So sánh kinh tế mỹ và trung quốc

Khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay

29/07/2021 14:00 -

Kế hoạch của Trung Quốc là trở thành quốc gia công nghiệp hàng đầu vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tức là Trung Quốc sẽ chiếm vị trí siêu cường số 1 của Mỹ. Thực tế Trung Quốc còn cách mục tiêu cường quốc số một thế giới bao xa?


Năm 2021 là một trong những năm quan trọng nhất trong thế kỷ này đối với Trung Quốc. Những ngày này đánh dấu 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ]. Và nhân dịp kỷ niệm này, Trung Quốc đã đặt ra một “mục tiêu của thế kỷ”. Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] bình quân đầu người tăng gấp đôi so với năm 2010. Mục tiêu thứ hai là khi kỷ niệm ngày Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa tròn trăm tuổi, họ sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại và là quốc gia công nghiệp dẫn đầu.

Tờ WELT điểm lại thực lực của Trung Quốc so với Mỹ, ở các hạng mục kinh tế, quân sự, nghiên cứu vũ trụ, khoa học và công nghệ cũng như quyền lực mềm.

Kinh tế

Mỹ có tổng sản phẩm quốc nội [GDP] khoảng 20,9 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Trong khi đó Trung Quốc có GDP khoảng 14,7 nghìn tỷ USD - khoảng 70% giá trị của Mỹ. Năm 2018, trước đại dịch corona, Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 67% giá trị của Mỹ.

Đại dịch đã thúc đẩy nhanh hơn những gì đang diễn ra: các trọng lực kinh tế đang thay đổi. Trung Quốc đã khỏi bệnh nhanh hơn hầu hết các nước khác. Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế trong năm đại dịch 2020. Corona như một chất xúc tác.

Có thể thấy trước Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các dự đoán đã thay đổi kể từ đại dịch. Hiện có một số các nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về GDP vào cuối thập kỷ này. Trước đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng điều này sẽ xảy ra sớm nhất trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, cần phải nhớ dân số Trung Quốc [1,4 tỷ người] gấp hơn 4 lần dân số Mỹ [330 triệu người]. Trong bối cảnh đó, sự trỗi dậy trở thành nền kinh tế lớn nhất của Trung Quốc có phần khó khăn hơn.

Do đó, nhiều nhà kinh tế thích nhìn vào GDP bình quân đầu người, một thước đo về sự thịnh vượng vật chất đối với một quốc gia. Giá trị này cho thấy Trung Quốc có GDP bình quân đầu người gấp gần bốn mươi lần so với năm 1980. Nhưng vào năm 2020, ở mức 10.582 đô la, vẫn nhỏ hơn sáu lần so với của Mỹ [63.000 đô la]. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, tương quan này sẽ không thay đổi trong 50 năm tới.

Một con số khác cho thấy Mỹ giàu hơn Trung Quốc ở số lượng tỷ phú. Theo thống kê của tạp chí Forbes của Mỹ, năm ngoái Mỹ có 614 tỷ phú. Ở Trung Quốc - bao gồm cả Hồng Kông - có 455.

Về quân sự

Theo bảng xếp hạng hiện nay của trang web "Global Firepower", Mỹ là cường quốc quân sự mạnh nhất trên thế giới. Trung Quốc đứng thứ ba sau Nga.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm Sipri, Mỹ có ngân sách quân sự lớn nhất thế giới. Washington đã chi 778 tỷ đô la cho quân đội vào năm 2020 - tăng 4,4% so với năm trước nhưng giảm 10% so với năm 2011.

Trung Quốc là quốc gia có ngân sách quân sự lớn thứ hai - nhưng khó ước tính chính xác quy mô ngân sách này. Năm 2019, Bắc Kinh cho biết đã chi khoảng 183 tỷ USD cho quốc phòng. Tuy nhiên, Sipri ước tính ngân sách quốc phòng thực sự cao hơn khoảng 40% vì còn có nhiều các khoản khác. Sipri ước tính ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 240 tỷ USD năm 2019 và 252 tỷ USD năm 2020.

Tháng năm vừa qua Trung Quốc lần đầu tiên thành công trong việc đưa tầu vũ trụ hạ cánh trên sao Hỏa. Nhất thời, có lúc Trung Quốc nổi lên như một cường quốc không gian hàng đầu. Tuy nhiên, một tàu thám hiểm của NASA đã hạ cánh xuống hành tinh Đỏ hồi tháng hai. Và cuối cùng việc các tỷ phú Mỹ Richard Branson, Jeff Bezos và Elon Musk chạy đua lên không gian đã làm cho cả thế giới ngỡ ngàng.

Trung Quốc dự định đến cuối năm tới sẽ kết thúc giai đoạn xây dựng trạm vũ trụ CSS. Nếu theo kế hoạch cho đến nay, hoạt động của "Trạm vũ trụ quốc tế" [ISS], chấm dứt vào năm 2024, thì Trung Quốc có thể là quốc gia duy nhất có mặt lâu dài trong không gian. Tuy nhiên đây mới chỉ là một giả thuyết.
Ngân sách của NASA trong năm 2020 lên tới khoảng 22,6 tỷ đô la, gần gấp đôi so với ngân sách của Trung Quốc [khoảng 11 tỷ đô la]. Ngoài ra, còn có một doanh nghiệp ở Mỹ tên là SpaceX đã thực hiện các chuyến bay không gian có người lái lên ISS cho NASA. Bắt đầu từ năm nay, doanh nghiệp này có ý định đưa người lên không gian. Tóm lại: SpaceX hiện là một trong những tổ chức nghiên cứu không gian tốt nhất trên thế giới.

Khoa học và công nghệ

Bằng sáng chế là một động lực quan trọng thúc đẩy khoa học và công nghệ. Trung Quốc đã có tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu bằng sáng chế phát minh, thậm chí Trung Quốc đã vượt Mỹ trong lĩnh vực này. Năm 2020 Trung Quốc đã đăng ký tổng cộng trên 68.000 bằng sáng chế trong khi đó Mỹ chỉ có trên 59.000.

Xu hướng đảo ngược bắt đầu từ năm 2019, đó là năm Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ để trở thành cường quốc sáng chế hàng đầu trong bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới [WIPO]. Trước đó, Mỹ đã đứng đầu liên tục danh sách này kể từ năm 1978. Từ 1999 đến 2019, số đơn đăng ký bằng sáng chế phát minh của Trung Quốc đã tăng gấp 20 lần.

Tuy nhiên, số lượng không nhất thiết phải được đánh đồng với chất lượng. Một nghiên cứu của Quỹ Bertelsmann từ năm 2020 đã có kết luận Mỹ vẫn là “siêu cường về bằng sáng chế”. Vì Mỹ có nhiều bằng sáng chế nhất trong 50 trong tổng số 58 công nghệ tiên tiến nhất.

Trong Chỉ số Đổi mới Toàn cầu của WIPO năm 2020, Trung Quốc chỉ đứng thứ 14 mặc dù có rất nhiều bằng sáng chế - sau Israel. Còn Mỹ đứng ở vị trí thứ ba sau Thụy Sĩ và Thụy Điển.

Một chỉ số khác về tình trạng khoa học và công nghệ, nhìn về quá khứ chứ không phải tương lai, là số giải Nobel mà một quốc gia đã nhận được. Ở đây có một sự khác biệt về đẳng cấp. Mỹ đã nhận được 375 giải Nobel, trong khi đó Trung Quốc chỉ có tám.

Tuy nhiên, xét cho cùng, không chỉ sức mạnh kinh tế và quân sự của một quốc gia mới mang lại cho quốc gia đó sức mạnh để khẳng định mình. Quyền lực mềm, tức là sức hấp dẫn về văn hóa, cũng có thể được dùng như một phương tiện thực thi quyền lực. Nhà khoa học chính trị người Mỹ Joseph Nye được coi là người khởi xướng thuật ngữ này. Năm 1990, ông phân biệt quyền lực mềm và quyền lực cứng.

Tất cả những gì khiến một quốc gia trở nên hấp dẫn trong con mắt các quốc gia khác đều có thể phụ thuộc vào quyền lực mềm: môi trường báo chí và văn hóa tự do, nền điện ảnh rực rỡ, các ngôi sao quốc tế... Theo bảng đánh giá quyền lực mềm 30- so sánh quyền lực mềm của 30 quốc gia khác nhau, thì Mỹ xếp hàng thứ ba toàn cầu về quyền lực mềm vào năm 2019. Trung Quốc đứng gần áp chót, thứ 27. Trong bảng xếp hạng của năm 2021 Mỹ tụt xuống vị trí thứ sáu trong khi Trung Quốc lại vượt lên vị trí thứ 8.

Xuân Hoài dịch
Theo WEL

Chia sẻ
Tags: Trung Quốc Mỹ sáng chế khoa học

Trung Quốc thu hẹp khoảng cách GDP với Mỹ

Thương Nguyệt[Theo Global Times]
Đánh giá tác giả:
19:17 thứ sáu ngày 29/01/2021
Tăng kích thước font chữ Giảm kích thước font chữ In bài viết Gửi bài viết
Trung Quốc và New Zealand ký thỏa thuận nâng cấp FTA

[HNMO] - Sản lượng kinh tế của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã tiến gần hơn một bước tới quy mô tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của Mỹ khi đã vượt qua mốc 70% vào năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chịu tác động nặng nề bởi đại dịch toàn cầu Covid-19.

GDP của Trung Quốc gần bắt kịp Mỹ.Ảnh: Global Times

Dữ liệu từ Cục Phân tích kinh tế Mỹ [BEA] cho thấy, GDP của Mỹ trong năm 2020 đã giảm 3,5% và là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1946. Năm 2020 cũng là năm đầu tiên GDP của xứ Cờ hoa suy giảm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009.

Gần như mọi lĩnh vực của Mỹ đều giảm trong năm 2020. Đại dịch cũng buộc người tiêu dùng Mỹ phải thắt chặt chi tiêu. Cụ thể, tiêu dùng cá nhân vốn chiếm hơn 2/3 nền kinh tế Mỹ đã giảm 3,9%, mức cao nhất kể từ năm 1932.

Dữ liệu chính thức cho thấy, GDP của Mỹ tính theo USD hiện tại đã giảm 2,3%, tương đương 500,6 tỷ USD, xuống mức 20,93 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Năm 2019, GDP danh nghĩa của Mỹ đạt mức 21,43 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, GDP danh nghĩa của Trung Quốc năm 2020 bằng 70,4% của Mỹ, tăng từ mức 67% vào năm 2019.

Là quốc gia đầu tiên phục hồi sau tác động của dịch bệnh, GDP của Trung Quốc đã vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ nhân dân tệ [tương đương 15,42 nghìn tỷ USD] vào năm 2020, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2019, lên mức 101.598,6 tỷ nhân dân tệ.

Với triển vọng lớn về khả năng phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, Trung Quốc có thể ghi nhận mức tăng sản lượng kinh tế cao hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia, khoảng cách GDP của Trung Quốc so với Mỹ sẽ tiếp tục được thu hẹp và tỷ trọng GDP giữa hai quốc gia sẽ duy trì trên mức 70%.

Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 8,2% vào năm 2021, trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] cũng đưa ra mức dự báo tăng trưởng 8,1%. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh Anh [CEBR], Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028, sớm hơn 5 năm so với dự báo trước đó.

Ước tính vào năm 2021, tổng sản lượng kinh tế của Trung Quốc sẽ tăng hơn 9 nghìn tỷ nhân dân tệ, vượt qua mức kỷ lục 8,3 nghìn tỷ nhân dân tệ hồi năm 2017.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, năm 2020, xuất khẩu của quốc gia nàysang Mỹ tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước đó, lên mức 451,81 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Mỹ tăng 9,8%, chạm mốc 134,91 tỷ USD.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các nhà kinh tế dự báo GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng chậm dưới mức 2% ở quý đầu năm 2021. Trong cả năm 2021, GDP của Mỹ dự kiến​​ sẽ tăng 5,1%.

Trung Quốc thu hẹp khoảng cách GDP với Mỹ Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu
Tin liên quan Trung Quốc và New Zealand ký thỏa thuận nâng cấp FTA

[HNMO] - Ngày 26-1, Trung Quốc và New Zealand đã ký một thỏa thuận nâng cấp Hiệp định thương mại tự do [FTA] song phương hiện hành, qua đó …

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết
Từ khóa: Trung Quốc GDP của Mỹ Mỹ - Trung Quốc

TTO - Báo cáo của Chính phủ Trung Quốc dự báo tranh chấp thương mại giữa nước này và Mỹ sẽ căng thẳng trong vòng 5 năm nữa. "Không loại trừ Mỹ sẽ làm mọi cách có thể để kiềm chế Trung Quốc", báo cáo khẳng định.

  • Sau tất cả, dân Mỹ tin ông Trump làm kinh tế tốt hơn 3 đời tổng thống trước
  • Reuters: Kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh hơn dự kiến
  • Mỹ nêu tên 11 công ty 'sân sau' của quân đội Trung Quốc để trừng phạt tiếp

Báo cáo của Chính phủ Trung Quốc thừa nhận tình trạng già hóa nhanh chóng sẽ khiến nước này mất 20 triệu lao động vào năm 2025 - Ảnh chụp màn hình SCMP

Theo báo South China Morning Post [SCMP] ngày 2-9, báo cáo do các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển [DRC] thực hiện. DRC là một cơ quan trực thuộc Quốc vụ viện - tức Chính phủ Trung Quốc.

Nội dung báo cáo thể hiện sự tự tin của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, trong đó xem sự phát triển và vươn lên của nước này là điều "không thể ngăn cản".

Chen Changsheng, người đứng đầu nhóm nghiên cứu viết báo cáo trên, nhận định tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ còn tiếp diễn trong 5 năm tới.

"Không thể loại trừ việc Mỹ sẽ sử dụng tất cả các phương pháp có thể để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, bao gồm áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với các công ty Trung Quốc", một đoạn trong báo cáo đặt vấn đề.

Theo nhóm của ông Chen, Mỹ có rất nhiều cách để ngăn cản Trung Quốc tiến lên, từ việc tịch thu các trái phiếu Bắc Kinh đã mua từ Mỹ, ép buộc các quốc gia khác áp đặt các lệnh cấm vận công nghệ đối với Trung Quốc, thậm chí loại trừ Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng đôla Mỹ.

"Tuy nhiên, những điều đó sẽ không thể ngăn cản sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc", báo cáo nhấn mạnh.

GDP bình quân đầu người của Trung Quốc có thể tăng lên 14.000 USD vào năm 2024, đẩy đất nước ra khỏi “bẫy thu nhập trung bình” để bước vào nhóm “thu nhập cao”. Quy mô nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Liên minh châu Âu vào năm 2027 và vượt qua Mỹ vào năm 2032, báo cáo nêu các cột mốc.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc ước tính tỉ trọng của nước này trong nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt 18,1% vào năm 2025, tăng từ 16,2% của năm 2019. Trong khi đó, tỉ trọng của Mỹ sẽ giảm từ 24,1% xuống còn 21,9% trong cùng giai đoạn.

Chen là một trong những nhà kinh tế học tham dự hội nghị chuyên đề kinh tế xã hội do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì hồi tuần trước. Hội nghị nhằm chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm lần thứ 14 dự kiến sẽ công bố vào năm tới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề ra khái niệm "lưu thông kép" hồi tháng 5, trong đó tập trung xây dựng một thị trường nội địa mạnh. Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo có thể là trở lực lớn cho chiến lược này - Ảnh: AFP

Theo SCMP, các kết quả nghiên cứu từ nhóm của ông Chen dự kiến ​​sẽ được đưa vào các kế hoạch và chiến lược chính thức của Trung Quốc.

Một trong những nhận định đáng chú ý trong báo cáo là kinh tế toàn cầu sẽ trải qua một sự thay đổi sâu rộng trong những năm tới.

Theo đó, các quốc gia và công ty đa quốc gia ngày càng coi trọng “an ninh” khi thiết kế chuỗi cung ứng của họ, với nền kinh tế toàn cầu phân mảnh thành ba khối lớn tập trung ở Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.

Vẫn có những quan điểm cho rằng Trung Quốc có thể không bao giờ vượt qua Mỹ để trở thành số 1 do dân số già.

Yi Fuxian, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Wisconsin-Madison [Mỹ], lập luận rằng từ quan điểm nhân khẩu học, Trung Quốc sẽ không thể vượt qua Mỹ trong tương lai gần.

Hồi tháng 4-2019, cựu bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chen Deming đã cảnh báo rằng Trung Quốc "không nên đưa ra giả định rằng việc Trung Quốc là số 1 thế giới chỉ là chuyện sớm muộn".

Trung Quốc chuẩn bị cho ngày Mỹ không còn là trung tâm nhu cầu của thế giới

TTO - Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vài năm tới và quốc gia này đang tự chuẩn bị để chuyển mình trong thương mại quốc tế.

Video liên quan

Chủ Đề