So sánh hỏi cung và lấy lời khai

Trong hồ sơ vụ án hình sự, cùng với các nhóm tài liệu khác, biên bản hỏi cung bị can, biên bản ghi lời khai chiếm một số lượng lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc chứng minh sự thật khách quan của vụ án.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Nghiên cứu biển bản hỏi cung bị can

Việc hỏi cung bị can do điều tra viên tiến hành trong giai đoạn điều tra, ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Trong quá trình diều tra, điều tra viên có thể tiến hành hỏi cung bị can nhiều lần, phụ thuộc vào những vấn để cần làm rõ cũng như tính chất phức tạp của vụ án. Trong giai đoạn truy tố, kiểm sát viên hỏi cung bị can, thường gọi là phúc cung, trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nai hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.

Trong hồ sơ vụ án hình sự, cùng với các nhóm tài liệu khác, biên bản hỏi cung bị can, biên bản ghi lời khai chiếm một số lượng lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Theo quy định của BLTTHS, khi tiến hành các hoạt động tố tụng, người có thẩm quyển tiến hành tổ tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất. Biên bản phải ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyển tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc để nghị của họ. Biển bản phải có chữ ký của những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật, những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ. Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biến bản. [ tư vấn pháp luật đất đai nếu bạn đang gặp các vấn đề về đất đai ]

Trong trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến, trong trường hợp này, biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến. Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biến bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác, sau đó, người chứng kiến ký vào biên bản.

Để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, trong quá trình giải quyết vụ án, cùng với các hoạt động tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tổ tụng sẽ thực hiện việc hỏi cung bị can, lấy lời khai của bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dần sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.. Khi thực hiện hoạt động hỏi cung, lấy lời khai, người có thẩm quyền tiến hành tổ tụng phải lập biên bản theo đúng quy định pháp luật. Biên bản hỏi cung, biển bản ghi lời khai được đánh số bút lục và lưu trong hổ sơ vụ án. [ Nếu bạn đang gặp vướng mắc về hình sự có thể tham khảo tư vấn luật hình sự của Everest ]

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Hỏi cung bị can và đối chất là những biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền và được tiến hành theo những trình tự, thủ tục luật định.

Những nội dung liên quan:

So sánh hỏi cung bị can và đối chất

Hỏi cung bị can là gì?

Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra theo trình tự luật định đối với một người đã bị khởi tố về hình sự [bị can] nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của họ và của những người đồng phạm.

Mục đích của hỏi cung bị can là thu thập đầy đủ, chính xác, khách quan lời khai của bị can về toàn bộ sự thật của vụ án, hành vi phạm tội của bị can và đồng bọn cũng như các tin tức, tài liệu khác mà bị can biết có ý nghĩa đối với công tác điều tra và phòng ngừa tội phạm.

Đối chất là gì?

Đối chất là biện pháp điều tra được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên thực hiện dưới hình thức cho hai hay nhiều người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự đã được khởi tố, cùng một lúc tham gia tranh luận và chất vấn lẫn nhau dưới sự hướng dẫn trực tiếp của người tiến hành tố tụng nhằm làm rõ những tình tiết mâu thuẫn trong lời khai trước đó của họ, qua đó xác định tính đúng đắn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để tìm ra sự thật của vụ án.

Mục đích của việc đối chất là nhằm giải quyết mâu thuẫn, xác định tính đúng đắn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để tìm ra sự thật của vụ án, có thể cho đối chất giữa bị can này với bị can khác, giữa bị can với bị hại, giữa bị hại với người làm chứng.

Các tìm kiếm liên quan đến so sánh hỏi cung bị can và đối chất, so sánh bắt bị can để tạm giam với bắt người trong trường hợp khẩn cấp, so sánh các biện pháp bắt người, so sánh biện pháp hỏi cung bị can và lấy lời khai người làm chứng, lấy lời khai người bị hại, so sánh các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, so sanh thu tuc to tung giua nguoi chua thanh nien voi nguoi da thanh nien, so sánh bị can và bị cáo, lấy lời khai bị can

So sánh hỏi cung bị can và lấy lời khai người làm chứng theo Bộ luật tố tụng hình sự  2015 để làm rõ điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chúng.

Các nội dung liên quan:

So sánh hỏi cung bị can và lấy lời khai người làm chứng

* Về hỏi cung bị can

Hỏi cung bị can là gì?

Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra theo trình tự luật định đối với một người đã bị khởi tố về hình sự [bị can] nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của họ và của những người đồng phạm.

Khái niệm hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“- Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.

– Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.

– Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

– Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

– Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

– Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Bình luận và phân tích vấn đề hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

–  Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra theo trình tự luật định đối với một người đã bị khởi tố về hình sự [bị can] nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của họ và của những người đồng phạm. Khi tiến hành hỏi cung bị can, Điều tra viên phải quán triệt nguyên tắc thận trọng, khách quan, không được dễ tin lời cung. Lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh kỹ, bảo đảm chính xác và rõ ràng; phải thực hiện đúng thủ tục pháp luật về hỏi cung bị can.

–  Sau khi có quyết định khởi tố bị can, Điều tra viên phải tiến hành ngay việc hỏi cung bị can, nhằm sớm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của bị can, giúp cho công tác điều tra, xử lý được nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Mặt khác, việc hỏi cung bị can được tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can sẽ tạo điều kiện cho bị can sớm thực hiện được các quyền đưa ra những chứng cứ và những yêu cầu; tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa v.v…

–  Thông thường việc hỏi cung bị can được tiến hành tại trụ sở của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, theo quy định của điều luật, Điều tra viên cũng có thể hỏi cung bị can tại nơi đang tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.

Việc đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can [theo quy định tại Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự] trước khi hỏi cung là một thủ tục bắt buộc mà Điều tra viên phải thực hiện. Việc đó phải được ghi vào biên bản hỏi cung bị can. Thủ tục này không phải thực hiện khi hỏi cung những lần sau.

– Nếu vụ án có nhiều bị can thì phải hỏi cung riêng từng bị can và không được để cho các bị can tiếp xúc với nhau để tránh các bị can thông cung, khai báo không đúng sự thật. Vì vậy, Điều tra viên phải sắp xếp thời gian triệu tập bị can để hỏi cung riêng mỗi bị can vào những thời gian khác nhau. Nếu vụ án do nhiều Điều tra viên tiến hành điều tra và cần thiết phải hỏi cung nhiều bị can cùng một thời gian thì phải bố trí các chỗ hỏi cung riêng để các bị can không tiếp xúc được với nhau.

Trong trường hợp cần thiết hoặc nếu bị can yêu cầu thì Điều tra viên có thể cho bị can tự viết lời khai.

–  Điều tra viên không được hỏi cung bị can vào ban đêm [từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau], trừ trường hợp không thể trì hoãn được [ví dụ như: Cần phải phục vụ yêu cầu truy bắt người đồng phạm, thu giữ ngay vật chứng, công cụ, phương tiện phạm tội, làm rõ và ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội của những người đồng phạm của bị can…]. Mọi trường hợp hỏi cung bị can vào ban đêm, Điều tra viên phải ghi rõ lý do vào biên bản hỏi cung.

–  Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can. Việc hỏi cung bị can do Kiểm sát viên tiến hành cũng phải theo đúng thủ tục nêu trên.

–  Điều tra viên, Kiểm sát viên không được bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can. Bức cung là bức ép bị can phải khai báo, khai không đúng sự thật, khai theo ý muốn chủ quan của Điều tra viên, Kiểm sát viên bằng việc dùng những thủ đoạn, phương pháp hỏi cung trái pháp luật như: Đe dọa dùng nhục hình; đe dọa bắt giam bị can [đang tại ngoại] hoặc người thân của bị can; đe dọa, khống chế về tinh thần v.v… Dùng nhục hình là tra tấn, đánh đập hoặc dùng các thủ đoạn thô bạo khác làm cho bị can bị đau đớn về thể xác, hoảng loạn về tinh thần mà phải khai báo không đúng sự thật hoặc khai báo theo ý muốn chủ quan của Điều tra viên, Kiểm sát viên v.v… Điều luật nghiêm cấm bức cung và dùng nhục hình trong khi hỏi cung vì những việc làm trái pháp luật này không những xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm của bị can, mà còn làm sai lệch sự thật vụ án. Điều tra viên, Kiểm sát viên có hành vi bức cung, nhục hình phải chịu trách nhiệm hình sự

* Về lấy lời khai người làm chứng

Lấy lời khai người làm chứng là gì?

Lấy lời khai người làm chứng là biện pháp điều tra được Điều tra viên, hoặc Kiểm sát viên thực hiện bằng cách trực tiếp gặp và hỏi người đã mục kích hoặc có những thông tin về các tình tiết của vụ án hình sự hoặc về người thực hiện hành vi phạm tội để thu thập những thông tin cần thiết cho việc làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự.

Khái niệm lấy lời khai người làm chứng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Điều 186 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

– Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.

– Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai.

– Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.

– Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.

– Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này”.

Bình luận và phân tích lấy lời khai người làm chứng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

–  Lấy lời khai người làm chứng là biện pháp điều tra được Điều tra viên, hoặc Kiểm sát viên thực hiện bằng cách trực tiếp gặp và hỏi người đã mục kích hoặc có những thông tin về các tình tiết của vụ án hình sự hoặc về người thực hiện hành vi phạm tội để thu thập những thông tin cần thiết cho việc làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự.

Việc lấy lời khai phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Theo quy định chung đối với hoạt động tố tụng hình sự, không được lấy lời khai người làm chứng vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ vào biên bản.

–  Điều luật quy định: việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người làm chứng.

Nơi đang tiến hành điều tra có thể hiểu là nơi mà Điều tra viên, Kiểm sát viên tiến hành các hoạt động điều tra cụ thể. Đó có thể là tại hiện trường vụ án, hoặc nơi đang khám xét, nơi thực nghiệm điều tra… Đồng thời, nơi đang tiến hành điều tra, cũng có thể hiểu rộng ra là địa phương nơi mà cuộc điều tra đang được tiến hành. Trong trường hợp đó, việc tiến hành lấy lời khai của người làm chứng có thể diễn ra tại trụ sở ủý ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tại cơ quan điều tra, hoặc một địa điểm nào đó trong khu vực đang tiến hành nhiều hoạt động điều tra. Địa điểm cụ thể lấy lời khai người làm chứng là do Điều tra viên, Kiểm sát viên xác định tại khu vực, địa bàn, cơ quan, đơn vị mà ở đó họ đang tiến hành các hoạt động điều tra.

Theo quy định tại khoản 1 của Điều luật, Điều tra viên cũng có thể lấy lời khai của người làm chứng tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của họ.

Việc lấy lời khai của người làm chứng trong quá trình điều tra, nếu không phải là các hoạt động mà địa điểm tiến hành bắt buộc phải xác định cụ thể bởi những tình tiết khách quan, ví dụ như đối chất, thực nghiệm điều tra tại hiện trường, v.v… hay trong quá trình xét xử tại tòa, đồng thời, việc lấy lời khai của người làm chứng là không thể trì hoãn; người làm chứng bị tình trạng sức khỏe quá yếu hoặc do bệnh tình không thể di chuvển đi xa; người làm chứng có những khó khăn trở ngại về hoàn cảnh gia đình, đường xá, phương tiện đi lại nên rất khó khăn không thể đến nơi triệu tập được mà xét thấy không cần phải dẫn giải hoặc có nhiều người làm chứng cùng ở một nơi v.v… thì Điều tra viên, Kiểm sát viên có thể thực hiện lấy lời khai người làm chứng tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của họ.

+  Nếu người làm chứng là phạm nhân hoặc người đang bị tạm giam về vụ án khác thì điều tra viên lấy lời khai tại trại tạm giam hoặc tại trại cải tạo phạm nhân.

+ Điều luật quy định nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.

Để tránh việc những người làm chứng trong cùng một vụ án tiếp xúc với nhau, trong thời gian lấy lời khai của họ, điều tra viên cần triệu tập các người làm chứng vào những thời gian khác nhau. Trong thực tế, có thể phải triệu tập nhiều người làm chứng đến cùng một ngày, đến cùng một cơ quan, một nơi tiến hành hoạt động điều tra thì phải quy định cụ thể thời gian, địa điểm cụ thể đối với từng người được triệu tập đế tránh việc họ gặp gỡ, trao đổi với nhau. Điều tra viên, Kiểm sát viên tiến hành tố tụng phải lây lời khai riêng từng người và có thể yêu cầu người đã khai báo xong không được tiếp xúc với người làm chứng khác chưa được lấy lời khai. Không được lấy lời khai cùng một lúc của hai người trong cùng một vụ án, trừ trường hợp cần đối chất để phát hiện và loại trừ mâu thuẫn trong lời khai của họ.

Điều tra viên có thể yêu cầu người làm chứng viết cam đoan không tiết lộ những tình tiết mà họ đã khai báo với cơ quan điều tra cho người khác biết và không được tìm hiểu nội dung lời khai của những người làm chứng khác.

–  Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng biết về quyền và nghĩa vụ của họ được quy định tại khoản 3, khoản 4 của Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự. Người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập có biện pháp bảo vệ tính mạng, các quyền và lợi ích hợp pháp của họ; có quyền khiếu nại các quyết định và hành vi của Điều tra viên, Kiểm sát viên và được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và chi phí khác mà pháp luật quy định. Đồng thời, người làm chứng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền; và có thể bị dẫn giải nếu vắng mặt không có lý do chính đáng mà việc vắng mặt đó gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Người làm chứng có nghĩa vụ khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Người làm chứng phải được giải thích về trách nhiệm hình sự theo Điều 383 đối với việc từ chối hoặc trốn tránh khai báo mà không có lý do chính đáng, hoặc theo Điều 382 Bộ luật hình sự nếu khai báo gian dối. Lý do chính đáng được nói đến trong Điều luật là trường hợp từ chối khai báo về những đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật hình sự và khoản 2 Điều 383 Bộ luật hình sự.

Trước khi hỏi về nội dung vụ án, điều tra viên cần xác định mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng.

Trước khi lấy lời khai, điều tra viên cần yêu cầu người làm chứng xuất trình giấy triệu tập và giấy chứng minh của họ để xác định có đúng là người mà điều tra viên triệu tập đến hay không. Tiếp đó, điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng và hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng.

Điều tra viên yêu cầu người làm chứng kể lại hoặc viết lại những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi. Câu hỏi của điều tra viên cần rõ ràng, dễ hiểu và hướng cho người làm chứng khôi phục lại những điều mà họ có thể quên do thời gian. Cần có thời gian để người làm chứng hồi tưởng, nhớ lại… Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý khi lấy lời khai người làm chứng thì phải hỏi rõ vì sao họ biết được tình tiết đó. Nếu không làm rõ được vấn đề này thì không dùng làm chứng cứ những tình tiết trong lời khai mà họ đã trình bày.

Khi lấy lời khai, Điều tra viên yêu cầu người làm chứng kể lại hoặc viết lại những gì mà họ biết về vụ án. Điều tra viên có thể đặt các câu hỏi cụ thể về các tình tiết của vụ án để người làm chứng trả lời.

Điều tra viên không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý trước như: cho người làm chứng biết trước một tình tiết của vụ án hoặc biết trước lời khai của một người khác rồi hỏi người làm chứng là có đúng như thế không.

Nếu có mâu thuẫn giữa lời khai của người làm chứng với các chứng cứ khác thì phải làm rõ nguyên nhân. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau trong khi thời gian lấy lời khai. Trong trường hợp cần thiết thì có thể phải trưng cầu giám định xác định tình trạng tâm thần của người làm chứng. Khi lấy lời khai không được móm cung, bức cung, nhục hình.

– Trường hợp lấy lời khai đối với người làm chứng dưới 16 tuổi, Điều luật quy định, phải mời cha mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc thầy cô giáo của người đó tham dự. Sự chứng kiến của những người nói trên trong khi lấy lời khai những người làm chứng dưới 16 tuổi nhằm tạo điều kiện cho người làm chứng bình tĩnh khai báo đúng sự thật và tạo nên mối quan hệ tin cậy giữa điều tra viên với người làm chứng. Cha, mẹ, người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mời làm chứng phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Sự có mặt của cha mẹ, người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy cô giáo của người làm chứng dưới 16 tuổi là nghĩa vụ luật định, được quy định tại Điều 5 của Bộ luật tố tụng hình sự.

– Để bảo đảm cho việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động điều tra của Viện Kiểm sát, Điều luật quy định, trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Sự cần thiết Kiểm sát viên lấy lời khai của người làm chứng là do tình tiết khách quan của vụ án và những yêu cầu giám sát hoạt động điều tra, bảo đảm việc tiến hành tố tụng hình sự được đúng pháp luật tố tụng hình sự. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo những trình tự thủ tục quy định chung như với hoạt động lấy lời khai người làm chứng mà Điều tra viên tiến hành.

Các tìm kiếm liên quan đến so sánh hỏi cung bị can và lấy lời khai người làm chứng: so sánh hỏi cung và lấy lời khai, so sánh khám người với xem xét dấu vết trên thân thể, so sánh bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang, so sánh bắt bị can để tạm giam với bắt người trong trường hợp khẩn cấp, so sánh khởi tố vụ án hình sự với khởi tố bị can, so sánh bắt tạm giam và bắt khẩn cấp, so sánh các biện pháp bắt người, so sánh tạm giữ và tạm giam, so sánh bắt bị can bị cáo để tạm giam với tạm giam

Video liên quan

Chủ Đề