Ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ như thế nào

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a] Tính chất nhiệt đới

- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C [trừ vùng núi cao]. Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/năm.

b] Lượng mưa, độ ẩm lớn

- Lượng mưa trung bình năm cao, từ 1500 đến 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 - 4000mm.

- Độ ẩm không khí cao trên 80%.

c] Gió mùa

- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

- Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc [thường gọi là gió mùa Đông Bắc].

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn.

+ Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.

+ Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

- Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.

+ Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào, khối khí này trở nên khô nóng [gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào].

+ Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam [xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam] hoạt động mạnh.

+ Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.

- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

- Cuối mùa đông khối khí Xibia di chuyển về phía đông, qua biển nước ta đem theo thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn vào mùa xuân ở Đồng bằng sông Hồng.

- Gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước gặp dãy Trường Sơn bị chặn lại và bị đẩy lên cao, hơi nước ngưng tụ, gây mưa ở sườn tây, gió vượt qua sườn đông hơi nước đã giảm nhiều và nhiệt độ lại tăng. Gió hoàn toàn trở nên khô nóng.

2. Các thành phần tự nhiên khác

a] Địa hình

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi

+ Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá; bên cạnh đó là hiện tượng đất trượt, đá lở.

 + Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn.

+ Các vùng thềm phù sa cổ: bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: Ở rìa phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

b] Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc:

+ Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển, cứ 20km gặp một cửa sông.

+ Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:

+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm [trong đó có 60% lượng nước nhận từ ngoài lãnh thổ].

+ Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn.

- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường.

c] Đất

- Feralit là loại đất chính ở Việt Nam.

- Quá trình feralit là quá trính hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan [Ca2+, Mg2+, K+], làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt [Fe2O3] và ôxit nhôm [Al2O3] tạo ra màu đỏ vàng, vì thế loại đất này gọi là đất feralit [Fe-Al] đỏ vàng.

d] Sinh vật

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh [còn lại rất ít].

- Hiện nay phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.

- Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

a] Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

- Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình nông - lâm kết hợp...

- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời tiết không ổn định.

b] Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống

- Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch… và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô.

-  Khó khăn:

+ Các hoạt động giao thông, vận tải du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

+ Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng… cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

Page 2

SureLRN

Việt Nam là một trong những Quốc gia có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, tuy nhiên không phải ai cũng biết về kiểu thời tiết này và những ảnh hưởng của nó đến đời sống của mình như thế nào? Do đó trong bài viết dưới đây Thongtinkythuat.com sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin về gió mùa để bạn hiểu rõ hơn về nó.

Gió mùa là gì? Đặc điểm của gió mùa

Gió mùa chính là loại gió thổi đổi hướng theo mùa. Gió mùa có hai loại là gió mùa đông và gió mùa hè, hướng gió ở hai mùa thường có chiều ngược với nhau.

Vào mùa đông thì gió mùa sẽ thổi từ lục địa châu Á ra và đem theo không khí khô, lạnh nhưng càng về gần xích đạo thì ấm dần lên. Còn gió mùa hè xuất phát từ khu vực áp cao của nửa cầu Nam đi qua Xích Đạo thì đổi hướng Tây Nam, gió này đi qua vùng biển nên độ ẩm dồi dào gây

Đặc điểm của khí hậu gió mùa

Về đặc điểm của gió mùa trước tiên phải kể đến là hướng gió thay đổi: Trong khi mùa Đông gió thổi từ đất liền ra biển nên thời tiết lạnh giá và hanh khô. Vào mùa hè hướng gió thổi là từ biển vào đất liền nên thời tiết nóng ẩm, chiều gió ngược nhau chính là đặc điểm nổi bật nhất của loại gió này.

Vào mùa hè các khu vực gần biển càng mưa nhiều và tiến vào sâu trong đất liền mưa sẽ ít hơn. Thời gian bắt đầu mưa cũng bắt đầu từ biển vào sâu trong đất liền và thời gian kết thúc mưa bắt đầu ngược lại.

Mưa tập trung nhiều nhất là vào mùa hạ, chiếm hơn một nửa lượng mưa của cả năm, lý do là vì mùa này gió mùa thổi từ biển thổi vào mang hơi ẩm nhiều. Mùa đông thì ít mưa hơn vì gió từ trong đất liền thổi ra chứa ít độ ẩm.

Những nước nào có khí hậu gió mùa?

Các khu vực có kiểu khí hậu gió mùa phải kể đến là Trung Quốc, Đông Á, Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản. Riêng kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa thường có ở những Quốc Gia như:

  • Việt Nam
  • Úc [Cairns].
  • Liberia [Monrovia].
  • Sierra Leone [Freetown].
  • Guinee [Conakry].
  • Côte d’ivoire [Abidjan].
  • Cộng hòa Dominican [Stanto Domingo].
  •  Puerto Rico [San Juan].
  • Thái Lan [Phuket].
  • Myanma [Yangon].
  • Philippines [Quezon City].
  • Ấn Độ [Mangalore; Kochi; Surat].
  •  Mỹ [Miami].
  • Bangladesh [Chittagong].
  • Cộng đồng thịnh vượng Bahamas [Nassau].
  • Colombia [Medellin].

Ảnh hưởng của khí hậu gió mùa tới đời sống hàng ngày

Khí hậu nhiệt đới gió mùa được phân loại vào nhóm Am theo như phân loại khí hậu của Koppen. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường có nhiệt độ trung bình năm là 18 độ C và có hai mùa là mùa ẩm và mùa khô đặc trưng. Lượng mưa trung bình năm lên đến 1.000 đến 1.500 mm/năm.

Ảnh hưởng của khí hậu gió mùa tới đời sống hàng ngày

Với kiểu khí hậu này chúng có những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất của con người trong đó có thể kể đến như:

Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp

Thuận lợi:  Nền nhiệt của kiểu khí hậu này thường khá cao, độ ẩm lớn và lượng mưa nhiều đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước và thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi.

Khó khăn: Thời tiết thường diễn biến thất thường [thường xuyên xảy ra thiên tai, mưa lũ, hạn hán, rét đậm và rét hại,…] điều này gây khó khăn rất lớn đến các hoạt động canh tác, thời vụ cũng như là phòng chống thiên tai.

Độ ẩm môi trường lớn kết hợp với nhiệt độ cao là môi trường tốt nhất cho các loại vi khuẩn virus gây bệnh phát triển, ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người.

Ảnh hưởng đối với đời sống con người và các hoạt động sản xuất khác

Thuận lợi: Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp để phát triển các ngành kinh tế như: Lâm nghiệp, giao thông vận tải, thủy hải sản và du lịch… Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khai thác nông lâm ngư nghiệp và xây dựng nhất là vào mùa khô.

Xem thêm:

Ảnh hưởng đối với đời sống con người và các hoạt động sản xuất khác

Khó khăn: Như đã nói ở trên khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm mang đến kiểu thời tiết diễn biến phức tạp thường xuyên xảy ra các hoạt động thời tiết cực đoan như: Dông, lốc, sương muối, sương giá, rét hại, rét đậm … Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây trồng cũng như đời sống của người dân.

Mùa đông thường rất lạnh và khô có nơi nhiệt độ dưới 0 độ C khiến nhiều cây trồng không phát triển được, động vật chịu lạnh kém bị chết, gây thiệt hại lớn về mùa màng.

Môi trường thiên nhiên cũng dễ bị suy thoái hơn so với các loại khí hậu khác, lý do là vì các kiểu thời tiết cực đoan diễn ra nhiều hơn so với các kiểu khí hậu khác, thiên tai bão lũ, hạn hán… Gây nên những tổn thất nặng nề tới mọi ngành sản xuất và cả con người.

Các hoạt động kinh tế như giao thông, du lịch và công nghiệp khai thác… Cũng chịu ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ sông ngòi, mực nước sông suối cũng thay đổi theo mùa, vào mùa Đông mực nước trên các sông thường thấp, còn vào mùa hè khi lượng mưa lớn khiến mực nước các con sông dâng cao.

Ngoài ra độ ẩm lớn của kiểu khí hậu này còn gây khó khăn rất lớn trong việc bảo quản các loại máy móc thiết bị trong sản xuất và sinh hoạt.

Như vậy, những thông tin về gió mùa, đặc điểm của gió mùa và những ảnh hưởng của kiểu khí hậu này đến đời sống sản xuất của người dân đã vừa được Thongtinkythuat.com trình bày trong bài viết.

Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và đưa ra được những biện pháp khắc phục những khó khăn mà kiểu khí hậu này mang đến.

Video liên quan

Chủ Đề