Nhân hóa là gì cho ví dụ

Nhân hóa là gì và tác dụng của nó để làm gì? Hãy cùng #giangbec phân tích khái niệm này và hiểu chi tiết hơn qua các ví dụ cụ thể nhé!

Trong đời sống hằng ngày, chắc hẳn ai cũng có những lần dùng những từ ngữ quen thuộc tưởng chừng như chỉ dùng gọi người để gọi những đồ vật, loài vật xung quanh chúng ta hoặc thậm chí là nói chuyện với chúng. Trong văn học đây được xem là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

Nhân hóa là gì cho ví dụ

Mục Lục

  • 1. Nhân hóa là gì?
  • 2. Có các kiểu nhân hóa nào?
    • 2.1. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
    • 2.2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động tính chất của vật
    • 2.3. Trò chuyên, xưng hô với vật như đối với người
  • 3. Tác dụng của nhân hóa và cách nhận biết nhân hóa trong câu
    • 3.1. Tác dụng
    • 3.2. Cách nhận biết nhân hóa
  • 4. Nhân hóa trong văn thơ và trong đời sống

1. Nhân hóa là gì?

Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Ví dụ:

“Chị ong nâu nâu nâu nâu.

Chị bay đi đâu đi đâu?

Bác gà trống mới gáy, ông Mặt trời mới dậy.

Mà trên những cành hoa, em đã thấy chi bay.”

(Bài hát Chị ong nâu và em bé, Tân Huyền)

Đoạn trích lời bài hát trên tác giả cũng đã sử dụng biện pháp nhân hóa, dùng những từ xưng hô giữa người với người như “chị” “bác” để gọi các loài vật, từ đó tạo nên sự gần gũi, hứng thú cho người nghe.

2. Có các kiểu nhân hóa nào?

Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp đó là:

2.1. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật

Phép nhân hóa này là dùng các từ ngữ vốn dành gọi người để gọi vật.

Ví dụ: chú ếch con, bác chào mào, cô sơn ca, anh chích chòe, …

Đây đều là những cụm từ có sử dụng phép nhân hóa trong các bài hát thiếu nhi quen thuộc. “Chú”, “bác”, “cô”, “anh”, … đều là những từ ngữ chúng ta thường hay dùng để gọi con người, nhưng nay tác giả dùng gọi vật để gợi lên sự quen thuộc, tạo màu sắc cho bài hát.

Nhân hóa là gì cho ví dụ

 

 

2.2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động tính chất của vật

Ví dụ:

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt trên vai.”

(Ca dao)

Thương nhớ thường là những cảm xúc của con người, tuy nhiên đoạn trích này lại tả một chiếc khăn biết thương nhớ, đây là biện pháp nhân hóa dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động tính chất của vật, tạo điểm nhấn cho tác phẩm.

2.3. Trò chuyên, xưng hô với vật như đối với người

Ví dụ:

“Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.”

(Ca dao)

Ở đây dùng từ “núi ơi” chính là biện pháp nhân hóa trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Phép nhân hóa đó đã làm cho câu văn trở nên sinh động, có hồn và giàu hình ảnh. Người nói xem núi như một người bạn thông qua đó giãi bày nỗi lòng nhớ thương của tác giả.

3. Tác dụng của nhân hóa và cách nhận biết nhân hóa trong câu

3.1. Tác dụng

Nhân hóa là một biên pháp nghệ thuật có vai trò quan trọng trong văn học cũng như trong đời sống:

  • Làm cho các con vật, cây cối, đồ vật, … trở nên gần gũi trong mắt người đọc, người nghe từ đó cũng khiến tác phẩm sinh động hơn.
  • Có thể thông qua nhân hóa biểu thị tư tưởng, tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đối với các loài vật, đồ vật, …

3.2. Cách nhận biết nhân hóa

So sánh với các biện pháp tu từ khác thì biện pháp nhân khá dễ để nhận biết.

Để nhận biết được đâu là phép nhân hóa chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:

  • Đầu tiên là tìm ra dấu hiệu, bao gồm loài vật, sự vật, đồ vật, hiện tượng, … nào được nhân hóa và từ ngữ dùng để nhân hóa.
  • Sau đó nêu ra tác dụng của những từ ngữ nhân hóa đó.
  • Đối với việc miêu tả sự vật: Có tác dụng khiến sự vật trở nên gần gũi với con người.
  • Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Có tác dụng về tình cảm, thông qua nhân hóa biểu thị tư tưởng, tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đối với các loài vật, đồ vật, …

Ví dụ:

“Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường.”

(Trần Đăng Khoa)

Nhân hóa là gì cho ví dụ
Ông trời mặc áo giáp đen

Những từ ngữ gạch chân chính là những sự vật được nhân hóa.

Hành động “mặc áo giáp đen”, “múa gươm”, “hành quân”  đều là những từ ngữ chỉ con người. Biện pháp nhân hóa được sử dụng tạo nên hình ảnh ông trời, cây mía hay những chú kiến sinh động có tình cảm, cảm xúc, đồng thời cũng tạo ra nhiều tầng nghĩa khác nhau. Ông trời mặc áo giáp đen ở đây chỉ trời sắp mưa, gió làm cây mía lung lay, kiến thi nhau tìm kiếm nơi trú ngụ.

4. Nhân hóa trong văn thơ và trong đời sống

Nhân hóa là một biện pháp tu từ được sử dụng khá nhiều trong văn học. Nhân hóa giúp cho các sự vật, hiện tượng tưởng chừng như xa lạ trở nên gần gũi trong mắt người đọc, người nghe. Cũng như thông qua đó biểu thị tư tưởng, tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đối với các loài vật, đồ vật, … những sự gần gũi đó giúp cho các tác phẩm văn học dễ dàng đi vào lòng người đọc, người nghe. Khơi gợi lòng yêu thiên nhiên, yêu động vật, yêu những thứ hiện hữu xung quanh chúng ta.

“Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.

Thân gầy guộc, lá mong manh,

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi,

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.”

(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)

Nguyễn Duy đã đưa hình ảnh cây tre mộc mạc, gần gũi, quen thuộc trong đời sống vào tác phẩm của mình, “thân gầy guộc”, “lá mong manh” nhưng có sức sống mãnh liệt. Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt  để phát triển, tạo nên thành lũy. Thông qua đó gợi lên hình ảnh con người Việt Nam, tuy nhỏ bé nhưng mạnh mẽ, kiên cường.

Nhân hóa là gì cho ví dụ
Lũy tre

Trong đời sống hằng ngày, nhân hóa cũng được sử dụng khá nhiều, chắc hẳn ai cũng đã từng trò chuyện với những con vật nuôi, hoặc dùng những từ ngữ gọi người để gọi những thứ xung quanh mình. Chú chim nhỏ, chị ong, những chú cá đang tung tăng bơi lội dưới ao, hay cách chúng ta thân thiết gọi những em vật nuôi thường ngày cũng đều là phép nhân hóa.

Nhân hóa là gì lớp 6 cho ví dụ?

Đây hình thức nhân hoá trò chuyện, xưng hô với đồ vật, sự vật gần gũi, thân mật như đang nói chuyện với con người. Cách này khiến sự vật trở nên gần gũi hơn, không còn vật vô tri, vô giác, mà có cảm xúc giống như con người. Ví dụ: Chị gió ơi! Chị gió ơi!

Từ nhân hóa là gì?

Nhân hóa (Anthropomorphism) hay còn gọi là phép nhân hóa hoặc nhân cách hóa là cách miêu tả, diễn tả con vật hoặc sự vật có cảm xúc, tính cách và hành động, tâm lý như con người bằng các thủ pháp nghệ thuật như văn, thơ.

Biện pháp nhân hóa là gì lớp 4?

- Nhân hoá là gọi tên, miêu tả các đối tượng (cây cối, đồ vật, loài vật …) bằng những từ ngữ, hình ảnh thường dùng để gọi hoặc tả người. Tác dụng của nhân hoá: Khiến sự vật trở nên sinh động, gần gũi với cuộc sống con người.

Biện pháp tu từ là gì và ví dụ?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn từ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ như (từ, câu văn, đoạn văn, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả trong cách diễn đạt, qua đó tạo ấn tượng với người đọc về hình ảnh, câu chuyện, cảm xúc của tác phẩm đó.