Phổ điểm đại học khối d năm 2022

Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn.

Ngày 24/7/2022, cùng với việc công bố phổ điểm các môn thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm của một số khối thi.

Cụ thể, ở khối D1, số thí sinh đạt điểm từ trên 18 đến 19 điểm là nhiều nhất./.

[TTXVN/Vietnam+]

Điểm chuẩn sẽ không biến động lớn

Nhìn phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức- Trưởng Ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, với nhiều tổ hợp xét tuyển sẽ không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyển. 

Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

"Mức phân hóa của đề thi năm nay ổn định cơ bản như 2021. Tổ hợp đạt điểm tối đa 3 môn cũng giảm đi rõ rệt. Nhưng tổ hợp điểm nằm trong khoảng 24-26 điểm sẽ không có biến động lớn. Các tổ hợp có Ngoại ngữ, Sinh học sẽ giảm nhẹ. Ngược lại các tổ hợp có môn Lịch sử, Giáo dục công dân sẽ tăng rất rõ rệt. Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm ngoái" – GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhận định.

TS Hoàng Văn Quynh, Phó Trưởng phòng Đào tạo- ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn [ĐH Quốc gia Hà Nội] cũng cho rằng, dù với khối C00, điểm thi môn Lịch sử tăng hay khối D01, điểm thi Ngoại ngữ giảm thì khả năng điểm chuẩn năm nay vẫn giữ ổn định như năm trước. Với trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, điểm chuẩn dự báo dao động từ 24-27 điểm.

Phân tích rõ hơn luận điểm trên, một số chuyên gia cho rằng, năm 2022, khả năng cao là các trường dành chỉ tiêu theo phương thức điểm thi THPT theo tổ hợp nhiều hơn so với năm 2021 nên điểm chuẩn dự kiến các nhóm ngành sử dụng các tổ hợp môn thi cơ bản giữ như năm 2021.

Với riêng ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, năm nay trường phân bổ khoảng 20-30% chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy chỉ tiêu cho phương thức này ít nhưng số lượng điểm 10 của thí sinh cũng giảm nên điểm chuẩn những ngành hot của trường được dự báo ổn định như năm 2021.

Riêng tổ hợp có môn Sinh khả năng giảm

Một điểm dễ nhận thấy là năm 2022, điểm thi môn Sinh giảm mạnh. TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Nha Trang nhận xét: Điểm trung bình môn Sinh giảm 0,5 điểm, điểm trung vị môn Sinh giảm tới 0,8 điểm với với năm 2021, vì thế điểm chuẩn đại học xét tuyển từ tổ hợp B00 [Toán, Hóa, Sinh] có thể giảm từ 0,5 đến 1 điểm so với năm 2021.

Điểm thi môn Sinh và Ngoại ngữ- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 giảm rõ

Trong ba môn thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên, môn Sinh có phổ điểm xấu nhất. Hơn 24.000 thí sinh trên tổng số 322.200 em dự thi đạt 4,5 điểm khiến phổ điểm môn Sinh có đỉnh ở ngưỡng dưới trung bình. Xung quanh mốc này, 4-5 cũng là khoảng điểm mà nhiều thí sinh đạt được và đây cũng là môn học có quá nửa số thí sinh dưới trung bình [163.642 em, chiếm 50,79%], trong đó có 94 điểm liệt. Số điểm 10 cũng giảm hơn một trăm lần khi năm nay chỉ 5 thí sinh đạt điểm tối đa, trong khi 2021 là 582 em.

Với ngành Y khoa, theo phân tích của PGS. TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Y Hà Nội thì dù điểm môn Sinh giảm nhưng cả nước vẫn có 465 thí sinh đạt từ 27,5 điểm trở lên đối với tổ hợp B00 [Toán, Hóa, Sinh]. Trong khi đó, chỉ tiêu ngành Y khoa của hai trường ĐH Y lớn nhất cả nước dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT khoảng 480 chỉ tiêu. Nếu tính điểm ưu tiên trung bình là 0,5 thì điểm thi phải đạt từ 28 điểm đối với tổ hợp B00 mới có hy vọng trúng tuyển vào ngành Y khoa của trường ĐH Y Hà Nội. Điểm chuẩn ngành này năm 2021 của trường là 28,85

Đồng thuận ý kiến trên, Ths Phùng Quán, chuyên gia tư vấn tuyển sinh, trường ĐH Khoa học Tự nhiên [ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh] đưa ra dự báo điểm chuẩn tổ hợp có môn Sinh năm 2022 như sau: Các ngành có điểm chuẩn khối B năm 2021 từ 24 trở lên thì điểm chuẩn đại học từ tổ hợp có môn Sinh giảm từ 0,5 – 1 điểm. Với các ngành có điểm chuẩn khối B năm 2021 từ 18 đến 24 điểm thì điểm chuẩn của ngành có môn Sinh sẽ giảm nhẹ từ 0,25 – 0,75 điểm hoặc không giảm đối với một số ngành. 

Điểm khác biệt năm nay là thí sinh có gần một tháng để đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đề nghị các cơ sở đào tạo thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh, phải có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ thí sinh trong giai đoạn đăng ký nguyện vọng xét tuyển; đồng thời, thí sinh phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hướng dẫn tuyển sinh. Cùng với đó, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sắp xếp thứ tự nguyện vọng, thực hiện đúng thời gian, các bước trong quy trình đăng ký xét tuyển trên hệ thống bởi nếu bỏ dở quy trình, hệ thống sẽ không cập nhật thông tin đăng ký và không chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh. 

Thầy Vũ Khắc Ngọc dự đoán nếu chỉ dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT, các ngành xét tuyển khối C sẽ tăng mức chuẩn, trong khi những ngành xét tuyển khối B có dấu hiệu giảm điểm.

Thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên tại Hà Nội, vừa đánh giá phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, đồng thời đưa ra những dự đoán về điểm chuẩn để giúp thí sinh lựa chọn nguyện vọng phù hợp.

Thầy giáo nói rằng việc dự đoán điểm chuẩn trong năm nay khó hơn các năm trước vì có quá nhiều thông số can thiệp vào việc xét tuyển đại học. Cụ thể, hầu hết trường đại học hiện nay đều xét tuyển bằng nhiều phương thức [điểm thi tốt nghiệp, điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ...]. Việc áp dụng nhiều phương thức xét tuyển sẽ gây “nhiễu” những dự đoán về điểm chuẩn.

“Câu chuyện bao nhiêu điểm thì đậu đại học không quan trọng nữa, điều quan trọng là chúng ta hiểu được nguyên tắc xét tuyển để tìm ra phương án có lợi nhất”, thầy Vũ Khắc Ngọc nói.

Xu hướng dịch chuyển của điểm chuẩn

Trong buổi livestream dự đoán điểm chuẩn, thầy Vũ Khắc Ngọc đưa ra bảng so sánh phổ điểm năm 2021 và 2022 của các tổ hợp khối A, B, C, D, A1. Nhìn chung, điểm năm 2022 có sự giảm nhẹ so với năm 2021.

Tốp điểm cao của khối A [từ 26 điểm trở lên] tăng nhẹ so với năm 2021, nhóm điểm từ 21 đến 25 vẫn ở mức ổn định. Trong khi đó, nhóm từ 20 điểm đổ xuống của khối này lại có dấu hiệu giảm.

Phổ điểm khối B lại giảm đều khoảng 0,5-1,35 ở tất cả nhóm điểm. Thầy giáo nêu ví dụ số điểm 29,1 của năm 2021 chỉ tương đương với 28,5 điểm trong năm nay.

Bảng so sánh phổ điểm các khối giữa năm 2021 và 2022 do thầy Vũ Khắc Ngọc đưa ra.

Tương tự, phổ điểm khối D và khối A1 cũng giảm khá nhiều, khoảng 0,5-1 điểm. Ví dụ, nếu năm 2021 thí sinh được 26,1 ở tổ hợp môn khối A1, mức điểm đó chỉ tương đương 25,25 điểm của năm 2022.

Trong khi đó, phổ điểm khối C lại có dấu hiệu tăng so với năm ngoái. Thầy Vũ Khắc Ngọc nói đây là trường hợp đặc biệt, vì chỉ có khối này tăng đều ở tất cả nhóm điểm. Một số nhóm tăng hơn 1 điểm.

Nếu chỉ dựa trên yếu tố duy nhất là điểm thi tốt nghiệp THPT, thầy Ngọc dự đoán điểm chuẩn khối ngành Y Dược [xét tuyển theo khối B] sẽ giảm khoảng 0,5-0,75 điểm.

Với khối Kinh tế và khối Khoa học - Kỹ thuật [xét tuyển theo khối A, A1], điểm chuẩn sẽ thay đổi không nhiều. Nếu có, mức chuẩn có xu hướng giảm nhẹ.

Riêng việc xét tuyển khối Kinh tế bằng tổ hợp môn khối D sẽ khó đoán hơn vì điều này còn phụ thuộc vào nhà trường. Hai lý do liên quan vấn đề này là điểm chuẩn năm 2021 đã rất cao, nếu điều chỉnh tăng sẽ gây khó khăn cho các thí sinh, nếu giảm sẽ khó đảm bảo chất lượng đầu vào. Bên cạnh đó, các trường thuộc khối kinh tế thường đa dạng phương thức xét tuyển, nếu chỉ dựa vào phổ điểm rất khó đoán mức chuẩn năm nay.

Thầy Vũ Khắc Ngọc đưa ra hai dự đoán cho mức chuẩn xét tuyển nhóm ngành Kinh tế nếu xét tuyển theo khối D. Nếu tăng, điểm chuẩn sẽ chỉ nhỉnh hơn 0,5. Nếu giảm, mức chuẩn có thể xuống khoảng 0,5-0,75 điểm.

Phổ điểm các môn khối C tăng, kéo theo đó các nhóm ngành liên quan cũng sẽ tăng chứ không có dấu hiệu giảm. Thầy Ngọc đưa ra hai ví dụ là khối Báo chí và khối Luật. Các trường có hai khối ngành này sẽ điều chỉnh mức chuẩn theo hướng tăng điểm.

Với khối Sư phạm, nếu các trường tách riêng khối C để xét tuyển, mức chuẩn sẽ tăng so với năm 2021. Trái lại, nếu các trường dùng nhiều tổ hợp để xét tuyển và chỉ dùng chung một mức điểm chuẩn, khả năng cao, điểm chuẩn năm nay sẽ tương đương năm 2021.

“Nếu điểm thi năm nay bằng điểm chuẩn năm ngoái, khả năng trúng tuyển là khoảng 96%. Nếu điểm thi kém hơn mức chuẩn 0,5, khả năng trúng tuyển hơi mong manh, khoảng 70%. Còn nếu kết quả thi kém hơn 1 điểm so với mức chuẩn, khả năng trúng tuyển sẽ chỉ còn 30, 40%”, thầy giáo nói.

Cần nắm bắt xu hướng điểm chuẩn để điền nguyện vọng

Thầy Vũ Khắc Ngọc nhấn mạnh học sinh không nên chi tiết hóa các con số hay đặt nặng việc bao nhiêu điểm thì đậu ngành này, trường này, phần trăm trúng tuyển là bao nhiêu. Thay vào đó, các em nên nắm bắt xu hướng chung của điểm chuẩn.

“Điều quan trọng là chúng ta cần nắm rõ nguyên tắc xét tuyển để tận dụng tối đa theo hướng có lợi cho việc làm hồ sơ xét tuyển”, thầy giáo nói.

Thí sinh cần cân nhắc sắp xếp nguyện vọng phù hợp. Ảnh: Duy Hiệu.

Về cơ bản, quy chế xét tuyển đại học năm 2022 không khác biệt nhiều so với những năm trước. Yếu tố duy nhất thay đổi là về phương thức xét tuyển và trúng tuyển sớm. Năm ngoái, thí sinh trúng tuyển sớm [theo phương thức xét tuyển học bạ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ] và làm xác nhận nhập học sớm sẽ không có quyền đăng ký xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Năm nay, nguyên tắc này không còn được áp dụng.

Thầy Ngọc nói lợi thế của học sinh năm nay là có được một tấm “bảo hiểm” cho việc đăng ký nguyện vọng. Cụ thể, thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng vào đại học, không giới hạn về phương thức và mỗi phương thức được xét tuyển độc lập với nhau.

Vì các phương thức được xét tuyển độc lập, thí sinh sẽ có quyền bảo toàn kết quả trúng tuyển. Ví dụ, nếu thí sinh đã trúng tuyển đại học theo phương thức xét tuyển học bạ, các em vẫn được giữ kết quả đó.

Để nâng cao cơ hội trúng tuyển vào trường đại học mơ ước, điều đầu tiên thí sinh cần làm là liệt kê tất cả nguyện vọng. Thầy Vũ Khắc Ngọc nêu 3 yếu tố phù hợp khi chọn nguyện vọng xét tuyển, bao gồm phù hợp với năng lực, tính cách của bản thân; phù hợp với nhu cầu xã hội; phù hợp với nguồn lực gia đình.

Tiếp đó, thí sinh hãy sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự từ trên xuống. Những nguyện vọng dự kiến điểm chuẩn cao hơn xếp lên trên, nguyện vọng dự kiến điểm chuẩn thấp hơn xếp xuống dưới. Nếu không thể tự dự đoán điểm chuẩn cho các ngành, thí sinh nên căn cứ điểm chuẩn của năm trước để sắp xếp cho phù hợp.

Do tất cả phương thức xét tuyển đều độc lập với nhau, thí sinh có thể sắp xếp nguyện vọng đan xen, không nhất thiết phải xếp theo thứ tự của từng phương thức.

Tuy nhiên, thầy Ngọc gợi ý những thí sinh đã trúng tuyển bằng phương thức học bạ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ, nếu muốn thử sức bằng cách xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp nên xếp tất cả nguyện vọng bằng phương thức này lên trên, còn các nguyện vọng đã trúng tuyển sẽ được dùng là phương án dự phòng.

Với cách làm này, thí sinh vừa có cơ hội trúng tuyển những ngành yêu thích bằng điểm thi tốt nghiệp, vừa không mất đi khả năng vào đại học. Nếu không đậu bằng điểm thi, các em vẫn có thể nhập học bằng kết quả xét học bạ.

Trẻ cần được hướng nghiệp từ sớm

Thầy Vũ Khắc Ngọc nhận thấy kỳ thi tốt nghiệp THPT và việc xét tuyển đại học năm nay diễn ra khá khốc liệt. Lý giải cho điều này, thầy nói rằng sự khắc nghiệt trong việc xét tuyển bắt nguồn từ việc các trường đa dạng hóa phương thức tuyển sinh đại học. Kéo theo đó, tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp cũng bị thu hẹp, hiện chỉ chiếm khoảng 30-40%.

Như vậy, trong các mùa tiếp sinh sắp tới, tỷ lệ xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp sẽ còn bị thu hẹp hơn nữa, thậm chí không còn được áp dụng. Thầy Ngọc lấy ví dụ ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ không còn tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp kể từ năm 2023, hay ĐH Bách khoa Hà Nội cũng tuyên bố không tuyển sinh các ngành hot bằng phương thức này.

Như vậy, học sinh khóa sau cần dự tính các trường đại học sẽ xét tuyển bằng phương thức nào để chuẩn bị cho tốt. Ngoài ra, các em cũng cần được hướng nghiệp từ sớm thay vì chờ đến khi biết điểm mới vội tìm hiểu ngành học.

Ngay từ khi lên lớp 10, học sinh nên đặt câu hỏi mình hợp với ngành gì, phù hợp với những trường nằm trong tốp nào [trường tốp đầu, tốp giữa hay tốp cuối]. Bằng cách tự đặt câu hỏi, các em sẽ dễ dàng khoanh vùng và tìm được phương thức xét tuyển phù hợp trong tương lai.

“Câu hỏi chúng ta cần trả lời là mình phù hợp với nhóm ngành/nghề nào nhất, có lợi thế ở phương thức tuyển sinh nào nhất, từ đó vạch ra lộ trình học tập thật khoa học từ sớm để có thể dễ dàng hoàn thành mục tiêu”, thầy giáo nhắc lại.

'Mê hồn trận' đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

08:50 28/7/2022 08:50 28/7/2022 Giáo dục Giáo dục

0

Với 20 phương thức xét tuyển tương đương 20 mã tuyển sinh phải nhập lên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT khi tham gia đăng ký nguyện vọng, thí sinh năm nay như lạc với mê hồn trận.

23 đại học công bố điểm sàn xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT

07:33 28/7/2022 07:33 28/7/2022 Giáo dục Giáo dục

0

Nhiều trường đã công bố điểm sàn xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022. ĐH Quốc gia Hà Nội có mức điểm sàn là 20 điểm.

Trường lấy điểm đầu vào thấp vượt trường chuyên về điểm thi tốt nghiệp

17:35 27/7/2022 17:35 27/7/2022 Giáo dục Giáo dục

0

Nhiều trường THPT ở Hà Nội lấy điểm đầu vào lớp 10 thấp lại có điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT một số môn cao, thậm chí vượt các trường chuyên.

Cụ ông 82 tuổi đỗ tốt nghiệp THPT nhận bằng khen từ bộ trưởng

17:28 27/7/2022 17:28 27/7/2022 Giáo dục Giáo dục

0

Sau khi đỗ tốt nghiệp THPT, ông Nguyễn Huy Kỳ, 82 tuổi, nhận bằng khen từ Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn vì tinh thần nỗ lực học tập.

Điểm chuẩn vào ĐH Kinh tế Quốc dân 2022 tương đối ổn định

15:05 27/7/2022 15:05 27/7/2022 Giáo dục Giáo dục

0

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo của ĐH Kinh tế Quốc dân, dự đoán điểm chuẩn các ngành của trường năm 2022 tương đối ổn định như năm 2021.

Video liên quan

Chủ Đề