Thang điểm SCORE đánh giá nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp theo những yếu tố não

Bệnh tim mạch đã và đang là vấn đề sức khỏe rất được quan tâm trên thế giới, tỷ lệ tử vong và di chứng do bệnh tim mạch vẫn chiếm hàng đầu và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển.

Theo Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, hơn 68 triệu người dân nước này đang có ít nhất một rối loạn về tim mạch và rất nhiều người khác được cho là có nguy cơ mắc một trong những bệnh lý nguy hiểm này. Tại Việt Nam, điều tra gần đây có tới trên 20% số người lớn bị tăng huyết áp. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch là vô cùng quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch.

Yếu tố nguy cơ tim mạch là gì?

Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là các yếu tố liên quan với sự gia tăng khả năng bị mắc bệnh tim mạch. Một người mang một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ nào đó có nghĩa là có sự gia tăng khả năng mắc bệnh của người đó chứ không phải bắt buộc là chắc chắn sẽ bị bệnh.

Thường thì các yếu tố nguy cơ hay đi kèm nhau, thúc đẩy nhau phát triển và làm nguy cơ bị bệnh tăng theo cấp số nhân. Người ta nhận thấy ngày càng có nhiều các nguy cơ tim mạch xuất hiện.Sau đây là danh sách của các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch, đã được thừa nhận.

Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch:

Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được

• Tuổi

• Giới

• Di truyền (gia đình có người bị bệnh tim mạch khá sớm)

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được

• Tăng huyết áp

• Rối loạn lipid (mỡ) máu

• Hút thuốc lá

• Thừa cân, Béo phì

• Giảm dung nạp đường/ Đái tháo đường

• Lười vận động

Một số yếu tố nguy cơ có thể

• Căng thẳng

• Estrogen

• Tăng đông máu

• Rối loạn các thành phần Apo Protein máu

• Uống rượu quá mức

• Hói sớm và nhiều đỉnh đầu ở nam

• Mạn kinh sớm ở nữ

• Chủng tộc…

Làm thể nào ước lượng được yếu tố nguy cơ?

Có nhiều cách để tính nguy cơ bạn có thể mắc bệnh tim mạch thế nào? Dựa trên các nghiên cứu lớn trên thế giới, người ta đã xây dựng được một số thang điểm để dự đoán khả năng bạn bị bệnh tim mạch trong vòng 10 năm tới ra sao? Hai thang điểm phổ biến hiện được dùng là thang điểm Framingham hoặc EURO– Score.

Nhìn chung các thang điểm này đều dựa trên các thông số như tuổi, giới, số huyết áp, chỉ số cholesterol máu, đái tháo đường, hút thuốc lá… Ví dụ
bạn 45 tuổi, nam giới, đang hút thuốc lá, huyết áp 140 mmHg, cholesterol toàn phần là 170 mg/dL, HDL-C là 70 mg/dL thì nguy cơ bạn bị một biến cố tim mạch trong 10 năm tới là 6% theo thang điểm Framingham

Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ tim mạch

Làm thế nào mà bạn, cùng với việc ứng dụng những thông tin chúng tôi vừa trình bày trong bài viết này, chắc chắn rằng mình đang làm mọi điều có thể để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các biến chứng khác của xơ vữa động mạch?

Trước tiên, cùng với sự giúp đỡ của thầy thuốc, bạn phải đánh giá là mình thuộc nhóm nguy cơ thấp hay cao.

Nhiều câu hỏi bạn có thể tự trả lời được. Bạn có hút thuốc? Bạn có thừa cân? Bạn có uống quá nhiều rượu? Có ai trong gia đình bạn mắc bệnh tim mạch hay tăng huyết áp?

Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ về mức độ nguy cơ của bản thân, bạn cần có sự trợ giúp của thầy thuốc. Thầy thuốc sẽ đo huyết áp, sẽ gửi máu của bạn đi làm xét nghiệm về cholesterol, triglycerid, đườngtrong máu đồng thời khai thác tiền sử và tiến hành quá trình thăm khám. Thầy thuốc có thể ghi điện tâm đồ hoặc tiến hành một xét nghiệm chuyên biệt nào đó để xác định xem quả tim bạn có bị phì đại hay bất thường không.

Bằng việc kết hợp những thông tin thu được về các yếu tố, thầy thuốc sẽ giúp bạn xác định được tổng nguy cơ. Khi các thông số về nguy cơ đã được thu thập và lượng giá, một chương trình điều trị hướng tới việc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ có thể được bắt đầu.

Nếu bạn là người không mang yếu tố nguy cơ và không mắc bệnh tim mạch, những lời khuyên đơn giản dưới đây sẽ luôn hữu ích và nếu có, cũng sẽ rất ít gây hại cho bạn:

Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim, ít mỡ bão hoà và cholesterol, nhiều rau, quả, cá…

Giảm cân nặng nếu bạn thừa cân.

Hạn chế muối đưa vào cơ thể. Đa số chúng ta ăn nhiều muối hơn lượng cơ thể chúng ta cần. Nhiều thức ăn tự nhiên đã chứa muối hoặc muối đã được
thêm vào trong quá trình chế biến. Đơn giản nhất, bạn hãy hạn chế cho muối vào thức ăn khi nấu nướng.

Bắt đầu một chương trình tập luyện thể dục. Tập luyện đều đặn có lợi cho tất cả mọi người. Bạn hãy chọn một phương pháp phù hợp với sở thích, thời gian và khả năng của bạn. Luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 45 phút.

Nếu bạn hút thuốc, hãy ngừng ngay.

Nếu bạn uống rượu, hãy vừa phải.

Học cách làm giảm căng thẳng, tránh phản ứng với các tình huống có thể gây stress bởi nó chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn mà thôi.

Đi khám bệnh định kỳ để đánh giá mức độ nguy cơ của bạn. Một hồ sơ hoàn toàn trong sạch về sức khoẻ tại một thời điểm nào đó không thể suốt đời đảm bảo được rằng bạn không có bệnh tật.

Trong trường hợp bạn đã được xác định tăng huyết áp hoặc có lượng cholesterol trong máu cao?

Thời gian bắt đầu và việc chọn lựa một phác đồ điều trị hãy để người thầy thuốc quyết định, tất nhiên phải có sự đồng ý của bạn. Nhìn chung, khi bị tăng huyết áp, tăng lượng cholesterol trong máu hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp, bạn cần được điều trị bằng thuốc.

Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể khởi đầu bằng thực hiện chế độ ăn kiêng, tập luyện thể lực và điều chỉnh các thói quen có hại.

Benh.vn ( Theo hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam )

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội tim mạch - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý gây tử vong cao, đặc biệt với những đối tượng bệnh nhân trên 40 tuổi và đang được thế giới quan tâm hàng đầu. Vì vậy, đánh giá nguy cơ tim mạch là thật sự cần thiết vì việc làm này có thể giúp chúng ta có thể phòng tránh được những hậu quả nghiêm trọng mà bệnh tim mạch gây ra.

Yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch là những yếu tố liên quan đến sự tăng lên khả năng mắc bệnh lý tim mạch. Những người có yếu tố nguy cơ tim mạch sẽ có khả năng cao mắc bệnh tim mạch cao hơn người không có những yếu tố này chứ không phải chắc chắn sẽ mắc phải bệnh. Các yếu tố nguy cơ tim mạch thường đi đôi với nhau và làm tăng lên khả năng mắc bệnh nên cần phải đánh giá nguy cơ tim mạch dựa vào những yếu tố này.

1.1. Yếu tố nguy cơ tim mạch không thể thay đổi được hoặc khó thay đổi

  • Tuổi tác: tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng cao.
  • Giới tính: nam giới có khả năng mắc bệnh tim mạch cao hơn nữ giới.
  • Di truyền: gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm.
  • Người mắc bệnh thận mạn tính.
  • Người mang những căng thẳng tâm lý.
  • Người có dấu hiệu ngừng thở trong lúc ngủ.

1.2. Yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được

  • Người mắc bệnh tăng huyết áp.
  • Người có biểu hiện rối loạn lipid máu.
  • Người hút thuốc lá.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người ít vận động cơ thể.
  • Người bị giảm dung nạp đường hay đái tháo đường.
  • Những người có chế độ ăn không khoa học như ăn quá mặn, ít ăn rau...

Nguy cơ tim mạch tổng thể hay còn gọi là nguy cơ tim mạch là khái niệm phản ánh tổng những nguy cơ xảy ra những bệnh lý tim mạch trên bệnh nhân trong một khoảng thời gian xác định, thường được đánh giá trong 10 năm.

Nguy cơ tim mạch tổng thể được phân thành 4 mức độ như sau:

  • Thấp: nguy cơ tử vong trong vòng 10 năm < 1%.
  • Trung bình: nguy cơ tử vong trong vòng 10 năm từ 1%- 5%.
  • Cao: nguy cơ tử vong trong vòng 10 năm từ 5%- 10%.
  • Rất cao: nguy cơ tử vong trong vòng 10 năm ≥ 10%.

Thang điểm SCORE đánh giá nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp theo những yếu tố não

Nguy cơ tim mạch tổng thể được phân thành 4 mức độ: Thấp, trung bình, cao và rất cao

Để ước tính được nguy cơ tim mạch tổng thể, người ta thường sử dụng những thang điểm sau đây để dự đoán khả năng một bệnh nhân mắc bệnh tim mạch trong vòng 10 năm tới.

Các hệ thống đánh giá nguy cơ tim mạch hiện nay bao gồm 2 loại biểu đồ dự báo nguy cơ tim mạch hay bảng đánh giá nguy cơ tim mạch là Framingham và EURO- Score.

2 thang điểm này đều được xây dựng dựa trên các yếu tố như tuổi, giới tính, chỉ số huyết áp, chỉ số cholesterol máu, tình trạng đái tháo đường, hút thuốc lá... Thông qua những thông số này, bệnh nhân sẽ được tính tổng điểm và từ đó biết được nguy cơ tim mạch trong vòng 10 năm tới.

3.1. Tuổi tác

Đây là nhân tố dự đoán bệnh quan trọng nhất vì đa số những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao. Đây là nguy cơ tim mạch không thể thay đổi được.

3.2. Giới tính

Nam giới là đối tượng có nguy cơ tim mạch cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, những đối tượng là phụ nữ cao tuổi sau mãn kinh cũng có khả năng mắc bệnh tim mạch nên rất cần chú ý đến trường hợp này.

3.3. Di truyền

Những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh tim mạch, nhất là thành viên nam trước 55 tuổi và thành viên nữ trước 65 tuổi thì sẽ có nguy cơ tim mạch cao hơn.

Ngoài vấn đề tiền sử gia đình có người mắc bệnh từ sớm, những người thuộc chủng tộc Mỹ gốc Phi cũng có nguy cơ tim mạch nhiều hơn vì họ thường bị đái tháo đường và tăng huyết áp hơn người thuộc chủng tộc Mỹ da trắng.

3.4. Tăng huyết áp

Đây là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp nhất. Dấu hiệu tăng huyết áp này rất nguy hiểm, ít biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng nhưng lại là nguy cơ gây bệnh tim mạch và để lại những biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Ngoài ra, tình trạng tăng huyết áp còn đi cùng với những nguy cơ tim mạch khác như béo phì, tăng cholesterol, triglycerid máu, đái tháo đường... Vì vậy cần điều trị hiệu quả tình trạng tăng huyết áp trên bệnh nhân.

3.5. Tăng cholesterol máu và rối loạn lipid máu liên quan

Đây là nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được. Cholesterol máu gồm 2 thành phần quan trọng nhất là cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL-C) và cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C). Bệnh tim mạch xảy ra khi nồng độ LDL-C, và khi nồng độ HDL-C tăng thì sẽ bảo vệ cơ thể chúng ta nên nếu nồng độ HDL-C giảm thấp thì cũng là yếu tố nguy cơ tim mạch.

Ngoài ra, tăng triglyceride - là một thành phần mỡ máu cũng làm tăng nguy cơ tim mạch. Những rối loạn lipid máu kể trên cũng đi kèm với bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp.

Bệnh nhân nên được làm những xét nghiệm về nồng độ lipid máu, nhất là sau 40 tuổi. Kèm theo đó là duy trì một chế độ ăn uống khoa học và luyện tập điều độ để cân bằng lipid máu. Bệnh nhân rối loạn lipid máu còn được điều trị bằng thuốc để điều chỉnh nồng độ lipid máu.

3.6. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch vành, bệnh máu ngoại vi, ung thư phổi và đột quỵ. Những người hít phải khói thuốc lá mặc dù không hút cũng có khả năng mắc bệnh.

Thang điểm SCORE đánh giá nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp theo những yếu tố não

Hút thuốc lá yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch vành

Ngoài là yếu tố nguy cơ tim mạch, thừa cân béo phì còn là nguyên nhân dẫn đến những yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Cụ thể là béo phì là yếu tố đầu tiên khiến tình trạng xơ vữa động mạch xuất hiện dẫn đến tăng huyết áp, đái tháo đường.

Để có cân nặng (kilogam) phù hợp với chiều cao (mét), thường dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI (kg/m2), đối với người châu Á, BMI bình thường 18.5-22.9.

3.8. Đái tháo đường

Những đối tượng bị đái tháo đường, nhất là đái tháo đường type II có tỉ lệ bị bệnh tim mạch và đột quỵ cao hơn những người bình thường. Đây là yếu tố nguy cơ tim mạch dễ gây tử vong cho người bệnh.

Đánh giá nguy cơ tim mạch là bao gồm việc đánh giá rất nhiều yếu tố trong hệ thống đánh giá nguy cơ tim mạch như tuổi, giới, hút thuốc lá, nồng độ cholesterol máu... Việc đánh giá nguy cơ tim mạch trong vòng 10 năm có thể giúp người bệnh dự đoán được bệnh, từ đó có hướng xử lý điều chỉnh phù hợp nhất.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói Sàng lọc tim mạch - Khám cơ bản tim mạch, giúp khách hàng có thể phát hiện các bệnh tim mạch ngay cả khi chưa có triệu chứng, từ đó có phương pháp điều trị sớm để mang lại kết quả tối ưu.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

10 thú vị cực kỳ bất ngờ về trái tim của bạn

XEM THÊM: