Giấy miễn thị thực Việt Nam là gì

Giấy miễn thị thực là loại giấy cho phép công dân của một quốc gia khác nhập cảnh và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải làm các thủ tục cũng như đóng các khoản lệ phí liên quan đến việc xuất nhập cảnh.

Bản mẫu giấy miễn thì thực

Các đối tượng miễn thị thực là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh hoặc một số đối tượng khác theo quy chế miễn thị thực đơn phương và song phương của Việt Nam.

- Miễn thị thực theo hiệp định song phương [Có đi có lại]: Bao gồm miễn thị thực cho các quốc gia Asian theo đó Việt Nam miễn thị thực cho các công dân đến từ các quốc gia Đông Nam Á và các quốc gia này cũng miễn thị thực visa cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh các quốc gia này. Thời hạn miễn thị thực song phương không quá 30 ngày.

- Miễn thị thực đơn phương [Chỉ đơn phương phía Việt Nam miễn thị thực Visa]: Hiện tại Việt Nam miễn thị thực cho công dân của 13 quốc gia bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga, Belarus, Đức, Pháp, Anh, Italy và Tây Ban Nha. Thời hạn của miễn thị thực đơn phương này không quá 15 ngày.

- Miễn thị thực 5 năm: Là hình thức miễn thị thực dài nhất mà Chính phủ Việt Nam ưu tiên giành cho những người nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam hoặc có quan hệ hôn nhân, huyết thống với công dân Việt Nam không phân biệt quốc gia. Người được hưởng hình thức miễn thị thực này mỗi lần nhập cảnh vào Việt Nam được miễn Visa 90 ngày trong thời hạn 5 năm. Hết thời hạn miễn thị thực người nước ngoài có quyền xin cấp mới Giấy miễn thị thực.

- Loại dán: Giấy miễn thị thực được dán vào hộ chiếu nước ngoài của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài dùng để nhập cảnh Việt Nam.

- Loại sổ: Giấy miễn thị thực dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ có giấy thường trú do nước ngoài cấp và người sử dụng hộ chiếu của những nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam không có quan hệ ngoại giao.

Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.

Giấy miễn thị thực được cấp cho người nhập cảnh Việt Nam thăm thân, giải quyết việc riêng.

a] Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực

b] Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam

c] Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế

d] Theo đề nghị của người được cấp giấy miễn thị thực

e] Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

Giấy miễn thị thực được cấp riêng cho từng người. Trẻ em có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ được cấp Giấy miễn thị thực chung với cha hoặc mẹ

Tags Giấy miễn thị thực là gì 

Các tin khác

I. Đối tượng được cấp

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Mang hộ chiếu nước ngoài có giá trị ít nhất 1 năm.

II. Đối tượng không được cấp

– Không đáp ứng các điều kiện để cấp giấy miễn thị thực.

– Thuộc các trường hợp chưa được cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 21 và Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

III. Đối với người Việt Nam định cư ở Anh hoặc Cộng hòa Ai-len, Quý vị nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán. Trường hợp Quý vị không thể tới Đại sứ quán, Quý vị có thể ủy quyền cho bên thứ 3 đến Đại sứ quán nộp trực tiếp [trừ trường hợp bố/mẹ nộp cho con]. Trẻ em dưới 14 tuổi không cần trực tiếp có mặt tại Đại sứ quán.

Hồ sơ gồm:

[1] 01 tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực có dán ảnh

Quý vị khai đơn trực tuyến tại trang web //mienthithucvk.mofa.gov.vn

Tờ khai hợp lệ được in ra phải đầy đủ, chính xác các mục theo yêu cầu và hàng mã số [barcode] phải rõ ràng. Trong trường hợp Tờ khai không chính xác, không đầy đủ hoặc không in được hàng mã số, Quý vị cần phải làm lại Tờ khai khác. Quý vị phải khai các thông tin tại mục 12 trong Tờ khai chỉ trong trường hợp có trẻ em có tên trong hộ chiếu của bố/mẹ. Trẻ em đi cùng chuyến nhưng mang hộ chiếu riêng thì phải có Tờ khai riêng, không kê khai trong cùng tờ khai của bố/mẹ hoặc người đỡ đầu.

[2] 01 tấm ảnh mầu mới chụp cỡ 4×6, phông nền trắng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu

[3] Bản gốc và 01 bản sao hộ chiếu Anh hoặc Ai-len [còn giá trị sử dụng ít nhất một năm].

[4] Bản gốc và 01 bản sao giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp Giấy miễn thị thực một trong các giấy tờ sau:    

– Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam;    

– Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam;   

– Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam;    

– Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;    

– Hộ chiếu Việt Nam [còn hoặc đã hết giá trị];   

– Giấy chứng minh nhân dân [còn hoặc đã hết giá trị];     

– Giấy khai sinh;    

– Thẻ cử tri mới nhất;     

– Sổ hộ khẩu;     

– Sổ thông hành cấp trước 1975;   

– Thẻ căn cước cấp trước 1975;    

– Tờ trích lục Bộ giấy khai sanh cấp trước 1975;     

– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.

[5] Trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ 3, Quý vị sử dụng mẫu SAU, được chứng thực chữ ký tại cơ quan công chứng [Notary Public] và hợp pháp hóa tại Bộ Ngoại giao Anh/Ai-len.

IV. Đối với người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam, Quý vị nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán. Trường hợp Quý vị không thể tới Đại sứ quán, Quý vị cần ủy quyền cho bên thứ 3 đến Đại sứ quán nộp trực tiếp [trừ trường hợp bố/mẹ nộp cho con]. Trẻ em dưới 14 tuổi không cần trực tiếp có mặt tại Đại sứ quán.

Hồ sơ gồm:

[1] 01 tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực có dán ảnh. mỗi tờ khai là một hồ sơ độc lập.

Quý vị khai đơn trực tuyến tại trang web //mienthithucvk.mofa.gov.vn.

Tờ khai hợp lệ được in ra phải đầy đủ, chính xác các mục theo yêu cầu và hàng mã số [barcode] phải rõ ràng. Trong trường hợp Tờ khai không chính xác, không đầy đủ hoặc không in được hàng mã số, Quý vị cần phải làm lại Tờ khai khác. Quý vị phải khai các thông tin tại mục 12 trong Tờ khai chỉ trong trường hợp có trẻ em có tên trong hộ chiếu của bố/mẹ. Trẻ em đi cùng chuyến nhưng mang hộ chiếu riêng thì phải có Tờ khai riêng, không kê khai trong cùng tờ khai của bố/mẹ hoặc người đỡ đầu.

[2] 01 tấm ảnh mầu mới chụp cỡ 4×6, phông nền trắng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu.

[3] Bản gốc và 01 bản sao hộ chiếu Anh hoặc Ai-len [còn giá trị sử dụng ít nhất một năm].

[4] Bản gốc và 01 bản sao giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam [giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha, mẹ, con], nếu các giấy tờ do phía Anh/Ai-len cấp thì cần chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Anh/Ai-len, và giấy tờ tùy thân [hộ chiếu/chứng minh nhân dân] hoặc giấy khai sinh Việt Nam của bố/mẹ, vợ/chồng người xin cấp miễn thị thực.

[5] Trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ 3, Quý vị sử dụng mẫu SAU, được chứng thực chữ ký tại cơ quan công chứng [Notary Public] và hợp pháp hóa tại Bộ Ngoại giao Anh/Ai-len.

V. Thời hạn của Giấy miễn thị thực

– Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa 05 năm và ngắn hơn thời hạn còn giá trị của hộ chiếu ít nhất 06 tháng. Người nhập cảnh Việt Nam bằng Giấy miễn thị thực, được cấp chứng nhận tạm trú 06 tháng cho mỗi lần nhập cảnh; nếu giấy miễn thị thực còn thời hạn dưới 06 tháng thì được cấp chứng nhận tạm trú bằng thời hạn của giấy miễn thị thực.

Trường hợp có nhu cầu ở lại quá 06 tháng, được cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh và có lý do chính đáng thì được xem xét, giải quyết gia hạn tạm trú, không quá 06 tháng tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi tạm trú.

VI. Trong mọi trường hợp, kể cả đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cấp đổi Giấy Miễn thị thực, Giấy miễn thị thực chỉ được cấp trên cơ sở ý kiến đồng ý của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an [Nghị định số 82/2015/NĐ-CP ngày 24/09/2015 của Chính phủ].

 Theo quy định của pháp luật Việt nam, người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực. Thị thực [hay thị thực xuất nhập cảnh,  tiếng Anh: visa] là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Sự cho phép này có thể bằng một văn bản nhưng phổ biến là bằng một con dấu xác nhận dành cho đương đơn vào trong hộ chiếu của đương đơn. Một số quốc gia không đòi hỏi phải có thị thực khi nhập cảnh trong một số trường hợp, thường là kết quả thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của đương sự.

Tuy nhiên để tạo thuận  lợi cho một số trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam được miễn thị thực . Miễn thị thực  là trường hợp quốc gia có quy chế cho phép một số đối tượng đặc biệt được phép xuất nhập cảnh ưu tiên không phân biệt mục đích xuất nhập cảnh.

Các đối tượng miễn thị thực là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh hoặc một số đối tượng khác theo quy chế miễn thị thực đơn phương và song phương của Việt Nam.

1. Các trường hợp người nước ngoài được miễn thị thực vào Việt Nam

- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật xuất nhập cảnh.

-  Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

-Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ Việt Nam.

- Công dân nước ngoài được Việt Nam Đơn phương miễn thị thực bao gồm 07 nước là Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc [HCPT], Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển [không phân biệt loại hộ chiếu] và cho quan chức Ban thư ký ASEAN

- Công dân nước ngoài mà  chính phủ Việt Nam song phương miễn thị thực như các nước ASEAN và một số quốc gia khác theo điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết

2. Đối tượng được miễn thị thực

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh nếu có đủ các điều kiện:

- Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài [dưới đây gọi tắt là hộ chiếu] còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

- Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.


3. Các trường hợp bị hủy giấy miễn thị thực

- Người được cấp Giấy miễn thị thực sau đó nếu bị phát hiện những vấn đề không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 2 Quy chế này sẽ bị hủy Giấy miễn thị thực.

- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc hủy Giấy miễn thị thực đối với người được cấp đang ở nước ngoài. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an; lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Quốc phòng [Bộ đội Biên phòng] tại cửa khẩu thực hiện việc hủy Giấy miễn thị thực đối với người được cấp đang tạm trú ở Việt Nam hoặc đang ở cửa khẩu Việt Nam.

- Trường hợp Giấy miễn thị thực bị hủy, phí xử lý hồ sơ sẽ không được hoàn trả.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH LUẬT TRÍ TÂM

Địa chỉ: 286 Nguyễn Xiển, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại:  024 2211 3939
Hotline: 0963 116 488 
Email:

Video liên quan

Chủ Đề