Phòng công thương là gì

Bộ Công Thương là một trong những cơ quan Nhà nước có chức năng vô cùng quan trọng trong hệ thống bộ máy các cơ quan Nhà nước. Vậy, Bộ Công Thương là gì? Vị trí, chức năng và quyền hạn của Bộ Công Thương sẽ được Luật Hùng Sơn giới thiệu ở bài viết sau:

1. Bộ Công Thương là gì?

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và các lĩnh vực sau: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, các vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp về tiêu dùng, công nghiệp về thực phẩm và công nghiệp về chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại qua biên giới, phát triển thị trường ngoài nước, quản lý về thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; quản lý nhà nước về các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

2. Bộ Công Thương tiếng anh là gì?

Bộ Công Thương tiếng Anh dịch sang tiếng Anh là: Ministry of industry and Trade. Tên viết tắt: MOIT.

Bộ Công Thương được định nghĩa trong tiếng anh như sau:

The ministry of industry and trade is an agency of the government of the socialist republic of Vietnam, performing the function of state management over industry and commerce.

3. Vị trí, chức năng và quyền hạn của Bộ Công Thương

Vị trí và chức năng

Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực cụ thể sau: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp về môi trường, công nghiệp về công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu và thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Căn cứ theo Nghị định số 98/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ về dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; các dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo các nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ, của bộ và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình tổng kết theo sự phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn hay hàng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia và các dự án và công trình quan trọng của quốc gia thuộc các ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

3. Phê duyệt các chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của nhà nước của bộ, các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt.

4. Ban hành các thông tư và các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác liên quan về quản lý nhà nước đối với các ngành hoặc lĩnh vực do bộ quản lý; chỉ đạo và đưa ra hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện về các công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp và thương mại.

5. Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật trong các ngành hay lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức và quản lý, hướng dẫn cũng như kiểm tra đối với chất lượng về sản phẩm, hàng hóa, ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý của nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

6. Về năng lượng bao gồm như sau: điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng khác; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

  • Quản lý nhà nước theo thẩm quyền về lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án năng lượng; tổng hợp báo cáo về tình hình sản xuất và kinh doanh về lĩnh vực năng lượng;
  • Công bố danh mục các công trình năng lượng thuộc quy hoạch để phát triển điện lực, công nghiệp than, dầu khí hay năng lượng mới và các dạng năng lượng tái tạo để thu hút đầu tư xây dựng;
  • Phê duyệt và quản lý việc thực hiện các quy hoạch để phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê duyệt các quy hoạch bậc thang thủy điện;
  • Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm tại các mỏ dầu khí; kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí; kế hoạch thu dọn mỏ dầu khí; quyết định thu hồi mỏ dầu khí trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt; quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; quyết định gia hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về lĩnh vực dầu khí;
  • Chỉ đạo lập và phê duyệt các Quy hoạch chi tiết các vùng than; Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng than bùn trên phạm vi của cả nước; đề án cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện;
  • Tổ chức đàm phán để ký kết các văn kiện hay các tài liệu trong lĩnh vực năng lượng [Hợp đồng BOT, Bảo lãnh Chính phủ hay Hiệp định] theo quy định của pháp Luật và ủy quyền của Chính phủ;
  • Quản lý nhà nước về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật.

7. Về điều tiết hoạt động điện lực

  • Xây dựng các quy định về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và tổ chức thực hiện;
  • Chỉ đạo xây dựng các kế hoạch cung cấp điện, kiểm tra và giám sát tình hình cung cấp điện và vận hành về hệ thống điện để đảm bảo cân bằng cung cầu điện; nghiên cứu, đề xuất và quản lý các giải pháp để thực hiện cân bằng cung cầu về điện; hướng dẫn điều kiện, trình tự ngừng cấp điện hay cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện; điều kiện và trình tự đấu nối vào hệ thống lưới điện quốc gia;
  • Xây dựng các khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế để điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; tổ chức thực hiện về cơ chế, chính sách về giá điện;
  • Quy định các khung giá phát điện, các khung giá bán buôn điện, phê duyệt giá truyền tải điện, giá về dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí để điều độ vận hành hệ thống điện và các phí điều hành giao dịch thị trường điện lực; giá điện cho năng lượng mới và giá năng lượng tái tạo;
  • Giải quyết các khiếu nại và tranh chấp trên thị trường điện lực.

8. Về hóa chất và các vật liệu nổ trong công nghiệp

  • Quản lý nhà nước về hóa chất, tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, về vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật; hóa chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất hay tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ các khí hóa học; hóa chất để sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng;
  • Quản lý về ngành công nghiệp hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; hướng dẫn và kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển công nghiệp hóa chất và các vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật.

9. Về công nghiệp nặng và trong công nghiệp nhẹ: Bộ Công Thương thực hiện quản lý và phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim hay công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản [trừ các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng và hoạt động sản xuất xi măng], công nghiệp tiêu dùng hoặc công nghiệp thực phẩm hoặc công nghiệp sinh học hoặc công nghiệp hỗ trợ hoặc công nghiệp điện tử hoặc công nghiệp công nghệ cao theo quy định của pháp luật

10. Về khuyến công, các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

  • Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về khuyến công; quản lý kinh phí khuyến công quốc gia;
  • Tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;
  • Tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển cụm công nghiệp,các chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

11. Về an toàn kỹ thuật trong công nghiệp

  • Thực hiện việc quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi và thẩm quyền được giao;
  • Quản lý các hoạt động về kỹ thuật an toàn thuộc phạm vi quản lý của bộ;
  • Quản lý về an toàn đập thủy điện và vật liệu nổ công nghiệp;
  • Chỉ đạo và hướng dẫn cũng như tổ chức thực hiện công tác ứng phó đối với sự cố, ứng cứu khẩn cấp, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc trách nhiệm của bộ.

12. Về bảo vệ môi trường và ứng phó đối với biến đổi khí hậu trong ngành Công Thương

  • Thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của bộ;
  • Chỉ đạo và hướng dẫn lập về thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của bộ;
  • Chủ trì và phối hợp với các bộ, ban ngành và địa phương phát triển ngành công nghiệp môi trường;
  • Thực hiện các hoạt động biện pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

13. Về thương mại và thị trường trong nước

  • Tổ chức và thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển thương mại và thị trường trong nước; phát triển thương mại và bảo đảm cân đối về cung cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu cho: miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hay vùng biên giới và đồng bào dân tộc theo quy định của pháp luật; về phương thức giao dịch và các loại hình kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật;
  • Chủ trì và phối hợp với các bộ, ban ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa;
  • Chủ trì và phối hợp với các bộ, ban ngành, địa phương về quản lý và phát triển dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật;
  • Chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính về điều hành giá đối với một số loại mặt hàng theo quy định của pháp luật;
  • Chủ trì và phối hợp với các bộ, ban ngành, địa phương xây dựng những chính sách phát triển hạ tầng thương mại [bao gồm như: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại hay trung tâm mua sắm, trung tâm đấu giá các hàng hóa, sở giao dịch hàng hóa, trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm và các cửa hàng bán lẻ] theo quy định của pháp luật.

14. Về lĩnh vực an toàn thực phẩm

  • Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình thực hiện sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại hàng rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và các tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ;
  • Quản lý về an toàn thực phẩm đối với các dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
  • Quản lý về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên [không bao gồm chợ đầu mối và đấu giá nông sản];
  • Trình Chính phủ về ban hành các quy định điều kiện kinh doanh các loại thực phẩm tại các chợ hay siêu thị và các loại hình thương mại khác theo quy định của pháp luật.

15. Về xuất khẩu và nhập khẩu các hàng hóa

  • Tổ chức và thực hiện cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu các hàng hóa, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước;
  • Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, thương mại qua biên giới, hoạt động về ủy thác, ủy thác để xuất khẩu, ủy thác để nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công hay xuất xứ hàng hóa;
  • Tổng hợp tình hình và kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và thương mại biên giới theo quy định của pháp luật.

16. Về phòng vệ thương mại

17. Về thương mại điện tử và kinh tế số

18. Về quản lý thị trường: chủ trì, phối hợp với các bộ, ban ngành và địa phương trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

19. Về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng:

20. Về hoạt động xúc tiến thương mại:

21. Về hội nhập kinh tế quốc tế:

22. Về phát triển thị trường ngoài nước và hợp tác khu vực và song phương:

23. Thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh, hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.

24. Thực hiện việc cấp hoặc điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận và các hình thức văn bản khác tương đương theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

25. Thực hiện quản lý chất lượng các công trình công nghiệp thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

26. Quản lý hàng dự trữ quốc gia theo sự phân công của Chính phủ.

27. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực công nghiệp và thương mại; triển khai hoạt động hợp tác công nghiệp và thương mại với các tổ chức quốc tế; xây dựng các quan hệ đối tác với các công ty đa quốc gia; tiếp nhận và tổ chức quản lý, điều phối các khoản vốn ODA và hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp theo quy định của pháp luật.

28. Về khoa học và công nghệ:

29. Về hoạt động dịch vụ công:

30. Thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

31. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đối với hội và các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

32. Thanh tra, kiểm tra, xử lý giải quyết khiếu nại và tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân và xử lý các vi phạm hành chính theo chức năng quản lý nhà nước của bộ; thực hiện các hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.

33. Quyết định và chỉ đạo thực hiện các chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và theo những nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

34. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, các cán bộ, công chức và viên chức; khen thưởng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành Công Thương; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, kỷ luật khác đối với cán bộ, công chức và viên chức thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

35. Quản lý tài chính và tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

36. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

4. Địa chỉ của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương có địa chỉ tại: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 024.2220.2222

Fax: 024 3826 4696; 024 2220 2525.

Email:

5. Một số từ tiếng anh liên quan đến Bộ Công Thương

Một số thuật ngữ tiếng anh liên quan đến Bộ Công Thương như sau:

Tiếng anh Tiếng việt
Account Tài khoản
Administration/administrative Hành chính, quản lý
Advertisemen Quảng cáo
Annual general meeting Hội nghị toàn thể hàng năm
Account of Thay mặt, đại diện
Authorized version Máy rút tiền tự động
Promotion Xúc tiến thương mại
Any other business Doanh nghiệp khác

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Hùng Sơn về Bộ Công Thương là gì? Vị trí, chức năng và quyền hạn của Bộ Công Thương. Nếu các bạn còn bất cứ vấn đề nào chưa được làm rõ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Tổng đài: 19006518

Vui lòng đánh giá!

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 04/09/2021 20:42

Chia sẻ
Ls. Nguyễn Minh Hải

Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal [Anh Quốc], Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl [tập đoàn Vingroup]. Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao. Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.

Sau Trình tự thủ tục miễn giấy phép lao động »
Trước « Giả danh quân đội lừa đảo sẽ bị tội gì? Hình thức xử lý như thế nào?
Để lại một bình luận

Video liên quan

Chủ Đề