Nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp ở đâu

Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động và hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp [BHTN] đủ điều kiện, bạn sẽ được hưởng trợ cấp và nhiều quyền lợi học nghề, tìm việc làm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khái quát đầy đủ thủ tục và quy trình để chuẩn bị thật tốt bộ hồ sơ cho mình nhé.

1Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những gì?

Căn cứ Luật Việc làm 2013và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định TẠI ĐÂY.
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: a] Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; b] Quyết định thôi việc; c] Quyết định sa thải; d] Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; đ] Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Sổ bảo hiểm xã hội.
  • Sổ BHXH;
  • 2 ảnh 3 x 4;
  • CMND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photo nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu.

2Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nộp ở đâu?

Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định trên cho Trung tâm Dịch vụ Việc làm tại bất kỳ địa phương nào nơi bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Ví dụ: Công ty bạn ở TP. HCM bị giải thể và bạn quyết định về quê ở Cà Mau để sinh sống và tìm việc làm thì bạn cần nộp hồ sơ tại Trung tâm Dịch vụ Việc làmCà Mauđể được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3Trình tự giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được giải quyết theo quy trình sau:

  • Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động [HĐLĐ] hoặc hợp đồng làm việc [HĐLV], người lao động [NLĐ] chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm.

Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.

[Quy định tại Điều 16,Nghị định 28/2015/NĐ-CP]

  • Bước 2: Thời hạn giải quyết hồ sơ:

+ Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, NLĐ chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm [TTGTVL] thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

+ Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho NLĐ.

+ Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

  • Bước 3: Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

+ Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

+ Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.

Ví dụ:

Ngày 1/10/2016 NLĐ nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp [TCTN] tại TTGTVL.

Ngày 20/10/2016 TTGTVL ra Quyết định hưởng TCTN.

Ngày bắt đầu tính hưởng TCTN là 16/10/2016.

Ngày chi trả TCTN tháng đầu của cơ quan BHXH: Từ 20 – 25/10/2016.

Ngày chi trả TCTN tháng thứ 2: Từ 16/11 – 27/11/2016.

Ngày chi trả TCTN tháng thứ 3: Từ 16/12 – 27/12/2016.

  • Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ

Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3Một số câu hỏi liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến BHTN thường gặp và giải đáp:

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Ví dụ: Bạn có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục 26 tháng,mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp 06 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là 8.000.000đ/tháng. Sau đó bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 02 tháng với mức hưởng là 8.000.000đ x 60% = 4.800.000đ.

Điều kiện về thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp?

Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu là 12 tháng, cụ thể:

Với hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì cần đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Với hợp đồng theo mùa vụ hoặc hợp đồng dưới 12 tháng thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Mời bạn tham khảo một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Điện máy XANH giúp bạn soạn thảo hồ sơ nhanh hơn

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm được thủ tục và quy trình để chuẩn bị hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp cho mình. Nếu cần sự hỗ trợ, hãy bình luận bên dưới để Điện máy XANH giải đáp nhé.

THỜI ĐIỂM DỊCH COVID - 19

Thực hiện Chỉ thị số: 16/CT-TTg ngày 31 tháng 03 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19”, Trung tâm dịch vụ việc làm, cơ quan Bảo hiểm xã hội [BHXH] các tỉnh/thành phố kịp thời có những hướng dẫn cho đơn vị và người lao động thực hiện hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tại bài viết này, EFY Việt Nam xin tổng hợp những nội dung về quy trình, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đang được áp dụng trong thời điểm dịch COVID-19 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh​​​​​​

1. Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp trực tuyến tại TP. HCM

Trước diễn biến của dịch Covid-19 ngày càng phức tạp nên Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc hướng dẫn nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp trực tuyến. Căn cứ Luật Việc làm và Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. NLĐ vào website: //www.vieclamhcm.net/ để tải mẫu [Mẫu số 03và điền đầy đủ thông tin vào mẫu. Lưu ý: nơi đăng ký khám chữa bệnh lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh tuyến quận/huyện.

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực quyết định thôi việc/quyết định sa thải.

- Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội được chốt đến tháng nghỉ việc có đầy đủ các tờ rời kèm theo bản chính để đối chiếu và không cần chứng thực.

- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, kèm theo bản chính để đối chiếu và không cần chứng thực.

2. Các trung tâm giới thiệu việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh

NLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ phải hoàn thiện một bộ hồ sơ gửi qua bưu điện tới Trung tâm dịch vụ việc làm. Dưới đây là một số địa chỉ Trung tâm dịch vụ việc làm tại Tp. Hồ Chí Minh tiếp nhận hồ sơ qua bưu điện:

- Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh: 106/14D Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh.

- Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận 4: 249 Tôn Đản, phường 15, quận 4, Tp.Hồ Chí Minh.

- Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận 6: 743/34 Hồng Bàng, phường 6, quận 6, Tp.Hồ Chí Minh.

- Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận 9; địa chỉ: Số 1 đường số 9, phường Phước Bình, quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.

- Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận 12; địa chỉ: 802 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, Tp.Hồ Chí Minh.

- Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận Tân Bình; địa chỉ: 456 Trường chinh, phường 13, quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh.

- Cơ sở 2-Củ Chi; địa chỉ: 108 đường 458, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh.

3. Các bước thực hiện nộp hồ sơ

Bước 1: Nộp hồ sơ đến Trung tâm dịch vụ việc làm qua bưu điện

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hay hợp đồng làm việc thì NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Địa chỉ nộp hồ sơ có thể theo hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của NLĐ.

Bước 2: Thông báo tạm dừng trả kết quả hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong giai đoạn dịch Covid-19

- Thực hiện theo Chỉ thị số: 16/CT-TTg ngày 31 tháng 03 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19”.  Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thành phố Hồ Chí Minh có thông báo về việc tạm dừng trả kết quả như sau:

- Tất cả hồ sơ trung tâm tạm dừng trả kết quả cho NLĐ có phiếu hẹn trả kết quả từ ngày 28/3/2020 đến ngày 20/4/2020. Trung tâm sẽ giải quyết hồ sơ cho NLĐ sau ngày 20/4/2020 [hoặc khi có hướng dẫn mới].

-Tất cả hồ sơ nêu trên NLĐ gửi qua đường bưu điện bằng thư bảo đảm đến một trong những địa điểm trên. Trung tâm sẽ giải quyết cho NLĐ sau ngày 20/4/2020 [hoặc khi có hướng dẫn mới

- Trường hợp thật sự cần thiết NLĐ vui lòng điện thoại cho Trung tâm/Chi nhánh để được hướng dẫn. Mọi quyền lợi của NLĐ vẫn được đảm bảo trong thời gian trên.

Bước 3: Trung tâm dịch vụ việc làm duyệt và trả về kết quả cho NLĐ như sau:

- Sau khi quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm trả kết quả kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho NLĐ.

- Trường hợp NLĐ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì Trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp và thẻ BHYT

- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

- Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không  nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.

4. Các lưu ý khi làm chế độ BHTN trực tuyến tại Tp. Hồ Chí Minh 

- Quy trình chỉ áp dụng tại Tp. Hồ Chí Minh-Cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản của ngân hàng Đông Á. Do vậy, trường hợp NLĐ chưa có tài khoản ngân hàng Đông Á thì có thể liên hệ tại các điểm giao dịch của ngân hàng Đông Á để được hướng dẫn mở tài khoản..

- Người lao động ghi số điện thoại di động trong mẫu Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp để Trung tâm/chi nhánh liên hệ khi có vướng mắc.

Đơn vị và NLĐ có thể tham khảo chi tiết tại: //baohiemxahoidientu.vn/bhxh/thu-tuc-va-quy-trinh-lam-ho-so-huong-tro-cap-bao-hiem-that-nghiep-bhtn.html.

Trân trọng cảm ơn!

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Dương 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

EFY Việt Nam

Tin tức liên quan

Video liên quan

Chủ Đề