Tuyến mồ hôi của mèo ở đâu

Trong tất cả các loài thú cưng, mèo được xem là loài sạch sẽ và thơm tho nhất. Một bé Mèo khỏe mạnh sẽ không có bất cứ mùi lạ nào, không chảy nước miếng, không tiết nhiều dầu, không có tuyến mồ hôi lại càng siêng năng trong việc liếm láp và chải chuốt bộ lông của chính mình.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có một số vấn đề khác của cơ thể cũng gây tình trạng hôi ở mèo và các sen nên chú ý nhé! Hôm nay Happy Paws sẽ nêu ra một số nguyên nhân khiến mèo bị hôi và cách để phòng tránh nhanh chóng và hiệu quả nhất ngay trong bài viết sau đây nhé.

Mèo có mùi hôi phải làm sao? Tại sao mèo lại có mùi?

t để tìm được nguyên nhân khiến mèo của bạn bị hôi là xác định được nguồn gốc của mùi hôi đó gây ra ở đâu trên cơ thể của mèo để dễ kiểm soát. Có phải mèo chỉ có mùi ở quanh vùng đầu hoặc mặt? Phần đuôi? Hay mùi hôi xuất phát từ các bộ phận cụ thể khác như da lông? Sau khi biết được điều này, bạn có thể xác định rõ ràng nguyên nhân hơn. Sau đây Happy Paws chúng mình sẽ bật mí cho các bạn một số nguyên nhân khiến mèo bị hôi, có mùi khó chịu.

Những nguyên nhân khiến mèo bị hôi:

Tuyến mồ hôi của mèo ở đâu

Mèo bị hôi miệng:

Nếu hiện tượng này kéo dài có thể mèo của bạn đang gặp vấn đề về bệnh răng miệng. Mảng bám và cao răng tích tụ có mùi hôi do chứa nhiều vi khuẩn. Điều này sẽ có thể gây viêm nướu và dẫn đến rụng răng gây đau đớn cho mèo.

Bạn nên vệ sinh răng miệng cho mèo thật kỹ mỗi ngày, bổ sung sử dụng các sản phẩm xịt vệ sinh răng miệng có nguồn gốc từ thiên nhiên như trà xanh, mê điệt để loại bỏ mảng bám trên răng sẽ giảm thiểu các nguy cơ bệnh răng miệng.

Da và lông:

Tuyến mồ hôi của mèo ở đâu

Nếu mùi hôi dường như phát ra từ khắp cơ thể, thì có thể là vấn đề ở da và lông. Tắm sẽ giúp loại bỏ được bụi bẩn, vi khuẩn gây mùi cho mèo hiệu quả nhất. Bạn cần chọn các loại dầu gội dành cho mèo thay vì dùng chung sản phẩm cho người. Vì da của thú cưng rất nhạy cảm và trong sản phẩm của người có chứa nhiều chất độc hại trên cơ thể mèo. Tắm để phòng bệnh về da và lông

Hôi ở tai:

Nhiễm trùng tai là do sự phát triển mạnh mẽ quá mức của nấm men, vi khuẩn hoặc mặt trong tai. Ngoài việc mèo thường xuyên gãi và lắc đầu, bạn có thể nhận thấy tai mèo có mùi rất kinh khủng. Để phòng ngừa nhiễm trùng tai ở mèo, các sen cần chú ý vệ sinh tai cho mèo thường xuyên bằng các loại nước chuyên dụng để phòng ngừa và kháng khuẩn tai cho bé.

Mùi hôi ở phía sau đuôi:

Nếu mùi hôi phát ra từ khu vực quanh đuôi, rất có thể mèo đang có vấn đề về hậu môn và đường tiêu hóa. Bạn nên đưa mèo đến ngay bác sĩ thú y để được chuẩn đoán và chăm sóc.

Các vấn đề về tiết niệu:

Nước tiểu mèo có mùi giống như amoniac rất nồng, có thể nặng hơn khi có vấn đề. Nhiễm trùng đường tiếu niệu có thể làm cho nước tiểu có mùi tanh hôi. Việc không kiểm soát hoặc không thể kiểm soát việc đi tiểu có thể khiến cơ thể mèo có mùi như nước tiểu. Cảnh báo Nếu mèo đang cố gắng đi tiểu nhưng không tiểu được thì đây là trường hợp khẩn cấp. Tắc đường tiểu cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng. Hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Lưu ý: Nếu như các tình trạng trên kéo dài, sen nên đưa bé đến ngay phòng khám thú y uy tín để được chuẩn đoán chính xác và nhận được lời khuyên tốt nhất nhé! Ngoài ra, các sen nên chăm sóc vệ sinh cho boss ngay từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

*Lưu ý: bài viết có những hình ảnh nhạy cảm, quý khách vui lòng cân nhắc trước khi xem*

Bạn thắc mắc rằng tại sao thú cưng có mùi hôi khó chịu trong khi bạn đã tắm cho bé rất thường xuyên và hơn thế còn sử dụng những loại sữa tắm đắt tiền được quảng cáo là lưu hương lâu? Câu trả lời của bạn đang nằm ở TUYẾN HÔI của chó mèo. Trong bài này, Petsaigon sẽ chia sẻ và hướng dẫn cho bạn cách xác định vùng tuyến hôi của chó mèo và cách để làm sạch tuyến hôi hiệu quả thấy rõ ngay sau khi thực hiện.

1. Tuyến hôi là gì? Vị trí của tuyến hôi trên cơ thể chó mèo

Chó mèo có các tuyến hậu môn kích thước bằng hạt đậu ở trên cơ thể, ngay dưới lớp da. Tuyến này tỏa ra mùi đặc trưng của chó mèo mỗi khi chúng tống chất thải ra khỏi cơ thể và bài tiết chất nhờn có màu vàng hoặc nâu dễ thấy. Hiện tượng bài tiết này là bình thường  nhưng những thú cưng có tuyến hậu môn hoạt động quá mạnh có thể tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng tới khu vực sinh sống chung. Tuyến hôi của chó mèo có kích thước nhỏ, chỉ bằng hạt đậu, nằm ở vị trí bên dưới hậu môn hướng 4h và 8h (Xem hình ảnh bên dưới). Vắt tuyến hôi sẽ giúp thú cưng giảm bớt mùi đặc trưng của cơ thể, cho hiệu quả rõ ràng ngay sau lần thực hiện đầu tiên.

Tuyến mồ hôi của mèo ở đâu

Ảnh 1. Xác định tuyến hôi trên cơ thể chó mèo.

2. Dụng cụ cần thiết để vắt tuyến hôi cho chó mèo

Để thực hiện việc Vắt tuyến hôi cho chó mèo, bạn cần các dụng cụ sau đây:

  • Găng tay y tế
  • Khẩu trang y tế
  • Bông gạc y tế
  • Nước sạch 
  • Tông đơ hoặc dao cạo lông 
  • Một người hỗ trợ trong trường hợp thú cưng chống cự mạnh trong quá trình thực hiện

3. Hướng dẫn từng bước vắt tuyến hôi cho chó mèo

Bước 1: Đặt thú cưng vào vị trí hướng mông về phía người thực hiện. Nếu thú cưng ngọ nguậy không đứng yên, bạn hãy nhờ sự trợ giúp của một người khác hoặc cho bé đứng trên một chiếc ghế đẩu. 

Bước 2: Đeo găng tay và Tỉa lông ngắn gọn gàng khu vực xung quanh hậu môn của bé, bán kính khoảng 3-4cm bằng tông đơ hoặc dao cạo. Khuyến cáo nên dùng tông đơ cho an toàn nha mọi người, dùng dao cạo nếu chẳng may cắt trúng phần da của thú cưng thì sẽ gây hoảng hốt cho bé và tâm lý hậu chấn thương, sau này muốn đụng vô phần này của bé sẽ chẳng dễ dàng nữa đâu.

Bước 3: Lau sạch vùng hậu môn và vùng vừa cạo tỉa lông bằng nước sạch.

Bước 4: Xác định vị trí của các tuyến hôi (xem lại ảnh 1 ở bên trên nhé mọi người), kéo nhẹ đuôi của bé lên để nhìn vùng này và lấy tay sờ nắn để xác định cho chuẩn xác nhé.

Bước 5: Nhẹ nhàng bóp các tuyến hôi theo chiều hướng vô trong và lên trên bằng ngón trỏ và ngón cái. Tăng lực bóp mạnh dần khi ngón tay tiến vô sâu. Ngay sau đó, vùng này sẽ tiết ra dịch màu vàng có mùi hôi. Dấu hiệu cho thấy bạn đã vắt tuyến hôi thành công. 

Bước 6: Lau sạch vùng này lại bằng gạc bông gòn ẩm. 

4. Lưu ý khi vắt tuyến hôi cho chó mèo

Vắt tuyến hôi nghe thì dễ nhưng để thực hiện bạn cần có kỹ thuật một chút. Tuy nhiên, đây chỉ là thao tác ngoài da dễ nên đừng sợ nhé. Sau đây là một vài lưu ý:

- Nếu dịch tiết ra sau khi vắt xuất hiện lẫn máu hoặc mủ nhờn thì có khả năng cao bé đã bị nhiễm trùng tuyến hôi. Bạn nên đưa bé đi khám ngay tại các cơ sở thú y. Đây là trường hợp nặng và nguy hiểm, bạn không nên tự xử lý ở nhà đâu nha.

- Khi thực hiện vắt tuyến hôi, bạn không nên đứng đối mặt với vùng hậu môn của bé nha, chẳng may vắt mạnh khiến dịch hôi bắn vô người thì "..." . Vị trí đứng an toàn nhất và dễ thực hiện thao tác là hướng 3h hoặc 9h.

- Nên thực hiện vắt tuyến hôi kết hợp lúc tắm rửa. 

- Nên dùng nước ấm để lau vùng hậu môn cho bé sau khi vắt. 

- Nếu bạn không thực hiện thành công ở lần vắt tuyến hôi đầu tiên, đừng nên cố gắng thực hiện quá nhiều lần sau nữa nhé, điều này có thể khiến phần hậu môn của thú cưng bị tổn thương. Lời khuyên cho bạn là hãy để các chuyên gia chăm sóc và thợ grooming ở các cơ sở Spa thú cưng thực hiện thay bạn. 

Nhằm giúp ba mẹ chăm sóc da và lông cho bé đơn giản và tiện dụng hơn, Petsaigon với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thú cưng tại TPHCM ra mắt Dịch Vụ Tắm Vệ Sinh và Cắt Tạo Kiểu Lông cho chó và mèo. Khi sử dụng dịch vụ Tắm Cắt Lông cho chó mèo tại Petsaigon, bạn hoàn toàn có thể yên tâm với chất lượng đội ngũ thợ Grooming tại Petsaigon đều đã được đào tạo bài bản, tốt nghiệp từ những cơ sở giảng dạy Grooming tốt nhất ở TPHCM. 

Tham khảo chi tiết Bảng giá và dịch vụ Cắt tỉa lông và Tắm chó mèo tại đây.