Tại sao chân tay hay bị bầm tím

Những vết bầm tím thường xuất hiện một cách bất ngờ và cũng không đem lại nhiều trở ngại cho chúng ta. Vì vậy, dấu hiệu này thường bị bỏ qua và không được quan tâm một cách đúng mức. Tuy nhiên, nó có thể ẩn chứa nhiều cảnh báo về sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, YouMed sẽ cùng với các bạn điểm qua một vài thông tin quan trọng sau nhé.

Vết bầm tím thông thường

Một vết bầm thông thường sẽ có những đặc điểm sau:

  • Xuất hiện sau một va đập;
  • Thời gian xuất hiện ngắn;
  • Không gây nhiễm trùng;
  • Biến mất hoàn toàn sau 2 tuần.

Những vết bầm tím như thế này thường chỉ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, không gây trở ngại gì đáng kể.

Xử lý vết bầm thông thường: Để đẩy nhanh quá trình biến mất của các vết bầm này, chúng ta có thể chườm đá trong vòng 20-30 phút mỗi ngày. Cần lưu ý không để đá tiếp xúc trực tiếp với da. Hãy bọc chúng lại vào một miếng vải rồi chườm chúng lên. Ngoài ra, nếu vết bầm xuất hiện ở chân, hãy nhớ kê cao chân trước khi xử lý chườm lạnh. Sau khoảng 2 ngày, có thể thay thành chườm nóng để tăng lưu thông máu. Điều này có thể giúp vết bầm nhanh biến mất hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chườm nóng và chườm lạnh: bạn có đang làm đúng cách?

Nếu vết bầm gây đau nhức, có thể dùng paracetamol để giảm đau. Tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen vì các thuốc này có thể khiến vết bầm khó lành và trở nên tồi tệ hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Paracetamol [Pandadol, Efferalgan]: 9 điều cần lưu ý khi sử dụng

Vết bầm tím bất thường

Bầm tím được gọi là bất thường nếu: tự nhiên xuất hiện khi không có va đập trước đó, có lan ra khắp người kèm theo các biểu hiện bị hoa mắt, chóng mặt, sụt cân, đau đầu, ù tai, mắt mờ, sốt về đêm,…Hoặc bầm không biến mất sau khoảng 3 – 4 tuần.

Đây chính là lúc bạn nên quan tâm đến sức khỏe của mình hơn. Vì đây có thể là một số dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm.

1. Dấu hiệu của đái tháo đường

Việc xuất hiện dấu bầm tím lặp đi lặp lại trên da tại một vị trí nhất định rất có thể có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Điều này là do lượng đường trong máu của chúng ta dư thừa và vượt ngưỡng cho phép. Lượng đường lưu thông trong hệ thống mạch máu nhiều hơn mức bình thường. Do đó, máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để làm lành vết thương.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hiểu rõ hơn về Đái tháo đường type 2

2. Dấu hiệu của bệnh về máu

Rối loạn đông máu là tình trạng máu không dễ đông hoặc bệnh nhân hay bị chảy máu trong thời gian kéo dài. Điều này cũng được cảnh báo bằng các dấu hiệu bầm tím xuất hiện trên da.

Xem ngay video dưới đây để hiểu rõ về hiện tượng vết bầm tím xuất hiện khi đái tháo đường nhé!

Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm: ung thư máu. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy bất thường khi thấy có hàng ngàn vết bầm tím li ti xuất hiện trên da. Trong một số trường hợp nặng, bệnh có thể gây ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân. Do đó, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thường xuyên có những vết bầm tím bất thường như vậy.

Hy vọng bài viết này có thể đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích của những vết bầm tưởng chừng vô hại nhé. Và đừng quên, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ nếu phát hiện có những bất thường nói trên nhé.

Vết bầm tím thường là kết quả của chấn thương mô, dẫn đến đổi màu da. Vết bầm hình thành khi có xuất huyết dưới da sau chấn thương và gây tổn thương mạch máu. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cơ thể tự xuất hiện các vết bầm. Điều này có thể là do tình trạng sức khỏe hoặc một số loại thuốc bạn dùng.

Rối loạn chảy máu

Một trong những nguyên nhân phổ biến của vết bầm tím là rối loạn chảy máu. Đây là một nhóm các tình trạng xảy ra khi máu của một người không đông lại hoặc đông rất chậm. Rối loạn chảy máu như bệnh máu khó đông hoặc bệnh von Willebrand là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vết bầm tím. Những bệnh như vậy thường do không có protein cần thiết cho quá trình đông máu.

Ung thư

Một số bệnh ung thư liên quan đến máu hoặc tủy xương [bệnh bạch cầu], có thể dẫn đến bầm tím. Những người bị bệnh bạch cầu có khả năng bị bầm tím vì cơ thể họ không sản xuất đủ tiểu cầu để cầm máu. Các vết bầm tím do bệnh này có thể xuất hiện ở những vùng bất thường trên cơ thể.

Uống rượu quá nhiều hoặc bệnh gan

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến các vấn đề về gan như xơ gan. Khi các bệnh về gan tiến triển và trở nên phức tạp hơn, nó sẽ hạn chế việc sản xuất protein từ gan, vốn rất quan trọng đối với quá trình đông máu. Điều này có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều, gây bầm tím.

Thiếu vitamin C hoặc vitamin K

Thiếu vitamin C có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe như bệnh Scorbut. Điều này sẽ gây chảy máu nướu răng, vết thương không rõ nguyên nhân và dễ bị bầm tím. Ngoài ra, vitamin K, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hình thành cục máu đông và cầm máu, rất quan trọng để ngăn ngừa bất kỳ trường hợp bầm tím nào.

Thuốc làm loãng máu

Thuốc làm loãng máu như aspirin có thể ngăn ngừa đông máu, khiến người bệnh chảy nhiều máu hơn và gây ra các vết bầm tím. Cần tránh dùng thuốc làm loãng máu trừ khi bác sĩ kê đơn. Loại thuốc này có thể làm suy yếu và thay đổi dòng chảy của mạch máu, dẫn đến viêm và tăng nguy cơ chảy máu, cũng như bầm tím./.

Có nhiều nguyên nhân khiến da bạn bị bầm tím

Tiến sỹ Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế của tờ Daily Mail trả lời:

Chào bạn!

Có nhiều nguyên nhân có thể gây bầm tím như tác dụng phụ của một số loại thuốc, một vấn đề sức khỏe hoặc lão hóa. Trong một nghiên cứu được thực  hiện trên 500 người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy 18% trong số họ bị bầm tím mà không bị va chạm hoặc chấn thương nào.

Vết bầm tím được hình thành qua 3 bước: Bước bắt đầu là các mạch máu nhỏ [mao mạch] bị tổn thương vỡ ra và rỉ máu dưới da. Điều này có thể kích hoạt tiểu cầu di chuyển đến vị trí tổn thương và tạo thành một lớp bảo vệ ngăn giúp máu đông lại và không chảy ra. Cuối cùng, lớp bảo vệ này được củng cố bởi các protein làm đông máu [các yếu tố đông máu]. Nếu bất kỳ bước nào trong các bước trên bị thay đổi, nguy cơ bầm tím sẽ tăng lên. 

Ví dụ, sự bất thường của tiểu cầu có thể được gây ra bởi một số loại thuốc và ở một số người mắc bệnh gan hoặc thiếu vitamin K, thậm chí là ăn tỏi cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Chúng ta cũng có xu hướng dễ bị bầm tím hơn khi già đi, đặc biệt là phụ nữ có làn da trắng hoặc thừa cân.

Điều quan trọng là vợ bạn cần xác định xem ngoài bầm tím thì có bị chảy máu ở các bộ phận khác của cơ thể không. Vợ bạn cũng cần kiểm tra một số loại thuốc đang dùng. Các loại thuốc có thể gây bầm tím da là ibuprofen, các thuốc chống viêm không steroid [NSAID], thuốc chống đông máu [warfarin], thuốc chống ngưng kết tiểu cầu [ví dụ như aspirin và clopidogrel] và steroid.

Một số thuốc kháng sinh và thuốc chống trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân gây ra những vết vầm tím. Nếu vợ bạn bị bầm tím chân do tuổi tác thì không có bất kỳ phương pháp điều trị nào cho loại bầm tím này ngoài bảo vệ chân tay bằng quần áo dài tay. Nếu vợ bạn đang uống bất kỳ loại thuốc nào thì hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ xem đó có phải là nguyên nhân gây bầm tím không. 

Nếu vợ bạn có những vết bầm tím có kích thước hơn 1cm trong nhiều năm thì tốt nhất cô ấy nên đến gặp bác sỹ huyết học để được kiểm tra. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ [Theo Dailymail]

Video liên quan

Chủ Đề