup nổi tiếng phá sản. Một công ty khác ra sản phẩm điện thoại thông minh mới. Nhiều dạng thức khác nhau, nhưng tất cả xoay quanh chữ "dám".

Việc bạn có yêu ghét, có hoài nghi, và bày tỏ điều đótrước các hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, cũng quan trọng. Dù sao bạn cũng là người tiêu dùng, bạn có quyền năng phán xét.

Nhưng không gì quan trọng bằng việc chúng ta – trong tư cách xã hội – đã lựa chọn một hệ thống luật pháp cụ thể, một thái độ nhất quán với việc làm ăn.

Chúng ta đã đồng lòng thiết kế một hệ thống cho phép mỗi cá nhân dám nghĩ dám làm, dám mở doanh nghiệp, gọi vốn, đầu tư sản xuất, hơn là cầu toàn, trồng bo bo trên ruộng hợp tác xã.

Thái độ khuyến khích sự đàng hoàng này còn đặc biệt quan trọng trong bối cảnh riêng của Việt Nam. Bởi ngoài khởi nghiệp thông thường, nước ta còn có dạng khởi nghiệp bằng chủ nghĩa thân hữu. Trong 2 dạng làm giàu, chúng ta còn có điều kiện hình thànhchữ "dám" thứ hai: dám ăn cắp.

Trong suốt 40 năm xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã tạo dựng một khối lượng công sản khổng lồ. Tài sản vật chất, và cả quyền kinh doanh tập trung trong khu vực công, có thể được phân chia bằng mệnh lệnh hành chính. Một "startup" Việt Nam có thể hình thành bằng việc tham gia chủ nghĩa thân hữu để đào vào khối công sản này, hoặc kiếm các đặc quyền kinh doanh.

Vũ "Nhôm" hay Đường "Nhuệ" không phải chuyện của năm ngoái, mà thực chất là chuyện của 20 năm nay. Các dạng thức của chủ nghĩa thân hữu và những mô hình "liên kết công-tư" dưới gầm bàn, nếu bạn là người Việt Nam, không cần giải thích nhiều.

Lựa chọn trở thành doanh nghiệp thân hữu là rất hấp dẫn, khi quyền năng "ban phát" lợi ích kinh tế của cơ quan công quyền vẫn quá mạnh. Chính phủ tất nhiên biết điều đó. Các cơ chế giám sát vẫn đang hoàn thiện, và được chính phủ thừa nhận là chưa hoàn thiện. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trút bỏ quyền lực kinh tài của cơ quan công quyền vẫn được xúc tiến chục năm nay, nhưng cũng còn lâu mới xong, và rủi ro kiểu Vũ "Nhôm", "Út Trọc" hay Đường "Nhuệ" vẫn rình rập.

Việc có "startup thân hữu" vẫn là một đặc sản của nước ta. Cái gì nước bạn cũng có, nhưng không ngon bằng, thì gọi là đặc sản.

Chúng ta đang sống trong một thời đại như thế. Các hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân chia ra làm 2 loại, loại "trên răng dưới cát-tút" và loại có "cửa làm ăn" sẵn rồi; loại chất phác và loại gian ngoan; loại doanh nhân và loại tội phạm.

Bối cảnh ấy khiến một xã hội càng cần tin vào những nguyên tắc tốt đẹp của thị trường tự do. Chúng ta không chỉ cần người giàu, mà còn cần những người giàu chân chính. Người giàu chân chính thì xuất hiện bởi những mô hình kinh doanh mới, những doanh nghiệp hiệu quả. Và những doanh nghiệp này tất nhiên hình thành nhờ việc ai đó "dám" đương đầu với sự khắc nghiệt của thị trường từ con số 0.

Mười thanh niên chất phác khởi nghiệp thì có thể chín người thất bại, chỉ một người thành công, xã hội vẫn thu lợi bền vững. Chứ mười thanh niên nhà có quan hệ khởi nghiệp thì cả mười người thành công, và xã hội có thể lĩnh đủ mất mát từ cả mười. Không phải thất bại nào cũng vô giá trịvà không phải ai giàu lêncũng đáng quý. Bạn sẽ khuyến khích chữ "dám" nào?

Bạn có quyền bình phẩm về những thất bại. Bạn có thể chê cười những cô cậu trẻ tuổi ngớ ngẩn đốt cả đống tiền cho ý tưởng hoang đường. Bạn có cả quyền khinh thường những người ngã ngựa. Ngay cả chính tôi, phải thú nhận rằng đôi lúc cũng mang phán xéttiêu cực khi nhìn thấy những thất bại [thường sau phá sản, mọi ý tưởng kinh doanh đều trông có vẻ ngu si không thể chịu nổi]. Nhưng đó là một cảm xúc rất cá nhân, và tôi phải vượt qua, vì tôi có một niềm tin lớn hơn để bảo vệ. Ngay cả thất bại của họ cũng có giá trị với xã hội. Tôi vẫn phải nhấn mạnh: chúng ta có một nguyên tắc ở tầm xã hội về khuyến khích việc đón nhận rủi ro trong kinh doanh. Nguyên tắc đó đảm bảo cho xã hội phát triển, nền kinh tế tăng trưởng.

Và nguyên tắc này, văn hóa nàycòn đặc biệt cần cho một xã hội mà suốt nửa thế kỷ trước đã liên tục khuyến khích thanh niên nghĩ xem có"cửa" gì hay hay rồi mới khởi nghiệp.

Đức Hoàng

Video liên quan

Chủ Đề