Chất liệu văn học dân gian hiện lên qua hình ảnh câu thơ nào Trường ca Mặt đường khát vọng

TRUNG TÂM LUYỆN THI NGUYỆT QUẾ – TP BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI

ĐỀ THI THỬ THÁNG 3 – ĐỀ SỐ 21

Giáo viên ra đề: Phan Danh Hiếu

PHẦN I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Của bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu trải qua cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…

          [Trích “Trường ca mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm]

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.  

Câu 2. Chất liệu văn học dân gian hiện lên qua hình ảnh, câu thơ nào?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Câu 4. Nội dung của đoạn thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về sức sống của con người Việt Nam.

PHẦN II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1. [2.0 điểm]

Từ nội dung phần đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] bàn về ý nghĩa của niềm tin.

Câu 2. [5.0 điểm]

        “Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”

 [“Vợ nhặt” – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, tr. NXB Giáo Dục 2018]

Anh/chị hãy cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Nhận xét về cách xây dựng hình tượng nhân vật qua đoạn trích.

—HẾT—

PHẦN I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.  

Câu 2.

– Chất liệu văn học dân gian:

+ “Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu” sử dụng chất liệu cổ tích “Tấm cám”

+ “Cây khế chua có đại bàng đến đậu” – sử dụng cổ tích “Ăn khế trả vàng”.

+ “Hoa của đất” – chất liệu tục ngữ “Người ta hoa đất”

– Tác dụng: làm đoạn thơ trở nên gần gũi, thân thuộc, hấp dẫn. Qua đó làm hiện lên hình ảnh con người Việt Nam nhân hậu, nghĩa tình, giàu sức sống, giàu niềm tin.

Câu 3. 

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là biện pháp tu từ: ẩn dụ

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

– Tác dụng: làm câu thơ trở nên mượt mà, bóng bẩy, phong phú, sinh động, hấp dẫn, giàu giá trị biểu cảm; hình ảnh thơ có chiều sâu, gợi nhiều liên tưởng ý vị. Qua đó làm nổi bật ý nghĩa: Bông hoa nở trên đất đai cỗi cằn cho ta thấy được sức sống mạnh mẽ, sức trỗi dậy mãnh liệt bất chấp hoàn cảnh của nó. Đó cũng chính là hình ảnh sức mạnh của con người Việt Nam đã vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn thử thách để tỏa sáng, để khẳng định mình. Tác giả cũng khẳng định – con người chính là loài hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất, đáng trân trọng nhất thế gian.

Câu 4.

– Nội dung của đoạn thơ: ca ngợi niềm tin và sức sống của con người Việt Nam.

– Nội dung ấy gợi cho em suy nghĩ:

+ Con người Việt Nam là những con người chịu thương chịu khó, sống giàu niềm tin, nhân hậu.

+ Có ý chí vươn lên dù trong nghịch cảnh ngặt nghèo.

+ Ngay thẳng, lạc quan, yêu đời.

PHẦN II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1. [2.0 điểm]

Thí sinh có thể tham khảo một số ý sau về ý nghĩa của niềm tin:

– Niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở. Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách để trưởng thành. Vì vậy niềm tin là nền tảng của mọi thành công.

– Niềm tin vào bản thân sẽ đem lại niềm tin yêu trong cuộc sống. Niềm tin giúp con người vững vàng, lạc quan yêu đời.

– Người có niềm tin vào bản thân dám khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định. Người có niềm tin cũng là con người được mọi người yêu mến và kính trọng.

– Nghiêm khắc phê phán những kẻ sống thiếu niềm tin, sống không có khát vọng.

Câu 2. [5.0 điểm]

Lời giải có trong video sau đây:

Vui lòng copy thì ghi rõ nguồn, vì đã in sách.

Học sinh share đề thi sẽ được tặng quà nhé!

Tất cả có rất đầy đủ tại khóa học Offline và Online: Khóa Online học mọi lúc mọi nơi

Đề bài: Ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu văn học và văn hóa dân gian trong đoạn trích “Đất nước" của trường ca “Mặt đường khát vọng” [Nguyễn Khoa Điềm]Bài làmNhắc đến những kiệt tác có tầm vóc về  đất nước: Nam quốc sơn hà [?], Bình Ngô đại  cáo [Nguyễn Trãi] hay những bài thơ khá nổi tiếng như Đất nước [Nguyễn Đình Thi], Tổ quốc bao giờ đẹp thế  này chăng [Chế  Lan Viên]... có lẽ, khi viết về đất nước, người ta  không chỉ có cảm mà còn có nghĩ, chính những cách riêng đó sẽ tạo ra những nét riêng của từng tác giả. Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy, Đất nước của ông không chỉ được triển khai trên các bình diện: không gian và thời gian mà quan trọng hơn cả  là bình diện văn hóa,  phong tục, tâm hồn và tính cách dân tộc. Đó là Đất nước của nhân dân.Chương Đất nước trích trong trường ca “Mặt  đường khát vọng” được Nguyễn Khoa  Điềm thể hiện bằng hình thức thơ trữ tình, dựa trên những truyền thống, văn hóa, lịch sử ngàn đời của dân tộc. Đi sâu vào tìm hiểu đoạn trích, chúng ra sẽ thấy rõ điều đó.Có thể  thấy toàn bộ  chương V của bản trường ca Mặt đường khát vọng như  được bao  bọc bởi không khí của vãn hóa dân gian. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng rộng rãi và linh hoạt các chất liệu của văn hóa dân gian, từ ca dao, tục ngữ đến truyền thuyết, cổ tích, từ phong tục tập quán đến thói quen sinh hoạt tạo nên một thế giới nghệ thuật vừa gần gũi,  quen thuộc, vừa sâu xa, kì diệu đủ  sức gợi lên được cái hồn thiêng của non sông, đất  nước.Có thể xem phần đầu bài thơ là một định nghĩa về đất nước theo cách riêng của nhà thơ,  được phát biểu thông qua những hình tượng cụ thể, sinh động và đầy sức gợi cảm Theo tác giả, Đất nước trước hết không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì gần  gũi, thân thiết ở ngay trong cuộc sông bình dị của mỗi con người. Đất nước hiện hình lên  qua những câu chuyện kể  của mẹ, qua “miếng trầu bây giờ  bà ăn”, qua cái kèo cái cột,  qua hạt gạo miếng cơm ngày ngày.Đất nước không phải là những gì xa lạ mà ở ngay trong máu thịt của anh và em:“Trong anh và em hôm nayĐều có một phần đất nước”Rất khéo léo, tác giả  đã nói lên được sự  gắn bó máu thịt giữa số  phận cá nhân với vận  mệnh chung của cộng đồng, của Đất nước:“Em ơi! em, Đất nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hóa thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất nước muôn đời"Đất nước còn được hình thành từ  những truyền thống, lịch sử  văn hóa, phong tục ngàn  đời của dân tộc. Nhà thơ  đã khai thác ý nghĩa của các thành tố  Đất và Nước trong mối  quan hệ với không gian và thời gian, với lịch sử và hiện tại, Chiều sâu của lịch sử, truyền thống, phong tục và văn hóa của đất nước được gợi lên từ huyền thọai Lạc Long Quân và  Âu Cơ, từ truyền thuyết Hùng Vương với ngày Giỗ tổ, từ những câu ca dao quen thuộc.  Ở  đây, đất nước được cảm nhận như  là sự  thống nhất của các phương diện truyền  thông, văn hóa, phong tục rất thiêng liêng song cũng rất gần gũi với cuộc sống mỗi con người. Những giá trị  tinh thần bền vững  ấy của đất nước đã gắn liền quá khứ  với hiện  tại và tương lai, được nuôi dưỡng qua các thế hệ.“Những ai đã khuấtNhững ai bây giờYêu nhau và sinh con đẻ cáiGánh vác phần người đi trước để lạiDặn dò con cháu chuyện mai sauHàng năm ăn đâu làm đâuCũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"Nguyễn Khoa Điềm sử dụng chất liệu dân gian không chỉ thể hiện lòng yêu đất nước mà  thông qua đó tác giả còn tập trung làm nổi bật tư tưởng: Đất nước của nhân dân.Tư tưởng Đất nước của nhân dân đã đem đến một cái nhìn mới mẻ, có chiều sâu về địa  lí, về  những danh lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước. Những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái, những núi Bút non Nghiên không còn là những cảnh thú thiên nhiên  thuần túy nữa mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, những số  phận của nhân dân, sự hóa thân của những con người không tên, không tuổi.“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”Cả  đến “con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ  Long thành thắng cảnh”.  Ớ  đây, cảnh vật thiên nhiên, đất nước qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như  một  phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân đã tạo dựng nên đất nước này, đã  đặt tên, đã ghi dâu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất này. Từ những hình ảnh, hiện tượng cụ thể nhà thơ đã “quy nạp” thành một khái quát sâu sắc:"Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mong một bóng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi đất nước sau 4000 năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hóa núi sông ta"Tư  tưởng Đất nước của nhân dân đã chi phổi cách nhìn của nhà thơ  khi nghĩ về  lịch sử 4000 năm của đất nước. Nhà thơ  không ngợi ca các triều đại, cũng không nói tới những  anh hùng đã được ghi lại trong sử  sách, nhà thơ  đặc biệt ngợi ca những con người vô  danh, bình dị, rất đỗi bình thường:"Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổiGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất nước”Những con người vô danh và bình dị  ấy đã giữ gìn và truyền lại cho các thế  hệ  sau mọi giá trị văn hóa tinh thần và vật chất của đất nước từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói dân tộc cho đến cả tên làng, tên xã… Họ cũng là những người khi “Có ngoại xâm thì chông ngoại xâm ­ có nội thù thì vùng lên đánh bại”. Và cứ như thế, mạch cảm xúc, suy nghĩ của bài  thơ cứ dồn tụ dần để cuối cùng dẫn tới cao trào, làm bật lên tư tưởng cốt lõi của cả  bài thơ vừa bất ngờ, vừa giản dị và độc đáo:"Đất nước này là đất nước của nhân dânĐất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại"Dù cảm nhận  ở  nhiều phương diện thì đất nước vẫn là sự  thống nhất của văn hóa, truyền thống, phong tục. Vì thế mỗi cá nhân không chỉ thừa hưởng những di sản văn hóa  tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân mà mỗi cá nhân phải có trách nhiệm giữ gìn và phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.Như vậy, đọc Đất nước, có thể thấy rõ hơn bản sắc văn hóa của dân tộc. Đồng thời, Đất  nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa là khúc trữ tình yêu nước vừa là sự định nghĩa về đất nước, có sức mạnh truyền cảm to lớn đến cả khối óc và trái tim người đọc.

Video liên quan

Chủ Đề