Trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn người bán có thể xác định được giá bán sản phẩm của mình

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là khái niệm không còn gì xa lạ đối với nền kinh tế. Nó có những đặc thù nhất định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn chưa hiểu hết được về khái niệm cũng như đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Cùng Luận Văn 24 tham khảo bài biết dưới đây để biết thêm thông tin.

  • 1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì?
    • 1.1. Cạnh tranh là gì?
    • 1.2. Thị trường là gì?
    • 1.3. Khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    • 1.4. Điều kiện có thị trường cạnh tranh hoàn hảo
  • 2. Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
  • 3. 6 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    • 3.1. Sự công bằng về sản phẩm, hàng hóa, giá cả
    • 3.2. Không hạn chế doanh nghiệp tham gia, rút lui
    • 3.3. Không có sự can thiệp của chính phủ
    • 3.4. Vận chuyển giá rẻ, hiệu quả
    • 3.5. Thị trường lớn, đồng nhất
    • 3.6. Thông tin đầy đủ, miễn phí, công bằng
  • 4. Công thức thị trường cạnh tranh hoàn hảo
  • 5. Sản phẩm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
  • 6. Ưu và nhược điểm
    • 6.1. Ưu điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    • 6.2. Nhược điểm

Xem thêm:

  • Cạnh tranh là gì? Vai trò và các loại hình cạnh tranh
  • Hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết, hoàn chỉnh

Trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn người bán có thể xác định được giá bán sản phẩm của mình
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì?

1.1. Cạnh tranh là gì?

1. Theo K. Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch “.

  • Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường.
  • Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hành hoá dưới giá trị của nó nhưng vân thu đựơc lợi nhuận.

2. Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là ” Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình.”

3. Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất.

4. Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho. Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition).

5. Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S. Fischer và R. Dornbusch cũng cho cạnh tranh là cạnh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viết. Một cạnh tranh hoàn hảo, là nghành trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua.

6. Cùng quan điểm như trên, R.S. Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vĩ mô cho rằng: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả.

7. Các tác giả trong cuốn “Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc sự án VIE/97/016 thì cho: Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua.

8. Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong từ điển Hán việt giải thích: “Cạnh tranh là ganh đua hơn thua”

  • Ở Phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống mỹ thì. Cạnh tranh đối với một quốc giá là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng đợc thu nhập thực tế của người dân nước đó.
  • Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là” Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổn sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian.
  • Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp.

Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân) nhằm giành lấy những vị thế trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình với các hình thức mà chúng ta có thể thấy như: cạnh tranh về giá, cạnh tranh phi giá cả như khuyến mại, quảng cáo, dịch vụ sau bán…

1.2. Thị trường là gì?

Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Từ đó đến nay nền sản xuất hàng hoá đã phát triển và trải qua nhiều thế kỉ, nên khái niệm về thị trường cũng rất phong phú và đa dạng.

1. Theo quan điểm của kinh tế chính trị Mác – Lênin, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để xác định giá cả và số lượng của hàng hoá.

2. Theo từ điển kinh tế học, thị trường là nơi trao đổi hàng hoá được sản xuất ra và hình thành trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá cùng với quan hệ kinh tế giữa người liên kết lại với nhau thông qua trao đổi hàng hoá.

3. Còn theo quan điểm của David Begg, thị trường được hiểu theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp như sau:

  • Theo nghĩa rộng: Thị trường là sự biểu hiện của sự thu gọn quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của các công ty về sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào ? Và các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh của giá cả.
  • Theo nghĩa hẹp: Thị trường là sự tập hợp các sự thoả thuận thông qua đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.

4. Theo quan điểm Marketing hiện đại, thị trường bao gồm toàn bộ những khách hàng tiềm ẩn có cùng nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.

Thị trường là một phạm trù riêng có của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động của thị trường được thực hiện qua ba nhân tố đó là: nhu cầu, lượng cung ứng, giá cả. Ba nhân tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Qua thị trường chúng ta có thể xác định được mối tương quan giữa cung và cầu của thị trường, đồng thời thị trường còn là nơi kiểm nghiệm giá trị, chất lượng của hàng hoá và dịch vụ. Thị trường là khâu trung gian kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

1.3. Khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo

  • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua, nhiều người bán và không người mua, người bán nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

Ví dụ: Thị trường các mặt hàng nông sản, phế liệu, video cho thuê, đĩa trắng,…

  • Mặc dù thuật ngữ “cạnh tranh” có xuất hiện nhưng cạnh tranh giữa các hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo khác hẳn với khái niệm về cạnh tranh nói chung mà chúng ta thường thấy.
  • Vì họ không cạnh tranh thông qua giá và cũng không có ý định đánh bại những đối thủ của mình thông qua doanh số. Để có thể lý giải rõ về điều này chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu các đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn. Qua đó, chúng ta sẽ phân biệt rõ được thị trường cạnh tranh hoàn và hãng cạnh tranh hoàn.

1.4. Điều kiện có thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn người bán có thể xác định được giá bán sản phẩm của mình
Điều kiện có thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Thị trường hoàn hảo thì tốt thật đấy nhưng lợi nhuận chỉ được tạo ra trong khoảng thời gian ngắn thôi, xét về lâu dài thì hoàn toàn không có lợi nhuận.

Và điều kiện để có một thị trường cạnh tranh hoàn hảo như sau:

  • Trong thị trường có nhiều doanh nghiệp hoạt động với quy mô tương đối nhỏ so với quy mô chung của thị trường.
  • Các sản phẩm trên thị trường phải có tính đồng nhất.
  • Người mua và người bán phải hiểu rõ và đầy đủ về thị trường, đảm bảo tính hoàn hảo của thông tin.
  • Mỗi doanh nghiệp được tự do ra nhập và rời bỏ thị trường mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

2. Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Hãy xét một cái chợ cóc, trong chợ có những người bán các hàng hóa là rau, thịt, hoa quả, đồ tạp hóa,…Mỗi người bán bán nhiều loại hàng và có nhiều người bán bán cùng một loại mặt hàng.

Tại đây thị trường rau muống là thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

  • Có nhiều người bán rau và cũng có rất nhiều người mua rau
  • Rau là đồng nhất: mớ rau ở hàng này và hàng khác không có sự khác biệt
  • Thông tin là hoàn hảo: những người bán biết rõ giá bán của nhau, họ cũng biết đặc điểm của những người hay mua ở chợ, thậm chí còn tạo mối quan hệ quen biết với họ. Những người mua cũng biết là giá bao nhiêu là mua được, họ biết các bà hàng xóm mua mớ rau đó giá bao nhiêu. Trước khi mua mớ rau họ cũng có thể sờ mò mớ rau để biết nó tươi hay nó héo.
  • Việc gia nhập thị trường khá đơn giản, người bán sẽ lấy hàng ở chợ đầu mối với số vốn không tới 1 tr đồng; tới cuối ngày hôm đó người bán đã thu hồi đủ vốn cùng với số tiền lãi. Ngày hôm sau người bán có thể thôi không bán rau nữa để chuyển sang bán cafe, bán cafe được 1 tháng thấy thua lỗi lại quay lại bán rau.

Tuy nhiên mỗi bà bán hàng bên cạnh rau muống (là sạp rau nào cũng có) thì còn những món nông sản độc kiểu như hoa chuối, lá mơ, ..những hàng hóa này lại thuộc dạng độc quyền bán.

Trong một chợ sẽ có những người bán tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cũng có những người bán không tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong những hàng hóa mà một người bán muốn bán thì cũng có những hàng hóa bán trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và không.

3. 6 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn người bán có thể xác định được giá bán sản phẩm của mình
Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

3.1. Sự công bằng về sản phẩm, hàng hóa, giá cả

  • Các hãng cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận giá bởi vì mỗi một hãng cá biệt trên trên thị trường là quá nhỏ so với toàn bộ thị trường nên hãng không thể gây ảnh hưởng đến giá thị trường của hàng hóa hay dịch vụ hãng sản xuất ra khi thay đổi sản lượng của hãng. Tất nhiên, nếu tất cả các nhà sản xuất hành động cùng nhau, những thay đổi về số lượng chắc chắn sẽ tác động đến giá thị trường. Nhưng nếu là cạnh tranh hoàn hảo thì mỗi nhà sản xuất là quá nhỏ nên sự thay đổi của từng nhà sản xuất sẽ đều không quan trọng.
  • Tất cả các hãng sản xuất một loại hàng hoá đồng nhất hay được tiêu chuẩn hoá hoàn hảo. Sản phẩm của một hãng này trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo giống với sản phẩm của mọi hãng khác. Điều kiện này đảm bảo rằng những người mua bàng quan với hãng sản xuất ra sản phẩm họ mua. Những sự khác biệt sản phẩm, cho dù là thực hay ảo, là không thể xảy ra trong cạnh tranh hoàn hảo.
  • Đặc trưng quan trọng nhất của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là mỗi một hãng trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo đều cư xử như một người chấp nhận giá. Các hãng cạnh tranh chấp nhận mức giá thị trường của sản phẩm, mức giá được xác định bởi điểm giao của đường cung và đường cầu đã cho.
  • Hành vi nhận giá này là dấu hiệu của một thị trường cạnh tranh. Trong tất cả các cấu trúc thị trường khác – độc quyền, cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm, các hãng có được sức mạnh đặt giá ở một mức độ nào đó.

3.2. Không hạn chế doanh nghiệp tham gia, rút lui

  •  Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường cạnh tranh hoàn hảo là không hạn chế. Không hề có những rào cản nào ngăn cản các hãng mới gia nhập thị trường và không có điều gì ngăn cản các hãng đang tồn tại trên thị trường rút lui khỏi thị trường. 
  • Bởi các nhu cầu khác hay hoạt động khác vẫn diễn ra bình thường mà không ảnh hưởng tới thị trường, nó cũng không tạo ra quá nhiều biến động hay lợi ích cho thị trường.

3.3. Không có sự can thiệp của chính phủ 

  • Đối với các thị trường khác, chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thị trường và kiểm soát các doanh nghiệp. Họ kiểm soát sự ra vào thị trường của các doanh nghiệp bằng những quy tắc hoạt động, sự đầu tư cho doanh nghiệp như vốn, nhân viên, cơ sở hạ tầng,…
  • Nhưng đến với thị trường hoàn hảo thì khác, bạn được tự do kinh doanh, gia nhập, rút lui tùy ý mà không có sự can thiệp nào của chính phủ. Việc này thoải mái và tự do cho các doanh nghiệp hơn rất nhiều.

3.4. Vận chuyển giá rẻ, hiệu quả

  • Một đặc điểm nổi bật trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là chi phí vận chuyển. Các đơn vị vận chuyển có giá rẻ nhưng vô cùng hiệu quả. Bạn sẽ không phải tốn quá nhiều chi phí cho dịch vụ này. Điều này góp phần làm giảm giá thành sản phẩm mà thời gian giao hàng lại đảm bảo.

3.5. Thị trường lớn, đồng nhất 

  • Trong thị trường này, người bán là những công ty hoặc doanh nghiệp nhỏ, họ bán sản phẩm có sự khác nhau tối thiểu về mức giá và tính năng. Điều này được sự đồng nhất của các công ty để tránh có sự ưu tiên cho cá nhân hay công ty nào, tạo sự công bằng cho thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

3.6. Thông tin đầy đủ, miễn phí, công bằng

  • Mỗi người tham gia thị trường đều được cung cấp thông tin sản phẩm hoàn toàn miễn phí. Đảm bảo mỗi công ty tự mình sản xuất sản phẩm sẽ có sự chính xác cao và chất lượng tốt.
  • Xác suất sai sót hay khác biệt sẽ không xảy ra đối với các sản phẩm.

Tham khảo:

  • Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk
  • Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

4. Công thức thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn người bán có thể xác định được giá bán sản phẩm của mình
Công thức thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo – Một công thức thị trường tồn tại khi:

  • Các hãng, doanh nghiệp, công ty là người chấp nhận giá.
  • Tất cả các hãng sản xuất một sản phẩm đồng nhất.
  • Việc gia nhập và rút lui là không hạn chế.

5. Sản phẩm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn người bán có thể xác định được giá bán sản phẩm của mình
Sản phẩm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
  • Các sản phẩm trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là đồng nhất, tương đương nhau, không có sự phân biệt quá nhiều.
  • Bởi các doanh nghiệp được cung cấp thông tin giống nhau, đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra đồng nhất. Người mua có thể lựa chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm kia mà chất lượng và giá cả không thay đổi.

6. Ưu và nhược điểm 

6.1. Ưu điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

  •  Ưu điểm đầu tiên trong hình thức cạnh tranh này là giá cả và thông tin. Tránh tình trạng bị mua “hớ”, bởi không người bán nào được phép quyết định giá trên thị trường.
  • Các sản phẩm trên thị trường đều đồng nhất, dù họ có mua ở đâu sẽ không phải lo lắng về chất lượng mỗi sản phẩm.
  • Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nếu người bán không làm bạn cảm thấy hài lòng về dịch vụ hay sản phẩm, bạn có thể chuyển người bán khác mà không cần tiếc nuối vì cảm thấy sản phẩm bên chỗ họ tốt hơn. Ở đây không có bất kỳ sự phân biệt nào.
  • Không có tình trạng sản phẩm độc quyền.
  • Thị trường ngoài sẽ làm bạn phải bỏ ra một chi phí kha khá để quảng bá cho sản phẩm và thương hiệu của mình. Nhưng gia nhập thị trường hoàn hảo, bạn sẽ không tốn hoặc tốn rất ít chi phí, thậm chí là không tốn một đồng nào vì các sản phẩm là đồng nhất, giá cả giữ nguyên theo thị trường, việc mua bán sẽ tự động diễn ra mà không cần bất kỳ tác động nào.
Trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn người bán có thể xác định được giá bán sản phẩm của mình
Sản phẩm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

6.2. Nhược điểm

  • Không có sức mạnh thị trường, vì hầu hết người tham gia đều là doanh nghiệp nhỏ và độc lập. Điều này không thể làm tác động hay thay đổi gì tới thị trường về giá cả hay sản phẩm
  • Không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo môi trường thụ động, làm chậm sự phát triển kinh tế. Do các sản phẩm đều cố định và có tính đồng nhất nên các đơn vị sản xuất không cần thiết phải nghiên cứu, đổi mới, nâng cấp sản phẩm, thiếu sự khác biệt.
  • Tỷ suất lợi nhuận giới hạn ở mức 0, các doanh nghiệp không thể tính tới chuyện lâu dài được.

Trên đây là bài viết tham khảo giúp bạn hiểu thêm về khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Ngoài ra còn kể đến một số đặc điểm và ví dụ cụ thể về thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất kì ý kiến thắc mắc xin liên hệ qua hotline 0988 55 2424 của Luận Văn 24 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn giúp đỡ.

Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, cao học. Nếu bạn bận rộn không có thời gian để hoàn thành hay gặp bất cứ khó khăn nào trong việc hoàn thành bài luận, hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn giải quyết mọi vấn đề.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Post Views: 31.490