Trên vỏ máy biến áp có gắn bao nhiêu loại đồng hồ

Biến áp là một thiết bị không thể thiếu trong quá trình truyền tải điện năng đi đến các nơi khác nhau. Quá trình này cần phải thay đổi mức điện áp xoay chiều sao cho phù hợp đến mỗi nơi cần đến nhất. Và biến áp được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ, giúp thay đổi điện áp theo hướng tăng hoặc giảm để đảm bảo quá trình truyền tải điện năng được diễn ra thuận lợi. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật những điều về máy biến áp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Máy biến áp là gì?

Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Với mục đích là biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi.

Định nghĩa theo cách khác: Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.

2. Phân loại máy biến áp

Cũng giống như nhiều các thiết bị điện khác, ta cũng có nhiều cách để phân loại máy biến áp.

  • Theo cấu tạo: máy biến áp một pha và máy biến áp ba pha.
  • Theo chức năng: máy biến áp hạ thế và máy biến áp tăng thế.
  • Theo cách thức cách điện: máy biến áp lõi dầu, máy biến áp lõi không khí,…
  • Theo mối quan hệ cuộn dây: biến áp tự ngẫu và biến áp cảm ứng.
  • Theo nhiệm vụ: máy biến áp điện lực, máy biến áp cho dân dụng, máy biến áp hàn, máy biến áp xung,…

Ngoài ra cũng có thể phân loại dựa vào công suất hay hiệu điện thế.

3. Cấu tạo của máy biến áp

Một máy biến áp được cấu tạo bởi 3 phần chính: Lõi thép, dây quấn và vỏ máy.

3.1. Lõi thép

Lõi thép có chức năng dẫn từ thông đồng thời làm khung để đặt dây quấn.

Lõi thép gồm có Trụ và Gông.

  • Trụ là phần để đặt dây quấn.
  • Gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành một mạch từ kín.

Lõi thép của máy biến áp được chế tạo từ nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau và thường được chế tạo bằng các vật liệu dẫn từ tốt.

3.2. Dây quấn [Cuộn dây]

Phần dây quấn này thường được chế tạo bằng đồng hoặc nhôm và bên ngoài được bọc cách điện. Nhiệm vụ của dây quấn là nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra.

  • Cuộn dây có nhiệm vụ nhận năng lượng vào [nối với mạch điện xoay chiều] được gọi là cuộn dây sơ cấp [ký hiệu là N1].
  • Còn cuộn dây có nhiệm vụ truyền năng lượng ra [nối với nơi tiêu thụ] được gọi là cuộn dây thứ cấp [ký hiệu là N2].

Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy mà các số vòng của các cuộn dây khác nhau. Ví dụ như:

  • N2>N1 thì gọi là máy tăng áp.
  • N2 Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline: 1800 6547 hoặc gửi trực tiếp email về địa chỉ: contact@beeteco.com, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng.

    Xem thêm các dòng sản phẩm biến áp:

    Video liên quan

Chủ Đề