Tiên phát chế nhân đó là cách đánh của ai

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 10
  • Ngữ văn lớp 10
  • Tiếng Anh lớp 10

Năm 1075, Vương An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt.

Vua Lý biết tin, sai ông và Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tôn Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn [Đông Khê], Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người".

Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An [Quảng Ninh] đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Nam tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ.

Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ti kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, ti ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu.

Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây, đồng thời xuống chiếu cho các quan lại địa phương, dặn rằng: "Nếu xem chừng quân Giao Chỉ tới đâu mà không đủ quân giữ, thì chỉ giữ lấy chỗ hiểm mà thôi. Chỗ nào có tiền, vải, lương thực, thì phải chở tháo đi, đừng để lọt vào tay địch" Sau đó lại ra một lệnh trái ngược, nói rằng: "Nếu quân bỏ thành đi chỗ khác, thì lo rằng dân rối sợ. Hãy bảo các quan Ti đều phải trở lại thành mình".

Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu.

Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ; để chờ quân các châu và quân triều đình tới tiếp cứu: "Cuộc chiến đấu ở thành Ung Châu, bởi thế, sẽ rất gay go, quyết liệt, và sẽ là một trường tranh đấu giữa mưu trí của Lý Thường Kiệt và lòng dũng cảm của Tô Giám".

Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn [nay thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây] phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.

Tri Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày, dùng máy bắn đá bắn vào thành giết được nhiều người ngựa trong thành, quân Tống cũng dùng cung thần tý bắn ra, làm chết nhiều quân Nam và voi chiến. Thành Ung Châu rất vững, quân Nam phải dùng vân thê, là một thứ thang bắc truyền nối nhau rất cao, để leo lên thành, nhưng vẫn không tiến lên được. Quân Nam dùng đến kế đào đường hầm để đánh vào thành, cũng không vào nổi. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Nam bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Lý. Người trong thành không chịu hàng, nên bị giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000, tuy nhiên quân Lý cũng tổn thất đến một vạn người và nhiều voi chiến. Tống sử còn ghi quân Lý giết hết cả quan lại, lính tráng, thổ đinh, cư dân cả thảy hơn năm vạn người, lại sắp đầu người thành đống, mỗi đống 100 đầu người, mà có đến 580 đống. Lý Thường Kiệt làm cỏ xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi định đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Nhưng được tin vua Tống sắp đưa quân vào cõi, Thường Kiệt sợ bị đánh úp, vả lại quân ta chinh chiến lâu cũng đã mỏi mệt, ông rút quân ca khúc khải hoàn.

Tuy nhiên cũng có tài liệu lại cho rằng Lý Thường Kiệt sau khi phá xong thành Ung Châu thì tiếp tục tiến lên phía bắc, định lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, nghe thấy quân Nam kéo gần đến thành, liền bỏ thành chạy trốn. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.

Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước. Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái [Thanh - Nghệ].

S.T

Theo reds.vn

Thực chất là hành động tiến công trước để chế áp địch giành quyền chủ động trên chiến trường, phá vỡ thế chủ động, tiêu hao lực lượng và sức mạnh của đối phương. Trong cuộc chiến tranh tự vệ của nhà Lý chống quân xâm lược nhà Tống [1075-1077], Lý Thường Kiệt đưa ra chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước chặn thế mạnh của giặc”.

Sau khi nhà Tống đã làm chủ Trung Quốc nhưng luôn luôn bị uy hiếp xâm lấn từ phía bắc bởi hai nước Liêu, Hạ, nhà Tống chủ trương thực hiện chính sách “trước Nam sau Bắc” âm mưu tiêu diệt nước ta ở phía nam trước để gây thanh thế, tạo sức mạnh đánh thắng Liêu, Hạ ở phía bắc sau. Thực hiện âm mưu này, nhà Tống gấp rút xây dựng ba châu Ung-Khâm-Liêm [thuộc tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay] thành những căn cứ quan trọng tập trung quân đội, lương thực, khí giới chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược.

Nắm được âm mưu của giặc, nhà Lý ra sức chuẩn bị về mọi mặt. Đi đôi với những biện pháp kinh tế để phát triển sản xuất nông nghiệp, triều Lý nới rộng luật lệ, giảm thuế khóa, tranh thủ nhân dân miền núi. Về quân sự: tích cực luyện binh, tập trận, tăng cường lực lượng phòng thủ biên giới cả hai mặt bắc, nam. Tăng cường đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo, hậu đãi các lão thần, mở khoa thi tuyển nhân tài...

Sang năm 1075, dân tộc ta ở tư thế sẵn sàng. Nhằm lúc nhà Tống đang gặp nhiều khó khăn lớn, trong thì nhân dân chống đối, ngoài thì Liêu, Hạ uy hiếp, Lý Thường Kiệt chỉ huy 10 vạn quân tiến vào đất Tống.

Lý Thường Kiệt chia quân làm hai mũi, trước tiên dùng 4 vạn quân [gồm phần lớn thổ binh] tiến công dọc biên giới để thu hút lực lượng địch. Mũi thứ hai gồm 6 vạn đại quân vượt biển bất ngờ đổ bộ đánh chiếm các cảng Khâm [Khâm Châu], Liêm [Hợp Phố] rồi tiến về phía thành Ung [Nam Ninh] hợp với đạo quân từ phía biên giới theo hướng Vĩnh Bình đánh sang.

Ngày 15-9 [26-10-1075], suốt dọc biên giới từ Quảng Uyên [Cao Bằng] tới Vĩnh An [Móng Cái] quân ta bất ngờ tiến công phá hủy các đồn trại, tiêu diệt nhiều binh lính, tướng lĩnh địch, làm cho triều đình Tống không kịp đối phó.

Ngày 20-10 [30-12-1075], đại quân ta bất ngờ đổ bộ lên cảng Khâm tiêu diệt toàn bộ quân địch tại đây. Chỉ 4 ngày sau, một cánh quân khác bất ngờ đổ bộ vào cảng Liêm và hạ ngay thành này. Từ châu Liêm, một bộ phận quân ta tiến lên Ung Châu nhằm chặn viện binh của địch từ phía đông kéo tới. Tiến quân với danh nghĩa chính đáng chỉ đánh quân Tống giữ nước, đưa quân tới cứu dân, nên đi đến đâu quân đội Đại Việt cũng tranh thủ được sự ủng hộ và cảm tình của nhân dân Tống.

Trên hai hướng, 10 vạn quân Đại Việt tiến sâu vào đất Tống nhằm hướng chung là thành Ung. Ngày 10 tháng Chạp [18-1-1076], đại quân ta đã vây chặt thành Ung. Trận chiến đấu ở thành Ung diễn ra hết sức ác liệt. Đến ngày 23 tháng giêng, sau 42 ngày vây hãm và tiến công quyết liệt ta hạ thành Ung, diệt và bắt sống nhiều quân địch.

Mục đích của cuộc tiến công đã đạt được, nhiều lực lượng địch bị tiêu diệt, nhiều thành lũy lớn nhỏ bị san bằng, lương thực, khí giới bị hủy hoặc bị tước đoạt, sự chuẩn bị xâm lược của giặc bị phá vỡ nghiêm trọng. Lý Thường Kiệt quyết định lui quân về nước. Cuộc lui quân đúng lúc của ta không những đã bảo toàn được lực lượng mà còn phá luôn được kế hoạch nham hiểm của giặc định đánh úp nước ta, góp phần quan trọng vào chiến thắng tiêu diệt gần 30 vạn quân xâm lược Tống từ tháng 10 năm 1076 đến tháng 2 năm 1077.

HOÀNG QUÝ TỚI

Video liên quan

Chủ Đề