Thị tẩm la gì wikipedia

Hệ thống quản trị công ty vững mạnh là nền tảng để xây dựng một môi trường làm việc chính trực, minh bạch và công bằng, bảo đảm sự phát triển vững bền trong dài hạn, qua đó kiến tạo giá trị cho cộng đồng và cổ đông của Công ty.

Phu nhân của Thần Tông Nhân hiếu hoàng đế, họ Lê húy là Lan Xuân, con gái út của Phụ Thiên Đại Vương. Mẹ là công chúa Thụy Thánh, con gái cả của Dự Tông chính hoàng. Lớn lên, bà làm con gái cả của Thánh Tông Hoàng đế, vẫn gọi là công chúa Thụy Thánh. Ông nội, Phò ký úy Quan sát sứ ở bảo sở châu Chân Đăng, tức là cháu gần của Ngự Man Đại Vương, là cháu nội của Đại Hành Hoàng đế nhà Lê. Phụ Thiên Đại Vương có hai mươi người con : một thái hậu, ba phu nhân, bốn công chúa, mười hai thái tử.

Năm Giáp Dần, Thiên Chương Bảo Tự thứ hai (1134), lúc đầu hoàng đế lấy con gái cả của Phụ Thiên Đại Vương, bà Cảm Thánh hoàng thái hậu. Thấy phu nhân có nhan sắc và tứ giáo, hoàng đế lại đón về làm phi. Mới vào trong cung đã hiểu rõ đạo lý làm vợ, lên trên tông thất thì giữ bền phong độ nữ lưu. Ăn mặc điểm trang ắt đúng độ, nói năng cử chỉ ắt đúng phép.

Bính Thìn, năm thứ tư (1136) được tiến phong Phụng Thánh phu nhân. Bấy giờ phu nhân giữ bền tâm hạnh, thời thường lại sửa mình theo giáo hóa, bổn phận dâu hiền không hề thiếu sót, ân huệ lễ mọn cũng thấm xuống dưới. Sánh ngang Hoàng Anh vợ Thuấn, dâng lời phò trí giúp mưu , giống như Nhâm Khương giúp Chu, trước hết nêu cao đế đạo.

Đinh Tỵ, năm thứ năm (1137), gào khóc đi theo xe tang, nguyện ở lại trông lăng tẩm. Lòng không trễ biếng mà vẫn rõ ràng, tu đâu Thượng đạo mà giáo hóa hoàn bị. Phu nhân dung nhan đoan chính, tính tình kín đáo ; mừng giận không lộ ra hình sắc, dùng người khiến vui mà ở lại, chẳng cần roi vọt bức bách. Đến khi đức kim thượng lên ngôi, thái hậu phụ chinh, thường sóc vọng đều đến dự chầu. Kim thượng một lòng kính mến, chuyện trò rất mực ân cần mà không điều gì lầm lỗi. Mỗi khi dự tính việc gì, đều yết kiến riêng. Vua và hoàng thái hậu thường đến tư thất, thấy việc nhà nề nếp, bèn khen phẩm cách và than rằng "Bậc phu nhân thời thịnh trị ngày trước". Đối với tật riêng từng người, vẫn giữ được tấm lòng cung thuận, hợp lễ ; danh vọng sánh ngang các bậc vương công mà nếp nhà vẫn một niềm cung kính. Thường vinh hiển thì không quên tiên tổ, cội nguồn nguyện được mở thắng duyên để đền đáp ơn quyến ngộ của tiên thánh. Lại mong khi từ giã cõi đời được gần gũi mẹ cha, ấy là lễ vậy. Thế rồi chọn vùng xóm bãi giữa sông, được hương Tuế Phong là nơi đất đẹp. Núi đồi thanh tú vây quanh ; sông hồ biếc trong bao bọc. Được hướng nhìn sông dựa núi, nhờ thế rồng ấp hổ chầu. Đặc ân thánh chỉ cấp nhân công, cho gỗ ngói để dựng bảo sở. Công việc chạm vẽ vừa xong thì khói hương không dứt, thật là ơn cao huệ cả của chúa thượng.

Tháng chín năm Chính Long Bảo Ứng thứ chín (1171), phu nhân lâm bệnh. Hoàng thượng thân hành thuốc thang cơm cháo, chạy chữa trăm cách bệnh vẫn không khỏi. Sáng sớm ngày kỷ mùi mười tám tháng mười năm ấy, phu nhân tạ thế, thọ sáu mươi ba tuổi. Kim thượng rất thương xót, bỏ triều giảm ăn. Sắc ban lễ phúng gấp bội lệ thường, có thể gọi là lễ tang rất hậu. Chiếu sai Thái phó họ Trần, Nội thị sảnh Phụng nghi lang họ Lê trông coi việc tang việc táng, mật dụ theo nghi thức của Chiêu Thánh hoàng hậu trước đây.

Sáng sớm ngày bính dần, mồng tám tháng chạp mùa đông năm thứ mười một (1173), ân chỉ biệt táng tại địa phương, núi Phác Sơn, phía tây chùa Diên Linh Phúc Thánh. Lại sai quốc sử thuật đạo đức tốt đẹp ấy ghi vào bia mộ.

Minh rằng:

Rồng cuộn hổ chầu chất chứa khí đẹp,

Đất giữa dòng luôn luôn sinh người quý hiển hào kiệt

Đức hạnh phu nhân rực rỡ đương thời,

Thần bà duyên dáng hợp thành sự linh dị.

Lâu đài cung thất ngọc vàng, sánh ngôi á hậu,

Tâm đồng cầm sắt hài hòa, không lòng ghét ghen.

Xa giá quy tiên, ở lại thờ phụng lăng tẩm,

Khiến cho gió mưa không hủy hoại được.

Mặt trời khuất sau núi cao, khí âm u,

Người đời thương tiếc, tuôn giọt lệ.

Dựng bia trên ngôi mộ chưa xanh cỏ ở hương Tuế Phong,

Truyền cho dân giữ mãi nghìn vạn đời.

Mặt sau bia

Cung tiến khai vào mặt sau

Sáng sớm ngày Kỉ Vị mười tám tháng chín niên hiệu (Chính) Long Bảo Ứng năm thứ chín (1171)

Mộ chí phu nhân Phụng Thánh nước Hoàng Việt

Thần Tông Nhân hiếu hoàng đế

Là con gái út của Phụ Thiên đại vương, mẹ là công chúa Thụy Thánh, trưởng bà Cảm viết, ban cho ruộng ao cúng tam bảo, làm hương hỏa lưu truyền vạn đời, một tọa lạc chỗ ao xứ Đầu Đình, một chỗ ruộng tọa lạc xứ Cửa Ngõ, một chỗ ruộng tọa lạc xứ Bến Sông, xem trong bia đã ghi.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Quý tần Ngu thị (? – ?) là phi tần của Nguỵ Minh Đế Tào Duệ, vị Hoàng đế thứ hai của triều Tào Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.

Mục lục

  • 1 Tiến cung
  • 2 Sủng phi
  • 3 Thất sủng
  • 4 Tham khảo

Tiến cung[sửa | sửa mã nguồn]

Không rõ tên của Ngu thị, chỉ biết Ngu thị là con gái của 1 viên quan cửu phẩm họ Ngu. Năm 225, Ngu thị tiến cung làm Cung nữ hầu hạ cho Mao phu nhân – Thiếp thất của Bình Nguyên vương Tào Duệ, lúc đó Bình Nguyên vương không lập vương phi, chỉ phong cho các thê tử là Phu nhân. Nhờ sắc đẹp và tài năng ca vũ, lại nhờ có sự tiến cử của Mao phu nhân mà Ngu thị được tấn phong làm phu nhân. Từ khi Ngu thị vào vương phủ, các phu nhân khác hầu hết đều bị thất sủng, ngoại trừ Quách phu nhân.

Sủng phi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 227, Bình Nguyên vương Tào Duệ lên ngôi hoàng đế, lập Mao phu nhân làm Quý tần, Ngu phu nhân thành Chiêu hoa. Tuy nhiên, Ngu thị không còn được sủng ái như trước do Minh Đế dành hết sự sủng ái đó cho Quách phu nhân, nay được Minh Đế phong là Thục viên và Trương Tài nhân – cháu gái Tướng quân Trương Liêu. Để không bị thất sủng như Mao thị – bây giờ đã là Hoàng hậu và Hà Tài nhân, Ngu thị lén sai người xuất cung đi mua thuốc kích dục về để nhanh chóng có long thai. Những lần được Minh Đế gọi thị tẩm, Ngu thị mang theo thuốc và bỏ vào rượu của vua, khiến vua phải động tình. Đầu năm 228, Ngu thị có thai và nhanh chóng được sắc phong làm Chiêu nghi. Tuy nhiên, Ngu thị lại bị sảy thai rồi bị thất sủng.

Thất sủng[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 228, Quách Thục viên sau khi hạ sinh hoàng tử Tào Quýnh đã được Minh Đế sắc phong làm Thục phi, địa vị chỉ kém Mao Hoàng hậu, điều đó khiến Ngu thị rất lo lắng. Vì muốn củng cố địa vị trong hậu cung, Ngu thị đã ngầm hạ độc tiểu hoàng tử, khiến đứa bé chết khi chỉ mới 1 tuổi. Tuy nhiên, Ngu thị vẫn không được vua đoái hoài. Đến năm 237, Mao Hoàng hậu bị phế, Quách phi được ban quyền quản lý hậu cung, cùng lúc đó Ngu thị được nâng thành Quý nhân. Mặc dù vậy, Ngu Quý nhân vẫn sống lạnh lẽo ở tẩm cung, có khi vài tháng vua mới ghé 1 lần. Để đoạt quyền làm chủ lục cung của Quách thị, Ngu thị đã vu cáo Quách thị làm mình sảy thai nhưng Ngu thị không những mong muốn không được thực hiện mà Ngu thị còn bị Minh Đế phế truất, nhốt vào lãnh cung, còn Quách thị được sắc phong làm Hoàng hậu. Không cam tâm, Ngu thị đã tự vẫn. Tuy Ngu thị khiến Minh Đế rất tức giận nhưng ngài vẫn còn tình nghĩa với Ngu thị, vua an táng theo nghi lễ Quý tần, đồng nghĩa với việc truy phong Ngu thị.