So sánh sâu đục thân 2 chấm với sâu đục thân 5 vạch đầu nâu

Triệu chứng gây hại của sâuđục thân 5 vạch đầu đen

- Thời kỳ mạ: từ khi còn nhỏ bị phá hại có thể bị chết khô, nếu cây mạ đã lớn bị hại thì dễ bị đứt gốc khi nhổ mạ

- Thời kỳ đẻ nhánh: cây lúa bị hại có biểu hiện rõ: sâu đục vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non trước tiên bị cuốn dọc, có màu xanh tái sẫm, dần dần chuyển thành màu vàng và héo khô

- Thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu: cây lúa bị hại tuy có thể hình thành dảnh mới và thành bông nhưng trọng lượng ngàn hạt đều kém so với cây khỏe

- Thời kỳ lúa đứng cái và đòng non: sâu tập chung phá hại phía trong bẹ và dịch vào ống, có khi phá nát đòng non.

- Cuối thời kỳ làm đòng và bắt đầu trỗ: sâu đục vào phần cuống đòng cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng của bông lúa, hoặc nếu sâu non tuổi nhỏ tập chung cắn nát đòng thì bông lúa không trỗ.

Ruộng lúa trổ bị sâu đục thân [bông lép trắng]

Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái các pha phát dục sâu đục thân 5 vạch đầu nâu [đục mầm] Chilo infuscatellusSnellen

-Đặc điểm sinh học, sinh thái: Sâu phát sinh 5-6 đợt trong năm. Vòng đời trong mùa hè: trứng 5-7 ngày, sâu non 20-26 ngày, nhộng 5-8 ngày, trưởng thành 4-6 ngày; mùa đông vòng đời sâu dài hơn, trứng đẻ thành ổ, mỗi ổ có 250- 300 trứng.

Trứng và sâu nonsâu đục thân 5 vạch đầu nâu [đục mầm] Chilo infuscatellusSnellen

Nhộng và trưởng thànhsâu đục thân 5 vạch đầu nâu [đục mầm] Chilo infuscatellusSnellen

- Triệu chứng gây hại: Sâu non nở ra là phân tán, thường nhả tơ đu đưa rồi nhờ gió chuyển sang những cây mía lân cận. Sâu chủ yếu phá hại ở thời kỳ mía mía mầm, ảnh hưởng đến mật độ cây. Sâu phá hại nặng trên mía trồng vụ thu đông, mía gốc thu hoạch muộn có đốt lá vào mùa khô.

Triệu chứng gây hại mía của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu [đục mầm] Chilo infuscatellusSnellen

Triệu chứng gây hại của sâuđục thân 5 vạch đầu đen

- Thời kỳ mạ: từ khi còn nhỏ bị phá hại có thể bị chết khô, nếu cây mạ đã lớn bị hại thì dễ bị đứt gốc khi nhổ mạ

- Thời kỳ đẻ nhánh: cây lúa bị hại có biểu hiện rõ: sâu đục vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non trước tiên bị cuốn dọc, có màu xanh tái sẫm, dần dần chuyển thành màu vàng và héo khô

- Thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu: cây lúa bị hại tuy có thể hình thành dảnh mới và thành bông nhưng trọng lượng ngàn hạt đều kém so với cây khỏe

- Thời kỳ lúa đứng cái và đòng non: sâu tập chung phá hại phía trong bẹ và dịch vào ống, có khi phá nát đòng non.

- Cuối thời kỳ làm đòng và bắt đầu trỗ: sâu đục vào phần cuống đòng cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng của bông lúa, hoặc nếu sâu non tuổi nhỏ tập chung cắn nát đòng thì bông lúa không trỗ.

Ruộng lúa trổ bị sâu đục thân [bông lép trắng]

1. Sâu đục thân năm vạch đầu nâu là gì?

Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu có tên khoa học là Chilo infuscatellus Snellen, thuộc bộ Lepidoptera, họ Pyralidae.

Sâu trưởng thành có sự khác nhau giữa con cái và con đực. Giống đực có đầu ngực màu nâu tro nhạt, râu đầu hình sợi chỉ, mắt kép đen, giữa cánh trước có một chấm tím đen, bụng thon nhỏ, những đốt cuối hình răng cưa nhỏ. Con ngài cái có râu đầu hình sợi, mép ngoài cánh có 7 chấm đen, trên cánh không có chấm vệt như con đực.

Sâu đục thân năm vạch đầu nâu đẻ trứng thành ổ xếp dạng vảy cá ở mặt trên bẹ lá hoặc phiến lá. Trứng sâu hình bầu dục, ban đầu có màu trắng, sau chuyển dần sang nâu, cuối cùng là màu đen. Sâu non mới sinh có màu nâu nhạt, thân có 5 vạch nâu sẫm, đầu nâu vàng.

Ở giai đoạn nhộng có màu vàng nâu, mặt bụng cũng có 5 vạch nâu, chân giữa ngắn hơn cánh và dài hơn râu đầu, chân sau không vượt quá mút cánh.

Loại sâu gây hại này phân bố ở tất cả các vùng trên cả nước nhưng xuất hiện nhiều hơn ở khu vực phía Bắc. Sâu ưa nhiệt độ thấp và có thể sinh trưởng, phát triển bình thường trong thời tiết lạnh. Vì vậy, gây hại vào vụ xuân thường nghiêm trọng hơn vụ mùa.

Đặc điểm hình thái sâu đục thân 5 vạch đầu đen

Trứng: Ngài thường đẻ trứng thành từng cụm trên mặt dưới lá lúa. Trứng hình bầu dục dẹp, được đẻ thành ổ xếp từng hàng chồng lên nhau hình vây cá. Trứng lúc mới đẻ màu trắng sau chuyển sang màu vàng nhạt, nâu trầm rồi cuối cùng là màu nâu tối lúc gần nở, bề mặt trứng trơn bóng.

Sâu non: Sâu non thường có 5 tuổi, lúc mới nở cơ thể nhỏ yếu có màu trắng sữa, lúc lớn hơn thì sâu non đẫy sức chuyển sang sẫm màu hơn. Đầu có màu tối sẫm đến màu đen, phía trên đỉnh đầu có một mảng màu xám bóng óng ánh, mặt bụng có màu màu trắng mờ xen màu vàng kem. Phần lưng gần đầu có màu nâu đen và nhạt dần về phía cuối, lưng có 5 vạch dọc đặc trưng.

Nhộng: Khi mới hóa nhộng có màu vàng bóng, sau đó chuyển dần sang đậm màu nâu hơn. Mặt lưng nhộng có 5 vạch dọc màu nâu trầm và có 4 gai ngắn xếp thành hình cung, phía bụng có 2 gai thẳng, ngắn và không có lông. Nhộng đực có kích thước ngắn hơn nhộng cái.

Sâu trưởng thành [ngài]: Lúc trưởng thành thì ngài đực và ngài cái có một số đặc điểm hình thái khác nhau như: