Phân tích bài Cái cò, cái vạc, cái nông

Doduc 1- Ngày bé mẹ nghe ầu ơ : Cái cò cái vạc cái nông/ Ba cái cùng béo vặt lông cái nào/ Vặt lông con cốc cho tao/ Ta nấu ta nướng ta xào ta ăn. Nghe mãi, nghe mãi thành thuộc từ thuở nằm nôi, lớn lên nhớ nằm lòng. Sau đó mấy câu ca dao đến lượt ru em tôi. Thời gian trôi, tôi lớn lên có gia đình. Đến lượt “cái cò cái vạc cái nông” lại lần nữa đem tặng vào giấc ngủ các con tôi… Tôi đọc và thuộc như cháo, đọc như một thói quen chơi chạy vòng tròn, như ăn bát cháo hoa thấy mát mẻ đồng quê mà không bao giờ tìm cảm nhận về khí vị của cháo. Nào có bao giờ nghĩ đến chuyện đi tìm cái lý trong câu ca dao đâu. 2- Một hôm nằm ngẫm lại từng câu bỗng phát hiện ra cái vô lí : Ba con cò- vạc – nông đều béo, được người ta tính đến sẽ chọn một con vặt lông đánh chén. Ba đối tương này thì đối tượng nào sẽ bị đưa lên thớt? Bất ngờ, và bất ngờ lớn nhất ở câu cuối: Vặt lông con ”cốc” cho tao! Ôi trời, cốc không hề xuất hiện trong dự án làm thịt nhưng cuối cùng lại là kẻ hiến tế. Tôi giật mình, giữ trong lòng nỗi băn khoăn. Một lần về quê hỏi thì nghe mẹ bảo: Là ca dao nó nói thế, ai biết là cái gì. Mẹ cũng nghe từ bé thế thì nhớ thế thôi…

Show

Ờ, đều là loài kiếm ăn mặt nước nhưng câu ca dao lại phân loại khác nhau: cò- vạc-nông được gọi là cái. Cái là mẹ, là bề thế. Trong nhà là người cai quản, ra đường là bậc phụ hunynh. Còn nông là con, là nhỏ bé và phụ thuộc. Ba “cái” bỗng nhiên thoát cảnh vặt lông, còn “con” không được nhắc tới trong sự lựa chọn bỗng được lôi tuột ra để xử. Chuyện đời thật rắc rối. Vẫn chưa tìm ra ý nghĩa của cái cảnh tréo ngoe này.

40 lượt xem

Câu 1 (Trang 49 SGK) Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao đế chứng minh điều đó và giải thích vì sao?

Bài làm:

Hình ảnh con cò trong ca dao xưa thường để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân.

“Cái cò đi đón cơn mưaTối tăm mù mịt ai đưa cò vềCò về thăm quán cùng quê

Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh”.

“Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

“Trời mưaQuả dưa vẹo vọCon ốc nằm coCon tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn”.

Con cò mà đi ăn đêm.
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...

Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về? Cò về đến gốc cây đề, Giương cung anh bắn cò về làm chỉ Cò về thăm bác thăm dì,

Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

Con cò lấp lé bụi tre Sao cò lại muốn lăm le vợ người Vào đây ta hát đôi lời Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn Sự đời cò lấy làm răn

Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

Cái cò bay bổng bay lơ Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng. Đem về nàng nấu nàng rang,

Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

Cái cò cái vạc cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò, Không, không! Tôi đứng trên bờ Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi Chẳng tin ông đứng ông coi

Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

Cái cò cái vạc cái nông Ba con cùng béo, vặt lông con nào Vặt lông con vạc cho tao

Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!

Cái cò cái vạc cái nông Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca Muối kia đổ ruột con gà

Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

Cái cò chết tối hôm qua Có hai hạt gạo với ba đồng tiền Một đồng mua trống mua kèn Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong Một đồng mua mớ rau răm

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non Chàng đi xa vợ xa con Chàng đi đến tận nước non Cao Bằng Chân đi nhưng dạ dùng dằng

Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con!

Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non cùng người

Cái cò lặn lội bờ sông Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù Bã xa sông rộng sóng to

Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.

Cái cò là cái cò con Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà Mẹ đi lặn lội đồng xa Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn Ông kia có cái thuyền buồm Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò Ông kia chống gậy lò dò

Con lươn thụt xuống, con cò bay lên.

Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,

Không, không! Tôi đứng trên bờ

Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi

Chẳng tin ông đứng ông coi

Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

Cập nhật: 07/09/2021

CÁI CÒ, CÁI VẠC, CÁI NÔNG

(Ca dao)- Bài học thuộc lòng.

Phân tích bài Cái cò, cái vạc, cái nông

Cò, vạc, nông ở ngoài đồng

Cái cò, cái vạc, cái nông, Sao mày giậm lúa nhà ông, hỡi cò? - Không, không tôi đứng trên bờ, [Không, không tôi đứng trên bờ,] Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi. Chẳng tin, thì ông đi đôi, Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

Đại ý

Bài này lấy chuyện con cò, con vạc, con nông, mà ngụ cái ý chê người nhà quê hay có tính xấu đôi co (chối) mách lẻo.

Giải nghĩa

Cái vạc = cái vạc tức là con vạc, một thứ chim về loài cò, lông xám hay lốm đốm, thường đi ăn về ban đêm.

Cái nông = một thứ chim thuộc về loài vịt, ta thường gọi là bồ nông hay bè bè, mình to bằng ba con vịt, mỏ dài và ở dưới có một cái túi để đựng cá.

Đi đôi = đi đôi co (chối) để đối tụng.

Ta không nên đôi co mách lẻo.

  • Anh nhiêu đi học không thầy
    Làm bài không bút thiếp rày theo anh

  • Chàng ràng bắt cá hai tay,
    Con trong cũng mất con ngoài cũng không

  • Ở đây ăn bát rau chành
    Còn hơn chốn khác mâm gành cỗ gơ

  • Trên trời có cả cầu vồng,
    Có cái mống cụt đằng đông sờ sờ.

  • Chồng chài, vợ lưới, con câu,
    Sông Ngô bể Sở biết đâu là nhà.

  • Biết nơi đâu cao nấm ấm mồ
    Em ngồi mà đợi cho tùng khô, lựu cằn

  • Ví dù theo lái xuống tàu
    Thì em mới biết cá gầu có gai
    Con bơn, con nhệch là hai
    Con còng, con ghẹ, nó tài đào hang
    Kể rằng cá đuối bơi ngang Cái đuôi có điện ra đàng làm cao Lại tăm con cá đuối sao

    Nước lên cả nước gặp ngay cá ngần

    Biển sâu lại có chướng ngầm Cá ăn nó lượn ba lần nó ra

    Cá Ông thì ở bể xa


    Lưỡng long chầu nguyệt có ngà đôi bên Lần đầu xuống bến xuống thuyền Sao mà em biết nhãn tiền cá Ông Ví dù em có sang sông Thì em mới biết cá Ông chầu đền Kể từ mặt biển kể lên

    Chim, thu, nhụ, đé, vược hên nhất đời


    Cá he ngậm nước bao giờ Mà em dám nói đổ ngờ cá he

    Kể cả con cá mòi he

    Xương dăm vẫn mặc cứ le cho vào

    Kể từ con cá chuồn hoa

    Nó nhảy một cái qua ba lần thuyền

    Kể từ con cá đối đen

    Bắt được đi bán lấy tiền ăn chơi

    Dưới bể có cả đồi mồi


    Có con lợn bể nó bơi cả ngày
    Kể cả con cá mó tày Vàng xanh cả vẩy cả vây cũng mừng

    Kể cả con mực, con nhưng

    Cứ cầm cho chặt lưới thừng không buông Con mực nhuộm đục cả luồng Đón đuôi thả lưới mà buông đến cùng Cá mập bơi lội vẫy vùng Khoanh tay vược lộn ở vùng bể Đông Kể từ cá mú, cá song

    Cá nhung, cá cúng, cá hồng Áng Gai

    Cá sông kể cũng rất tài

    Cá mè, cá chép, ở khe ngọn nguồn

    Trở giời nó mới lượn lên Ví dù em ở đồng trên gần nguồn Thì em mới biết nguồn cơn

    Thì em mới biết cá rô, trê đồng

    Bây giờ em chưa có chồng

    Làm gì em biết thuộc lòng cá chim?

  • Em đây chính thực anh hùng
    Em đi chắn lưới ở vùng Vạn Hoa
    Chắn từ Cái Rồng mà ra
    Chắn đến Xà Kẹp chắn qua Bãi Dài
    Cái Bàn chắn từ Hòn Hai
    Chắn sang Cây Khế, Cái Đài hai hôm
    Vụng Đài thấp nước bồn chồn
    Cửa Mô sóng vỗ đầu cồn lao xao Rồi ra ta sẽ chèo vào

    Lò Vôi chốn ấy ta vào chắn chơi

    Sau thì ta sẽ nghỉ ngơi Ta chèo vào phố đậu chơi mấy ngày Chắn quanh cái khúc sông này Chỗ nào thấp nước ta nay làm chuồng Em đây ngỏ thực anh tường

    Để anh biết thực mọi đường chắn đăng.

  • Lưới anh đánh ở Cửa Mô
    Bằng gộc, bằng gồ, bằng hốc, bằng hang

  • Mừng nay nho sĩ có tài
    Bút nghiên dóng dả, giữ mài nghiệp nho Rõ ràng nên đấng học trò Công danh hai chữ trời cho rõ ràng

    Một mai chiếm được bảng vàng


    Ấy là phú quý giàu sang quế hòe
    Bước đường tiến đến cống nghè
    Vinh quy bái tổ, ngựa xe tưng bừng Bốn phương nức tiếng vang lừng

    Ngao du bể thánh, vẫy vùng rừng nho

    Quyền cao chức trọng trời cho

    Bõ công học tập, bốn mùa chúc minh