Thạt luổng ở đâu

Cập nhật lúc 10:48:50, 25/04/2019

Thạt Luông là ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng, tọa lạc thủ đô Viêng Chăn của Lào. Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1566 thời vua Xetthathilat. Kiến trúc của ngôi chùa là điểm nhấn hấp dẫn du khách tham quan.

Lịch sử hình thành chùa Phật giáo Thạt Luông

Chùa Thạt Luông được thiết kế mô phỏng hình nậm rượu, thay thế cho tàn tích của ngôi đền Ấn Độ xây dựng từ thế kỷ 13. Đến thế kỷ thứ 19, ngôi chùa bị hư hại và bị phá hủy do cuộc chiến xâm lăng của người Thái và chính quyền gần đây đã cho khôi phục lại và quy hoạch thành không gian tôn giáo và điểm tham quan nổi bật của du lịch Lào.

Theo kể lại thì năm 236 lịch Phật giáo, 5 nhà sư người Lào trên đường từ Ấn Độ trở về đất nước họ đã mang chiếc xương đầu gối của Đức Phật về, và thuyết phục Mường Viêng Chăn xây dựng ngôi tháp Đại Phật Tích lưu giữ xá lợi Đức Phật.

Thạt luổng ở đâu

Chùa Thạt Luông là biểu tượng nổi tiếng của Lào

Đến 1563, sau khi cuộc chiến chống quân xâm lược Myanmar giành thắng lợi, thành đô rời từ Luổng Phạ bang về Viêng Chăn, thì ngôi tháp cũng được rời đến Viêng Chăn, tọa lạc trên tàn tích ngôi đền cũ và khối cong chính trên mái vòm Thạt Luông hiện nay đã trùm lên toàn bộ tòa tháp cũ.

Thạt luổng ở đâu

Khách sạn ở Lào

Bên trong ngôi chùa rát vàng này có lưu giữ mộ sợi tóc và nhiều xá lợi của Đức Phật. Ngoài ra, Thạt Luông còn là kho tàng châu báu ngọc ngà của quốc gia.

Kiến trúc ngôi chùa Thạt Luông

Ngôi chùa này bao gồm các công trình: tòa tháp chính cao 45 thước, các tháp phụ bao quanh và sơn thếp vàng.

Và tháp Thạt Luông cũng chính là tháp trung tâm của chùa với phần chân tháp rộng 90m2, cao 45m. Trung tâm của tòa tháp là một khối uy nghi và trang nhã vươn lên trời cao như một mũi tên.

Thạt luổng ở đâu

Thạt Luổng là công trình kiến trúc Phật giáo kiểu mẫu ở Lào

Phần chân của tháp chính được thiết kế như một đài sen vuông đang ở thế bung nở những cánh vàng ra bốn phía. Chân bệ với những nấc vuông xếp tầng, thu nhỏ dần khi lên cao rồi lạp phình ra ở giữa thành một gờ nổi lớn, làm điểm tựa cân bằng cho thân bầu tháp bên trên.

Thiết kế tháp chính biểu thị cho 3 cấp độ trong Phật gióa là dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Trên bức tường xung quanh là những bức điêu khắc tỉ mỉ và tinh xảo cũng là hình ảnh mô tả cho các giai đoạn trong đời của Đức Phật.

 Xung quanh ngôi tháp chính được trang trí với 332 hình lá bồ đề cách điệu. 30 tháp nhỏ xung quanh là hình ảnh Đức Phật Thích ca trải qua 30 năm tu hành gian khổ. Các tháp nhỏ đắp hàng chữ Bali nổi chính là lời răn dạy trong Đức Phật.

Thạt luổng ở đâu

Tòa tháp chính độc đáo ở Lào

Kiến trúc của Thạt Luông mang đậm nét văn hóa và bản sắc của Lào, ngôi chùa cũng trở thành biểu tượng kiến trúc và văn hóa Lào, được sử dụng hinhg ảnh in trên tờ tiền giấy và quốc huy của CHDCND Lào.

Du lịch Lào vào dịp lễ hội trăng tròn tháng 11 dương hàng năm, du khách sẽ được hòa chung vào không khí trong ngôi chùa Thạt Luông. 3 ngày hội diễn ra nhiều sự kiện, nghi thức long trọng của Phật giáo như lễ dâng cơm, lễ tắm phật hay lễ cầu phúc,... Chính vì vậy, đối với người dân Lào, ngôi chùa Thạt luông chính là ngôn lửa vàng, niềm tự hào của đất nước Lào.

Là đất nước mà đạo Phật được coi là Quốc đạo, hàng năm tại Lào, hầu như tháng nào cũng có lễ hội; trong đó, Hội Thạt Luổng là lễ hội tôn giáo lớn nhất, đậm nét văn hoá Lào nhất và thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân các bộ tộc Lào trên cả nước cùng nhân dân các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, cũng như khách quốc tế.

Thạt luổng ở đâu
Phật tử thập phương dâng lễ cho các nhà sư. (Ảnh: Phạm Kiên)

Thạt Luổng - chùa lớn và đẹp nhất ở Lào

Tọa trên khu đất cao rộng và bằng phẳng ở phía Đông Viêng Chăn, Thạt Luổng là ngôi chùa tháp lớn và đẹp nhất tại Lào; là biểu tượng văn hoá tiêu biểu cho óc sáng tạo của người Lào được xây dựng vào thế kỷ XVI, khi Vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) dời đô từ Luong Phrabang về Vientiane.

Tương truyền, Thạt Luổng là một trong số ít những chùa chiền đạo Phật trên thế giới được lưu giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mầu Ni khi người nhập Niết Bàn. Các thư tịch cổ của ngôi chùa ghi lại rằng, tại khu vực này vào năm 236 Phật lịch, tức năm 307 trước Công nguyên, người ta đã xây dựng một ngôi chùa.

Khi đạo Phật trở thành quốc đạo và Vientiane thành kinh đô mới, cùng với việc xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, chùa chiền, nhà Vua Xệtthảthilạt đã cho tu bổ lại Thạt Luổng bằng cách xây bọc lên ngôi tháp cũ bằng một tháp mới to, đẹp hơn và kiến trúc ấy giữ nguyên cho đến ngày nay.

Tháp có bệ hình vuông, phía Bắc và Nam mỗi bề rộng 68m, phía Đông và Tây mỗi bề rộng 69m, xung quanh được trang trí bởi 332 hình lá bồ đề cách điệu. Ngoài tháp chính cao 45m, còn có 30 tháp nhỏ biểu tượng cho Đức Phật Thích ca với 30 năm tu hành gian khổ của người để trở thành Phật. Trên các tháp nhỏ này có đắp những hàng chữ Bali nổi ghi các lời răn của đức Phật.

Lễ hội Thạt Luổng

Lễ hội Thạt Luổng diễn ra vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch, kéo dài một tuần và kết thúc vào đúng ngày rằm của tháng. Hội Thạt Luổng năm nay cũng như mọi năm, ngoài phần lễ theo tín ngưỡng tôn giáo còn có hội chợ thương mại trưng bày và mua bán hàng hoá trong ngoài nước diễn ra từ ngày 28/10.

Có tới hàng nghìn gian triển lãm hàng hoá là sản phẩm từ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các ngành, địa phương trong cả nước, của các nước láng giềng.

Hội chợ năm nay được tổ chức tại hai nơi là: Quảng trường Thạt Luổng và Trung tâm Hội chợ thương mại quốc tế “Lao ITECC” ở thủ đô Vientiane; bên cạnh những gian hàng trưng bày các sản phẩn “Made in Laos”, du khách cũng không mấy khó khăn khi muốn tìm kiếm các sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan mang tới.

Ngày lễ chính sẽ bắt đầu từ chiều ngày 31/10 và kéo dài liên tục cho tới hết ngày 2/11 (15/12 Phật lịch) nhằm cầu phước an lành cho tất cả mọi người, sự giao hòa giữa trời đất, núi sông và thần thánh.

Một trong những nét chính của phần lễ Thạt Luổng là lễ rước Phạ Sạt Phơng (lễ rước tháp) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng. Phạ Sạt Phơng là một mô hình kiến trúc đền thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ. Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc tiền bạc có ý nghĩa giống như tập tục đốt nhà cửa, tiền bạc… cho người đã khuất của người Việt Nam.

Khi đến Thạt Luổng, những người rước sẽ khiêng Phạ Sạt Phơng đi vòng quanh Thạt Luổng ba vòng trước khi dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy tiếp nhận lễ vật với hình thức trang trọng, nghiêm cẩn, thành kính. Theo tục lệ, mỗi gia đình, bản hoặc một nhóm người… đều có thể chung nhau cúng một Phạ Sạt Phơng.

Sáng ngày 15/12 Phật lịch diễn ra lễ Tắc bạt (dâng lễ cho các nhà sư), hàng nghìn nhà sư từ khắp cả nước Lào sẽ đổ về Thạt Luổng, kê bàn ngồi dọc hai bên đường vào để Phật tử thập phương về dâng lễ gồm tiền, bánh kẹo, xôi …

Tham gia lễ Tắc-bạt gồm đông đủ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước; lãnh đạo các bộ, ngành, chính quyền thành phố Viêng Chăn và khách mời của Hội Thạt Luổng.

Phần Hội là những trò vui chơi, giải trí văn nghệ, văn hoá, thể thao, mua bán hàng hoá, triển lãm. Trong biểu diễn văn nghệ tại lễ hội, người Lào đặc biệt chú trọng tới việc phô diễn các làn điệu dân ca dân vũ nổi tiếng mang tính đặc trưng của phong tục tập quán Lào như Lăm Lưởng (hát truyện thơ), lăm tơi đến các loại lăm (múa) mang tính địa phương như lăm Sa La Văn, lăm Si Phăn Đon (Nam Lào), lăm Tằng Vải…

Đặc biệt người đến Hội Bun Thạt Luổng rất lưu ý trò diễn "Tị Khi" (Hockey), một trò chơi dân gian chính thống trong lễ hội trước sự chứng kiến của một quan chức nhà nước. Tị Khi được chia ra hai phe. Phe áo đỏ tượng trưng cho quan chức và Phe áo trắng hay cởi trần là nông dân. Mỗi trận đấu được chia làm 3 hiệp, mỗi hiệp 20-30 phút và mang tính ước lệ ...

Theo tín ngưỡng dân gian, nếu năm nào phe quan chức thắng phe nông dân thì đất nước sẽ khó được yên, người dân làm ăn thất bát, chính vì thế mà năm nào phe áo trắng hay cởi trần đều thắng. Ngoài ra, “Tị khi” còn mang ý nghĩa cầu an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, trên dưới hòa thuận, đất nước thanh bình, người dân no ấm, xóa bỏ thù hằn, đoàn kết sum họp cùng xây dựng đất nước bản làng phồn vinh hạnh phúc.

Đêm cuối của lễ hội sẽ diễn ra lễ rước nến khi hàng nghìn Phật tử cầm trên tay ngọn nến đã được thắp sáng, đi vòng quanh thảm cỏ bên trong khuôn viên Thạt Luổng, tạo nên một cảnh sắc đẹp đến huyền ảo, tăng thêm không khí linh thiêng cho khu vực vốn đã ẩn chứa nhiều huyền bí của đất nước Triệu Voi.

Năm nào cũng vậy, Lễ hội sẽ kết thúc trong một cuộc thi pháo bông đầy màu sắc như lời hẹn du khách đừng quên hãy tới dự hội năm sau./.

TTXVN