Uống nhầm thuốc xông mũi có sao không

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế [MOH] Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc //moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Lỡ uống viên xông có sao không? Viên xông rất dễ uống nhầm vì dạng viên nang, trông giống như thuốc bổ. Tuy nhiên, hàm lượng viên xông rất thấp.

Viên xông thực chất là dầu gió Trường Sơn đóng viên nang. Nhưng hàm lượng mỗi viên xông rất thấp, chỉ bằng 1/100 của một lọ dầu gió 2,5ml. Trong khi dầu gió rất khó có thể uống nhầm do cay, khó nuốt thì viên xông rất dễ nuốt do được đóng viên nang.

Nếu lỡ uống viên xông có sao không?Mời bạn theo dõi video dưới đây:

Hình minh họa

Trong thời gian gần đây, các loại tinh dầu được ưa chuộng như một liệu pháp “tự nhiên” thay thế cho dược phẩm. Dù một số loại dầu, chẳng hạn như dầu cây phỉ và bách lý hương, có thể có tác dụng sát khuẩn và kháng kí sinh trùng hoặc có mùi hương giúp xoa dịu căng thẳng, song không phải loại dầu nào cũng có tác dụng như nhau.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney đã phân tích và phát hiện nguy cơ tiềm ẩn của việc sử dụng tinh dầu với sức khỏe.

Dựa trên nhiều hồ sơ tại trung tâm xử lý và chữa trị ngộ độc bang New South Wales, các nhà khoa học đã phát hiện xu hướng gia tăng các ca ngộ độc tinh dầu trong những năm gần đây, với hơn một nửa số bệnh nhân là trẻ em. Phần lớn - tương đương khoảng 80% số ca xảy ra do nhầm lẫn chai tinh dầu với loại dược phẩm khác như siro ho. Chỉ có 2% số ca ngộ độc xảy ra do cố ý uống tinh dầu.

Có lẽ, chỉ số đáng lo ngại nhất là 63% số bệnh nhân ngộ độc có độ tuổi dưới 15. Độc tính sẽ phát tác rất nhanh, và chỉ cần một lượng nhỏ khoảng 5ml có thể đe dọa tính mạng trẻ nhỏ.

Hầu hết các loại tinh dầu có thể gây kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc. Những loại khác có chứa các hợp chất xuất hiện tự nhiên là chất gây rối loạn nội tiết, và gây ảnh hưởng không mong muốn tới hormone trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện gần một nửa số ca ngộ độc gọi đến trung tâm có nguyên nhân là dầu khuynh diệp. Chỉ cần một vài mililit cũng có thể gây đau dạ dày, buồn nôn, và thậm chí co giật.

Những ca ngộ độc phần lớn xảy ra khi sử dụng tinh dầu như thuốc chữa bệnh tự nhiên do ảnh hưởng của việc quảng cáo tác dụng tốt mà bỏ qua nguy cơ tác dụng phụ. Bên cạnh đó, các loại thuốc được phân loại là “thuốc thay thế” thường có cơ chế quản lý và kiểm soát lỏng lẻo hơn hẳn các loại dược phẩm.

Khi uống nhầm tinh dầu cơ thể sẽ có những biểu hiện gì?

Hình minh họa

Biểu hiện ngộc độc dầu dễ nhận thấy như sau:

  • Nếu chẳng may uống nhầm tinh dầu tràm thì trẻ sẽ có những biểu hiện rất rõ ràng như bị buồn nôn, bị chướng bụng, đầy bụng, người ở trong tình trạng lơ mơ, bị mất đi cảm giác và da sẽ dần chuyển sang màu vàng nhạt. Điều rõ nhất đó là hơi thở sẽ có đầy mùi tinh dầu.
  • Đối với những trường hợp nặng hơn thì có thể sẽ gặp phải tình trạng khó thở, tím tái và nếu không được kịp thời cứu chữa hoặc đưa đến các cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp thì sẽ dễ bị rơi vào trạng thái hôn mê sâu, dẫn đến nguy kịch.
  • Bởi vậy mà ngay khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường thì người xung quanh cần phải nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân và đưa ra được biện pháp xử lý ngay lập tức.

Nên xử lý thế nào khi uống nhầm tinh dầu?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì khi phát hiện uống nhầm tinh dầu tràm mọi người cần bình tĩnh và thực hiện biện pháp sơ cứu kịp thời, chính xác, tránh việc hoảng loạn sẽ càng làm mất thêm thời gian cũng như bỏ qua giai đoạn sơ cứu quan trọng nhất.

Việc đầu tiên mà bạn cần phải làm trong quá trình sơ cứu là nhanh chóng nôn được hết chỗ tinh dầu đã uống bằng cách móc họng để có thể nôn ra. Bước tiếp theo là cần cho người bệnh uống thật nhiều nước lọc pha ấm, rồi sau đó lại thực hiện tiếp việc móc họng nhằm gây nôn để giúp người bệnh nôn sạch được các độc tố có trong dạ dày ra khỏi cơ thể.

Đối với trẻ nhỏ thì cách làm này sẽ gặp phải những khó khăn nhất định khi thực hiện bởi do trẻ còn nhỏ tuổi chưa hiểu hết được những việc cần phải làm, hơn thế nữa việc quá mệt mỏi thậm chí bị rơi vào tình trạng lơ mơ khi đã uống phải tinh dầu tràm sẽ khiến cho trẻ khó làm theo ý muốn của bạn. Bởi vậy mà bạn cần phải hết sức kiên nhẫn, tránh việc nóng nảy sẽ làm cho sự việc tiến triển theo chiều hướng xấu hơn.

Cách sơ cứu này sẽ giúp rửa sạch dạ dày và giảm bớt được các tác hại của thành phần sát khuẩn có trong tinh dầu tràm cũng như giải độc ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Sau khi đã thực hiện xong việc sơ cứu thì bạn cần ngay lập tức đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để thực hiện các biện pháp cấp cứu một cách tích cực.

Thanh Hà [ Tổng hợp]

Vì nếu lúng túng mà sơ cứu không tốt sẽ khiến người bệnh càng đau đớn hơn, có thể để lại di chứng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Tốt nhất là biết được rõ đã uống nhầm loại thuốc gì, uống với số lượng bao nhiêu. Vì nếu loại thuốc có độc tính mạnh có thể gây co giật, hôn mê, thuốc có tính kích thích dạ dày gây đau bụng, nôn mửa. Loại thuốc có tính ăn mòn có thể gây thủng dạ dày, uống quá liều kháng sinh có thể gây hại thận. Uống nhầm thuốc giảm đau, kháng sinh có thể gây tổn hại tới hệ thống tạo máu.

Người xung quanh có thể căn cứ vào phản ứng trúng độc, vỏ thuốc bên cạnh người trúng độc sẽ biết được người đó đã uống nhầm loại thuốc gì để có cách xử lý kịp thời.

Bất kể là đã uống nhầm loại gì thì nguyên tắc xử lý là phải nhanh chóng ngăn chặn việc hấp thụ thuốc bằng biện pháp gây nôn, rửa sạch dạ dày và giải độc. Xử lý như vậy có thể làm giảm bớt tác động của thuốc, đặc biệt với những loại thuốc có tính ăn mòn lớn.

Việc sơ cứu này nên làm ngay từ khi còn ở nhà, vì nếu để nguyên tình trạng trúng độc mà đưa tới bệnh viện thì sẽ mất một khoảng thời gian dài, khiến thuốc uống nhầm càng gây tác hại lớn hơn.

Có thể gây nôn bằng cách móc họng, rồi cho người bệnh uống nhiều nước ấm, rồi lại tiếp tục gây nôn.

Nếu người bệnh đã hôn mê thì phải đặt nằm nghiêng, tránh để chất nôn và dịch tiết chảy vài khí quản gấy tắc thở.

Sau khi đã cấp cứu sớm như vậy, nhất thiết phải đưa vào bệnh viện ngay để được xử lý các biện pháp giải độc. Nên mang theo vỏ loại thuốc đã uống nhầm để các bác sĩ điều trị được nhanh chóng.

Kiều Nga - Hồng Hải

[HNMCT] - Thời tiết chuyển mùa, nhiều người có thói quen dùng các loại tinh dầu để uống, xông hơi có tác dụng giải cảm, giảm stress, mệt mỏi, căng thẳng. Dù có nguồn gốc thiên nhiên nhưng nếu lạm dụng việc uống các loại tinh dầu này thì có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Việc uống các loại tinh dầu có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Uống tinh dầu để... phòng Covid-19

Từ xa xưa, các loại tinh dầu thiên nhiên chiết xuất từ những bộ phận cành, vỏ, lá, thân, rễ... của các loại thảo mộc đã được sử dụng trong làm đẹp và chữa bệnh. Ngày nay, tinh dầu được sản xuất đại trà và có nhiều cách sử dụng. Cho rằng tinh dầu là “tinh túy” của các loại thảo mộc, có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn, lành tính, nhiều người thường xuyên sử dụng các loại tinh dầu. Không chỉ dùng để xông hơi, bôi ngoài da, mát xa, một số loại tinh dầu còn được nhiều người “rỉ tai” rằng chúng có công dụng chữa bệnh thần kỳ khi ăn, uống hoặc được chế biến với các loại thực phẩm khác.

Nhưng thực tế, một số loại tinh dầu chứa chất phụ gia và tạp chất có thể gây hại cho sức khỏe. Trên thị trường, hiện có nhiều loại tinh dầu được chào bán phổ biến như tinh dầu dừa, chanh sả, gừng, tỏi, khuynh diệp... được sang chiết thành các loại chai nhỏ với mức giá rất đa dạng. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường là hàng đóng gói thủ công nên không có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, dễ bị pha trộn nhiều hóa chất.

Chị Mai Hương [phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội] chia sẻ: “Con tôi thường bị cảm cúm, ngạt mũi nên mỗi khi thời tiết trở lạnh là gia đình tôi thường dùng tinh dầu để xông hơi. Gần đây, tin lời quảng cáo tinh dầu tỏi có tác dụng chữa giải cảm, tăng cường sức đề kháng, chữa ho, tốt cho hệ tiêu hóa và có tác dụng phòng, chống Covid-19, tôi đã cho con uống tinh dầu tỏi khiến cháu bị đau bụng, đi ngoài”.

Nhầm lẫn về tinh dầu

Thống kê cho thấy, có nhiều vụ ngộ độc tinh dầu xảy ra trong những năm qua và hơn một nửa trong số nạn nhân là trẻ em. Các trường hợp nặng dẫn đến nôn mửa, tổn thương phổi và suy nhược hệ thần kinh trung ương. Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, từng tiếp nhận một bệnh nhân chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, ngộ độc tinh dầu quế và viêm phổi nặng.

Sau khi uống tinh dầu quế bị đau bụng, bệnh nhân này được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, được rửa dạ dày. Tuy nhiên, sau đó, bệnh nhân xuất hiện tình trạng lơ mơ, tụt huyết áp, phải đặt nội khí quản, thở máy... Bệnh nhân được chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn - viêm phổi - ngộ độc tinh dầu quế trong bối cảnh bệnh nhân có tiền sử xơ gan và đái tháo đường. Bệnh nhân được chuyển lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Hiện nay, tinh dầu được sử dụng khá phổ biến. Các loại tinh dầu là chiết xuất bay hơi, có mùi hương, được sử dụng rộng rãi trong nhiều phương pháp trị liệu, từ chữa vết viêm nhiễm, nhiễm trùng nhỏ cho đến giảm căng thẳng. Nhiều ca ngộ độc tinh dầu xảy ra do bệnh nhân uống nhầm”. Đã có một số trường hợp ngộ độc xảy ra do nhầm lẫn tinh dầu với các loại thuốc nước như siro ho. Còn một số người, do hiểu sai nên đã sử dụng tinh dầu bằng đường uống.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện nạn nhân uống nhầm tinh dầu, mọi người cần bình tĩnh thực hiện biện pháp sơ cứu kịp thời, chính xác, tránh việc hoảng loạn sẽ càng làm mất thêm thời gian cũng như bỏ qua giai đoạn sơ cứu quan trọng nhất. Việc đầu tiên trong quá trình sơ cứu là nhanh chóng giúp nạn nhân nôn được hết chỗ tinh dầu đã uống bằng cách móc họng. Bước tiếp theo là cho nạn nhân uống thật nhiều nước lọc ấm, sau đó lại tiếp tục móc họng nhằm gây nôn để giúp nạn nhân thải sạch các độc tố có trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Tiếp theo, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Theo các chuyên gia, người dân chỉ mua hoặc dùng tinh dầu có công bố tiêu chuẩn chất lượng, đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng, hướng dẫn cách dùng, độ tuổi khuyên dùng... Người dân tuyệt đối không nên ham rẻ, mua sản phẩm trôi nổi trên thị trường.

Video liên quan

Chủ Đề