Tại sao ca sĩ hát không có mic là ai?

Sau khi micro rời khỏi tay Bích Phương, âm thanh tiếng hát của cô vẫn tiếp tục vang lên to, rõ như khi cô đang hát, cùng với giọng người đàn ông cũng rõ không kém “xin khán giả tìm giúp đứa con”. Điều này có nghĩa là micro không tắt tiếng, vì thế khán giả đã đặt nghi vấn ca sĩ Bích Phương hát nhép.

Sự việc ồn ào trên mạng xã hội khiến Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Ninh đã ra văn bản mời phía ca sĩ Bích Phương đến trụ sở để giải trình. Phía quản lý ca sĩ Bích Phương là anh Hải Long cho báo giới biết: “Chúng tôi khẳng định Bích Phương không hát nhép, những ai am hiểu và có chuyên môn âm nhạc biểu diễn đều thấy rõ điều này”. Còn Bích Phương cũng tuyên bố cô không hát nhép.

Sự việc này đã dấy lên sự tranh cãi trong chính giới chuyên môn âm nhạc. Nhạc sĩ - ca sĩ Khắc Việt khẳng định khi biểu diễn các ca khúc nhạc dance, thì việc sử dụng backing vocals (giọng hát phụ) và chọn kỹ thuật hát đè là chuyện hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhà sản xuất âm nhạc DuongK cho rằng: “Hát đè là hát thật, đè lên một phần giọng thu gốc. Bản nhạc đem đi biểu diễn có sự khác nhau với bản thu thanh gốc ở chỗ đã bỏ đi 1 track (đường thu âm) hát xuyên suốt, phần đó ca sĩ hát live sẽ hát, còn các track chồng, bè, effect (hiệu ứng)... thì giữ nguyên”. Còn nhạc sĩ Phạm Thanh Hà cho biết: “Hiện nay, xu hướng hát đè trở nên phổ biến trên thế giới, nhất là khi được biểu diễn ở những sân khấu lớn và không gian ngoài trời, vì nó đáp ứng được hiệu ứng âm thanh đến khán giả tốt nhất, nên có thể xác định Bích Phương hát đè chứ không hát nhép”.

Tuy nhiên, các chuyên gia thanh nhạc, giới ca sĩ được đào tạo chính thống vẫn cho rằng hát đè cũng là một kiểu hát nhép. Ca sĩ Hiền Anh (giải nhì Sao mai 2007) cho biết thanh nhạc không có thuật ngữ nào là hát đè, đó chỉ là cách gọi “tiểu xảo”. Nhạc trưởng Hoàng Điệp, từng dạy kỹ thuật thanh nhạc cho nhiều ca sĩ, cho biết: “Nếu đã hát live thì phải live cho hết, chỉ chấp nhận phần nhạc nền thu sẵn mà không có tiếng hát; trừ trường hợp truyền hình trực tiếp, kỹ thuật âm thanh của sân khấu không đảm bảo bắt buộc phải hát nhép. Hiện các ca sĩ hát nhạc nhảy chỉ toàn ăn gian khi gọi là hát đè. Thực chất đó vẫn là hát nhép. Cho nên mọi người mới nói ca sĩ có đẳng cấp hay không là chỗ có hát thật được không và cứ ra sân khấu thật là biết, chứ không phải chỉ nổi qua MV triệu view hay trên mạng”.

Hiện sự việc đúng - sai vẫn chưa có câu trả lời chính thức. Dư luận vẫn đang chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Tin liên quan

Vì spam nhà Lan, nói chuyện với Vân nên mới biết tuần mình đi Vegas thì Thúy Nga cũng có live show ở đó. Mình text cho chị Cap hỏi muốn coi không? Bả nói tùy Đậu. Về nhà hỏi chồng với nhỏ em gái, muốn coi không? Họ bảo ’ừ thì coi cho biết. ‘One in a lifetime opportunity’ Vậy là liên hệ trung tâm Thúy Nga đặt mua vé. Vé hạng hơi ngon ngon thì hết nhẵn. Chị còn vé hạng chót và hạng át chót. Vậy thôi chị bán cho em bốn vé hạng át chót nhen chị. Vừa leo xuống máy bay ở phi trường, gặp vợ chồng Việt kia đã bị ảnh chồng điểm mặt hỏi ‘đi coi Thúy Nga hả?’ Bộ cái mặt mình có in mấy chữ đó sao ta? Lúc gặp Vân, đã bị Vân hù, ‘khi đi nhớ mang theo ống nhòm nhen chị Đậu.’ Kệ, mình vào rạp chủ yếu kiếm cái không khí. Qua Planet Hollywood lấy vé, xếp hàng dài nhằn trên lầu cũng phải 20 phút, tới phiên mình cái chỉ đứng quầy hỏi ‘cho cái ID với cái member club’ – ‘dạ tui không có member club’ – hehe, thì ra mình xếp ngay cái hàng ‘invited guests only’ – con bà nó, không có một cái bảng cho mình nhận diện. Vậy là lục đục kéo xuống lầu. Vô chỗ bán vé, hỏi lại đựoc chỉ đi tiếp. Cuối cùng cũng gặp chị gì đó, lấy được bốn vé. Vé đề là show lúc 1 :00 giờ. Vân đã dặn trước show lề mề lắm. Có vô cũng phải đợi thôi. Nhưng mình là người lịch sự mà. Thôi thì đi cho đúng giờ. Vậy là lục đục xếp hàng, vào an vị thì cũng vừa đúng 1:00 trưa. Cầm cái bảng chương trình mới biết show mở màn lúc 1:30. Không sao, ngồi chờ 30 phút cũng đuợc. Thời tiết ở Vegas đi ngoài đường thì nóng phỏng đít, mà vào trong casino thì lạnh teo ‘ch…’ – Buổi sáng mình mặc áo không tay (mà quên mang cái áo len mỏng). Lúc dạo một vòng chờ show diễn, ghé LOFT chị Cap đã góp ý, mua cái áo len mặc đi. Ừa, có lý chớ ngồi coi show dài mà lạnh nữa thì coi như xong. Mua cái áo, nhờ chị bán hàng cắt nhãn, khoát vào “Ấm áp mùa hè” Đi coi Thúy Nga, thì trước hết phải đi coi người đi coi Thúy Nga. Thiên hạ có dịp ăn diện, coi đã con mắt thiệt. Đầm đìa, vét tông, cà vạt, nói chung là ‘rất soang chọng’ – Không biết mấy người mặc áo đầm không dây, hở lưng, hở cổ, có bị lạnh teo như mình không? Chắc là không vì mình không thấy họ PHẢI ghé LOFT mua cardigan như mình. 2:00 giở rồi nhen mà bà con còn chưa vô an tọa hết. Anh Việt Thắng chạy ra dặn dò khán giả không được chụp hình quay film nhen. Không được đi đái khi ca sĩ chưa hát xong, hay múa sĩ chưa múa xong nhen. Nếu có mắc thì bà con cũng phải ráng nhịn cho hết bài hát nhen. Rồi kêu gào, năn nỉ khán giả vào rạp để show diễn bắt đầu nhen. Hehe, cái vụ ‘năn nỉ khán giả’ mình thấy hơi lạ, vì cứ tới giờ thì diễn thôi. Ai không vào, cửa đóng, ráng chịu. Vậy mà anh Việt Thắng năn nỉ tới 4-5 lần, vẫn chả có xi nhê nhen. Mình ngồi chờ từ 1:00 giờ tời 2:15 chịu hết nổi, phải đi toilet. Lúc ra ngoài thấy khán giả đứng tụm năm tụm bảy nói chuyện tỉnh bơ. Chả ai buồn vào ghế ngôi để Thúy Nga mở màn. ‘Không đi trễ không phải Việt Nam’ Câu này không bao giờ sai nhen. Trước giờ mở màn khoảng chừng 10 phút, anh stage manager lên sân khấu chỉ cho khán giả cách ‘vỗ tay’ cho ‘đúng điệu Thúy Nga’ nhen. Cái này còn vui bạo. Vỗ sao nghe cho kêu. Khán giả cười sao cho ăn ảnh. Xong cái màn vỗ tay để quay film rồi thì chương trình mới bắt đầu. Thiệt là thất vọng cho live show PBN. Toàn là hát nhép. Đám mình ngồi xa xa nên phải coi màn hình. Chả khác nào coi DVD ở nhà, mà phải trả giá vé gấp mấy lần. Hihi, cái ‘không khí’ là đấy. Có lẽ vì chương trình quá dài, nên bà con không ngồi yên được. Cứ nuờm nượp đi lên, nườm nượp đi xuống, ta nói, không bút viết nào tả hết. À, live show ở Vegas thì có màn cho tiền thưởng cho ai trả lời câu hỏi đúng. Chị Cap nhà mình, câu nào chú Ngạn hay Kỳ Duyên hỏi, chỉ đều trả lời đúng ráo trọi. Chỉ tiếc rằng, hai người MC không có chịu kêu tên chị Cap. Chớ không trúng vài trăm đồng gỡ gạc. Mình nói thiệt, chẳng thà cho mình coi live show mà ca sĩ hát thiệt đi. Có dỡ chút, có lỡ bể đĩa một vài bài, cũng còn tha thứ được. Với lại chương trình nên làm ngắn gọn lại một chút. Trong vòng 2-3 tiếng là đủ rồi. Còn đằng này, live show, hát nhép, mở máy, nên đã không có một cái hồn. Ngồi coi cứ như là giỡn chơi. Đã vậy còn dài lê thê. Thúy Nga nên chỉnh sửa. Thiệt là uổng cái thời gian mấy tiếng ngồi coi, uổng cái công và uổng luôn cả tiền vé. Chương trình chưa kết thúc, bốn đứa đã hết kiên nhẫn, kéo nhau về đi ăn hot & juicy crawfish còn sướng hơn. Nói tóm lại, Live Show PBN là một thất vọng tràn trề trong chuyến du hí đợt này.

Tại mình muốn không khí. Ừa, muốn không khí thì có không khí đây.


Page 2

Đang tải...

Đã xảy ra lỗi khi cố gắng tải phiên bản đầy đủ của trang web này. Hãy thử làm mới trang này để sửa lỗi.

Hát đè phổ biến ở thị trường âm nhạc quốc tế lẫn Việt Nam. Tuy nhiên, điều khiến khán giả thắc mắc là ca sĩ có đang lạm dụng vấn đề này khi nhiều người bật lời đè phần lớn ca khúc.

Xoay quanh việc Bích Phương bị giật mic khi biểu diễn ở Hạ Long, khán giả lẫn giới chuyên môn đều đang tranh luận. Người khẳng định nữ ca sĩ hát nhép, trong khi số khác cho rằng cô hát đè.

Hát đè không còn là khái niệm xa lạ trong thị trường âm nhạc hiện tại, đặc biệt khi nhạc điện tử thịnh hành. Tuy nhiên, chứng kiến vụ việc của Bích Phương, khi nữ ca sĩ bị giật mic ngay đoạn đầu ca khúc mà giọng hát vẫn cất lên thì khán giả đặt câu hỏi về việc hát đè như thế nào, bao nhiêu phần trăm và liệu ca sĩ Việt có đang lạm dụng cách hát này hay không.

Hát đè là gì?

Tìm kiếm playback (hát đè) trên Internet có ít thông tin được đăng một cách chính thống về khái niệm này. Một số trang xếp playback vào một trong những hình thức hát nhép. Doc Coyle - thành viên ban nhạc Mỹ Bad Wolves - chia việc hát đè thành ba loại. Mức độ cao nhất là hát nhép hoàn toàn và thấp nhất là chỉ phát giọng nền hỗ trợ một vài đoạn.

Giải thích khái niệm hát đè, ca sĩ Thanh Hưng cho biết: “Hiểu đơn giản là hát chồng lên phần giọng đã được thu sẵn (nhưng để âm lượng bé). Cách làm này tạo giọng hát dày hơn. Ca sĩ vẫn hát đúng nốt nhạc, nhịp điệu, vẫn mất sức và phải có kỹ năng nghề hát để xử lý các nốt sao cho hòa cùng giọng thu sẵn”.

Anh cũng chỉ ra điểm khác biệt giữa hát đè và nhép. Theo anh, “nhép là mở sẵn bản thu hoàn chỉnh, khi lên sân khấu thì tắt micro đi và chỉ nhép miệng, không tốn sức”.

Tại sao ca sĩ hát không có mic là ai?
Sơn Tùng thường dùng hát đè nhưng vẫn rõ giọng thật.

Sơn Tùng M-TP thường sử dụng hát đè. Tính chất nhạc điện tử, hip hop mà anh theo đuổi thường có tiết tấu nhanh, nhiều hiệu ứng âm thanh bổ trợ. Do đó, hầu hết phần trình diễn được nam ca sĩ chuẩn bị backing vocal (giọng hát thu sẵn, được làm nhỏ) ở điệp khúc, đoạn rap hay thậm chí cả bài. Tuy nhiên, theo dõi các tiết mục của anh, khán giả có thể thấy rõ phần giọng thật trên nền giọng đã thu sẵn.

Anh không che giấu việc sử dụng playback. Thậm chí, dựa trên phần backing vocal phát xuyên suốt bài, nam ca sĩ thoải mái nhấn nhá, xử lý khác đi câu hát của mình hoặc thỉnh thoảng khuấy động sân khấu, tương tác với khán giả.

Kiểu hát này được nhiều sao quốc tế áp dụng. Britney Spears khi bị chỉ trích hát nhép, cô giải thích: “Bởi phải tập trung vào vũ đạo nên tôi dùng thêm chút nhạc playback. Vì vậy, giọng của tôi lẫn cùng nhạc playback. Thật bực mình khi tôi phải lên sân khấu và hát cùng lúc trong khi chẳng ai ghi nhận điều đó”.

Hát đè được áp dụng như thế nào?

Khái niệm hát đè còn nhiều tranh luận nhưng thực tế đã phổ biến trên thị trường âm nhạc thế giới nhiều năm qua. Nó bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây khi dòng nhạc điện tử và các sân khấu ngoài trời thịnh hành.

Theo một nhà sản xuất từng làm việc với Sơn Tùng M-TP, beat playback thông thường chỉ có một vài đoạn kèm giọng hát, chẳng hạn điệp khúc hoặc rap. Cách làm này cũng thường chỉ áp dụng với những sân khấu lớn, ngoài trời và nhạc điện tử chứ không có pop, ballad…

“Thời nay, âm nhạc điện tử phát triển, các ca sĩ thường biểu diễn cùng vũ đoàn, phải vừa hát vừa nhảy rất mệt. Do đó, họ vẫn bật micro của mình để hát đệm trên beat playback. Họ vẫn hát thật nhưng đỡ mệt, hụt hơi hơn, nhất là với những đoạn nhảy, lên cao hay trường hợp ca sĩ diễn nhiều bài trong một chương trình”, anh nói.

Tại sao ca sĩ hát không có mic là ai?
Ca khúc Đi đu đưa đi của Bích Phương thuộc thể loại electro pop dance.

Nhà sản xuất nhấn mạnh: “Thông thường, đối với các bài pop ballad, ca sĩ Việt vẫn lựa chọn hát beat không lời để phục vụ khán giả. Chỉ những bài có vũ đạo, nhạc nhanh mới phải dùng nhạc đè”.

Hoàng Trọng Thanh - đạo diễn đứng sau show diễn Armin Van Buuren live in Vietnam 2017, từng hợp tác với Shayne Ward, Hồ Ngọc Hà, Hương Tràm - cho biết việc hát đè ngày càng nhiều và nơi áp dụng nhiều nhất chính là show ngoài trời.

Anh nhận định: “Hát đè thường thấy trong các show diễn ngoài trời, có đặc thù thiên về biểu diễn. Những trường hợp ca sĩ hát đè, thường vì khả năng hát live không cao, thiếu tự tin. Cũng có phần vì chất lượng âm thanh của show không tốt, nên ảnh hưởng đến chất lượng hát live của ca sĩ và họ chọn giải pháp an toàn hơn”.

Anh nói thêm: “Những ca sĩ đắt show, hầu như ngày nào cũng có lịch, thậm chí có ngày chạy vài show. Họ chọn giải pháp hát đè để giữ sức, giữ giọng”.

Trở lại trường hợp cụ thể của Bích Phương, nhạc sĩ Phạm Thanh Hà cũng là tác giả ca khúc Đi đu đưa đi giải thích: “Bích Phương đang hát ca khúc thuộc thể loại electro pop dance. Phần nhạc có rất nhiều hiệu ứng âm thanh, nếu trên nền đó chỉ hát giọng hát thật thôi thì giữa phần hát và nhạc sẽ trở nên không ăn nhập. Phần hát bị lép vế hơn rất nhiều".

"Nhiều ca sĩ dùng nhạc đè tới 70-80%"

Giới ca sĩ đang dùng chung khái niệm hát đè cho việc hát live trên phần lời thu sẵn nhưng chưa có quy định cụ thể đè đoạn nào hay đè bao nhiêu phần trăm. Trong trường hợp họ bật bản thu âm với hầu hết giọng hát sẵn thì có còn được tính là hát đè hay không?

Từ những chương trình âm nhạc đã tham gia, nhạc sĩ Sỹ Luân thừa nhận nhiều ca sĩ Việt hiện giờ dùng lời đè quá to hoặc chiếm đến 70-80% trong tổng thể bài hát. Anh nhận định trong trường hợp ca sĩ chỉ hát giọng thật khoảng 10-20% thì cách làm đó gần như nhép.

“Khoảng 10 năm nay đi diễn, tôi thấy nhiều bạn trẻ hát nhép hoặc hát đè. Thông thường, phần lời bổ trợ chỉ được bật ở điệp khúc hoặc rap để chất giọng dày hơn. Tuy nhiên, hiện giờ một số ca sĩ sử dụng lời nền đến trên 50%, thậm chí 70-80%”.

Tại sao ca sĩ hát không có mic là ai?
Sỹ Luân cho biết khi anh mới hoạt động không có khái niệm hát đè. Nó phổ biến trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Nhiều nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc… khi trao đổi với Zing.vn cho biết hát đè là cách làm dễ hiểu trong điều kiện âm thanh của chương trình không tốt, đồng thời đảm bảo chất lượng tiết mục và sức khỏe của ca sĩ. Theo họ, cách làm này không xấu nhưng là trong trường hợp đè có chừng mực.

Sỹ Luân nhấn mạnh: “Chỉ nên đè những đoạn lên cao hoặc điệp khúc để giọng được dày hơn. Khán giả khi nghe cũng rõ đâu là lời đè, đâu là giọng thật. Còn nếu đè từ đầu tới cuối thì tôi nghĩ không nên”.

“Khi là ca sĩ thì việc hát là yêu cầu đầu tiên và là công việc. Nếu sân khấu đảm bảo về yếu tố âm thanh, kỹ thuật mà ca sĩ vẫn lạm dụng lời đè thì khó chấp nhận”, nhạc sĩ nói thêm.

Màn trình diễn khiến Bích Phương bị nghi hát nhép Đang thể hiện ca khúc "Đi đu đưa đi", Bích Phương bị một khán giả bất ngờ giật mic để tìm con. Lúc này giọng hát của nữ ca sĩ vẫn vang lên khiến cô bị nghi hát nhép.