Vàng mắt ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng mắt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ bệnh ứ mật cho đến các tình trạng khác nghiêm trọng hơn.

Nếu bỗng dưng một ngày bạn nhận thấy trẻ sơ sinh bị vàng mắt và vàng da thì cũng đừng quá hoảng hốt bởi rất có thể tình trạng này do bệnh ứ mật gây ra. Khoảng 50% trẻ sơ sinh gặp phải hiện tượng trên và thường tự khỏi nhưng vẫn có những trường hợp diễn biến nặng hơn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng mắt

Trẻ sơ sinh bị vàng mắt khá phổ biến và có thể xảy ra nếu nồng độ bilirubin ở mức cao. Đây là một sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường. Ở trẻ độ tuổi tập đi và người lớn, gan có nhiệm vụ xử lý bilirubin sau đó đào thải qua đường ruột. Tuy nhiên, gan trẻ sơ sinh vẫn đang trong giai đoạn phát triển và có thể chưa đủ khả năng để loại bỏ bilirubin và gây nên tình trạng ứ đọng ở mật.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc phải hiện tượng mắt bj vàng do ứ mật khi:

  • Trẻ sinh non [em bé sinh trước 37 tuần]
  • Trẻ sơ sinh không nhận được đủ lượng sữa cần thiết
  • Nhóm máu của trẻ sơ sinh không tương thích với nhóm máu của mẹ.

Nếu nhóm máu của trẻ sơ sinh không tương thích với người mẹ thì cơ thể con sẽ phát triển sự tích tụ các kháng thể có khả năng phá hủy các tế bào hồng cầu của chính mình. Đây là nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột ngột nồng độ bilirubin và khiến mắt trẻ sơ sinh bị vàng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có nguy cơ gây ra bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Vấn đề ở gan
  • Thiếu enzyme
  • Bầm tím khi sinh hoặc chảy máu nội bộ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị ứ mật gây nên vàng mắt

Bên cạnh hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng mắt thì dấu hiệu của bệnh ứ mật bao gồm:

  • Sốt
  • Bú kém
  • Buồn ngủ
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Tứ chi và vùng bụng chuyển màu vàng
  • Phân có màu nhạt [Trẻ bú sữa mẹ nên có phân màu vàng xanh và trẻ bú bình nên có màu vàng đậm].

Chẩn đoán bệnh ứ mật ở trẻ sơ sinh

Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên về việc em bé nên được kiểm tra về tình trạng ứ mật từ 3 – 5 ngày sau khi chào đời và trước lúc xuất viện do trong lúc này, nồng độ bilirubin của trẻ sơ sinh sẽ đạt ở mức cao nhất. Việc chẩn đoán ứ mật khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt thường dựa vào biểu hiện bên ngoài. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của tình trạng sẽ được xác định bằng cách đo nồng độ bilirubin trong máu.

Nếu hiện tượng vàng mắt kéo dài hơn 2 tuần, bác sĩ sẽ muốn thực hiện thêm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các rối loạn tiềm ẩn. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh bú mẹ tốt và vẫn tăng cân đều đặn, điều này có thể được xem là bình thường.

Cách chữa trẻ sơ sinh bị vàng mắt

Ứ mật mức độ nhẹ thường sẽ tự khỏi khi gan bé bắt đầu trưởng thành. Nếu bị nặng hơn, trẻ sơ sinh có thể cần các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như quang trị liệu. Đây là hình thức chữa bệnh khá phổ biến và có hiệu quả cao bằng cách sử dụng ánh sáng để phá vỡ bilirubin trong cơ thể bé.

Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện truyền máu. Phương pháp này có tác dụng thay thế máu bị tổn thương bằng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, từ đó làm tăng số lượng tế bào hồng cầu và làm giảm nồng độ bilirubin. Nếu trẻ sơ sinh bị vàng mắt không phải do ứ mật, trẻ có thể được điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí thực hiện phẫu thuật.

Nếu hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng mắt do tình trạng ứ mật gây ra và không được điều trị kịp thời, bé có thể mắc phải các biến chứng như:

  • Vàng da nhân não: Một hội chứng có nguy cơ gây tử vong nếu não bị bilirubin cấp tính gây tổn thương vĩnh viễn
  • Bệnh não cấp tính do bilirubin: Tình trạng này xuất hiện do sự tích tụ của bilirubin trong não và gây độc cho tế bào não. Các dấu hiệu của bệnh bao gồm sốt, uể oải, khóc thét, bú kém, cơ thể hoặc cổ bị cong.

Các biến chứng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp khác bao gồm điếc và bại não.

Biện pháp ngăn ngừa bạn có thể áp dụng

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị vàng mắt do ứ mật là đảm bảo bé được cho ăn đầy đủ. Trong tuần đầu tiên hoặc lâu hơn, trẻ sơ sinh bú mẹ nên có 8 – 10 cữ bú một ngày. Đối với trẻ dùng sữa bột, bạn hãy cho con ăn khoảng 30 – 60 ml mỗi 2 – 3 tiếng. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý quan sát bé kỹ trong 5 ngày đầu tiên sau khi chào đời.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Thông thường, hiện tượng mắt trẻ sơ sinh bị vàng không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn hãy đưa con đến bệnh viện khi nhận thấy các tình trạng sau:

  • Sốt cao hơn 38°C
  • Da của trẻ sơ sinh có màu vàng đậm
  • Thường khóc thét, đi kèm bú kém và phản ứng chậm với môi trường xung quanh.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vàng mắt là một trong những tình trạng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Điều đáng nói là nhiều mẹ vẫn chủ quan, cho rằng đây là hiện tượng vàng mắt sinh lý và chưa cần phải thăm khám cũng như điều trị. Nếu vậy, để biết trẻ sơ sinh bị vàng mắt có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như thế nào, mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ bị vàng mắt được biểu hiện như thế nào?

Các mẹ cần lưu ý, vàng mắt không phải là hiện tượng chỉ xảy ra với trẻ sinh non mà còn xuất hiện ở trẻ sinh đủ tháng. Những triệu chứng cũng không khó phát hiện, đặc biệt là trong hai tuần đầu sau sinh. Đây có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải hội chứng vàng da.

Trẻ sơ sinh vàng mắt là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ

Bởi vì đã có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh vàng mắt tự khỏi sau một thời gian ngắn nên nhiều mẹ trẻ truyền tai nhau, cho rằng đây chỉ là hiện tượng vàng mắt sinh lý, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ khi không được điều trị kịp thời.

Khi nhìn vào lòng trắng mắt hay còn gọi là kết mạc của trẻ, mẹ sẽ thấy ngay chúng có màu vàng khác thường. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất của hiện tượng này. Tuy nhiên, đối với những trẻ có da màu đỏ hồng hoặc ngăm đen, việc phát hiện tình trạng trên sẽ khó khăn hơn.

Song song với vàng mắt, nhiều trẻ còn xuất hiện thêm các tình trạng như:

  • Vàng da.

  • Vàng lòng bàn chân, lòng bàn tay.

  • Nước tiểu đậm màu.

  • Phân nhạt màu.

2. Trẻ sơ sinh bị vàng mắt do đâu?

Ở trẻ sơ sinh, hiện tượng vỡ hồng cầu chủ yếu do sự thay thế HbF từ khi trẻ còn là bào thai đến khi ra đời. Khi còn là bào thai, hồng cầu có chứa HbF nhưng tuổi thọ rất ngắn. Sau khi trẻ được sinh ra, lượng hồng cầu này sẽ được thay thế bởi hồng cầu khác, dẫn đến tình trạng vỡ hồng cầu. Lúc này, nồng độ bilirubin sẽ tăng lên một cách đột ngột dẫn tới tình trạng vàng mắt, vàng da ở trẻ.

Ở người lớn, bilirubin được đào thải qua đường ruột nên sẽ không có hiện tượng “ùn ứ” bilirubin. Ngược lại, ở trẻ sơ sinh, gan phát triển chưa hoàn chỉnh nên không thể đào thải hết một lượng Bilirubin tăng đột ngột. Do đó, cơ quan này không có đủ khả năng để làm sạch bilirubin nên sẽ bị ứ đọng ở mật. Đây là lý do chính khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt.

Trẻ sinh non có nguy cơ vàng mắt cao hơn

Ngoài ra, trong một số trường hợp, nhóm máu của trẻ và mẹ không có sự tương thích. Lúc này ở trẻ, tình trạng tích tụ kháng thể sẽ ngày càng phát triển và khả năng tự “tiêu diệt” tế bào hồng cầu là không ngoại lệ.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có nguy cơ bị vàng mắt cao hơn nếu gặp phải một trong những trường hợp sau đây:

  • Trẻ sinh non, trước 37 tuần.

  • Trẻ sơ sinh không được cung cấp lượng sữa cần thiết cho sự phát triển.

Không chỉ do nồng độ bilirubin tăng lên quá cao, trẻ sơ sinh bị vàng mắt cũng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác:

  • Nhiễm trùng máu.

  • Những bệnh liên quan tới gan do di truyền từ mẹ.

  • Trẻ thiếu enzyme.

  • Trẻ bị bầm tím hoặc xuất huyết trong.

3. Trẻ sơ sinh vàng mắt có nguy hiểm không?

Khoảng 2 - 3 ngày đầu sau sinh là thời điểm mẹ có thể phát hiện những triệu chứng đầu tiên của hiện tượng vàng mắt ở trẻ. Thông thường, tình trạng này sẽ có dấu hiệu thuyên giảm và tự khỏi sau 2 tuần đầu tiên mà không cần đến phương pháp điều trị.

Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sơ sinh đều có những dấu hiệu tích cực như vậy. Trong trường hợp vàng da, vàng mắt bệnh lý, tức là bắt nguồn từ một mặt bệnh nào đó tiềm ẩn trong cơ thể, tình trạng này sẽ kéo dài và không thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần đầu tiên.

Vàng mắt, vàng da nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng mắt do bệnh lý có thể kể đến như:

  • Mắt và da có màu vàng sậm hơn.

  • Trẻ sinh non sau 2 tuần không khỏi và trẻ sinh đủ tháng sau 1 tuần vẫn giữ nguyên tình trạng vàng da.

  • Trẻ bị vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân.

  • Trẻ uể oải, lừ đừ, bỏ bú, quấy khóc thậm chí là co giật.

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu vừa kể trên, mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp chủ quan, vàng mắt bệnh lý có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là vàng da nhân não và viêm não cấp tính.

4. Mẹ phải làm gì khi trẻ bị vàng mắt?

3 ngày đầu tiên sau sinh tại bệnh viện, trẻ sẽ được thăm khám thường xuyên để kiểm tra những bất thường trong cơ thể. Do đó, đây là thời điểm mà mẹ cần theo dõi sức khỏe của con và báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện tình trạng vàng mắt, vàng da.

Như đã nói, dù không phải tình trạng hiếm gặp và có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần đầu tiên nhưng mẹ cũng cần sát sao hơn trong việc chăm sóc trẻ để kịp thời nhận biết những dấu hiệu bất thường.

Đặc biệt, sau khi về nhà, nếu mức độ vàng mắt của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, kèm theo những biểu hiện như sốt cao, bỏ bú, lừ đừ, mệt mỏi, mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và lên phương pháp xử lý kịp thời.

Điều quan trọng nhất mà mẹ cần lưu ý chính là phải bĩnh tĩnh khi trẻ sơ sinh bị vàng mắt nhưng không có nghĩa là chủ quan, lơ là. Trong đó, việc lựa chọn bệnh viện thăm khám cho con cũng là điều mà các mẹ cần xem xét kỹ lưỡng.

Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn tự hào là điểm đến uy tín với dịch vụ y tế hoàn hảo mà các mẹ có thể an tâm “chọn mặt, gửi vàng”. Thấu hiểu tầm quan trọng của sức khỏe, bên cạnh đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, Ban lãnh đạo Bệnh viện luôn chú trọng đầu tư vào hệ thống trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả tiên lượng cũng như điều trị bệnh.

Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đồng hành cùng mẹ chăm sóc con yêu

Tóm lại, trẻ sơ sinh bị vàng mắt là hiện tượng phổ biến nhưng mẹ đừng chủ quan nhé! Bởi vì, những biến chứng nguy hiểm mà vàng mắt bệnh lý để lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tương lai của trẻ. Nếu mẹ vẫn đang lúng túng chưa biết phải làm gì khi gặp tình trạng này, hãy nhấc máy lên và liên hệ qua Hotline 1900 56 56 56 để được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn kịp thời nhé!

Video liên quan

Chủ Đề