Vì sao Hàn Quốc giàu hơn Triều Tiên

Vì sao Triều Tiên không ganh đua với láng giềng?

Với Trung Quốc, cải cách kinh tế đem lại những kết quả to lớn nhưng nếu Triều Tiên làm vậy, có thể sẽ là tự sát chính trị

  • Điện Kremlin mời ông Kim Jong-un tới Nga

  • Triều Tiên chịu đàm phán vì "thấm đòn" trừng phạt: Chưa chắc!

  • Triều Tiên “thay máu” lãnh đạo quân sự trước cuộc gặp với Mỹ

Quay lại thời điểm năm 1989, khi khối xã hội chủ nghĩa gặp khó khăn, người dân Triều Tiêu giàu gấp đôi dân Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc mở cửa, phát triển kinh tế thần kỳ. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng quyết không làm theo.

Lý do vì sao các nhà lãnh đạo Triều Tiên, từ người sáng lập đất nước Kim Il-sung rồi ông Kim Jong-il [ông nội và cha của ông Kim Jong-un] và nay là ông Kim Jong-un không chịu thực hiện những thay đổi như thế vẫn là bài toán chưa có lời giải. Cho tới năm 2016, trong bài phát biểu trước đại hội Đảng Lao động, ông Kim Jong-un vẫn ca ngợi chính sách "tiên quân" [ưu tiên quân đội] của nước này.

Phải đến gần đây, Triều Tiên mới tỏ ra có bước chuyển. Ông Kim Jong-un hứa hẹn với Hàn Quốc về việc mở cửa để đón nhận đầu tư, đồng thời nói tới việc chuyển từ phát triển kho vũ khí hạt nhân sang tập trung "xây dựng mô hình kinh tế - xã hội chủ nghĩa" tương tự Trung Quốc.

Không thể biết chắc những tuyên bố này thể hiện mong muốn thay đổi thật sự hay chỉ là chiến thuật đối phó trừng phạt của Triều Tiên. Chỉ biết rằng ông Kim và gia tộc mình từ lâu xem việc mở cửa đất nước tách biệt với thế giới này là mối đe dọa nghiêm trọng cho chính quyền Bình Nhưỡng.

Lập luận đó lý giải vì sao chính phủ Triều Tiên duy trì nền kinh tế bằng cách xuất khẩu than, dệt may... chứ không cải cách thực sự. Có thể cũng vì mối đe dọa kể trên mà ông Kim Jong-un vừa đề nghị gặp đã dọa hủy hội đàm thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Các tòa nhà mới mọc lên trên đường Ryomyong ở thủ đô Bình Nhưỡng - Triều Tiên Ảnh: AP

Dân số Hàn Quốc gấp đôi Triều Tiên. Cách biệt GDP đầu người giữa họ có lẽ là lớn nhất giữa 2 quốc gia láng giềng bất kỳ trên thế giới - Hàn Quốc gấp Triều Tiên 22 lần, theo Ngân hàng Hàn Quốc. Thành công vượt trội của Hàn Quốc có khả năng làm Triều Tiên nói chung và chính quyền Bình Nhưỡng nói riêng bất ổn. Mở cửa biên giới có thể châm ngòi làn sóng di dân khổng lồ và sự thực dân hóa về kinh tế.

Thực ra, đã có nhiều thay đổi ở Triều Tiên kể từ năm 1989. Một nền kinh tế thị trường đã đâm chồi từ đáy kinh tế Triều Tiên và phát triển dần dần. Nhiều khu vực trong kinh tế Triều Tiên, bao gồm dệt may, nằm trong chuỗi cung ứng công nghiệp của Trung Quốc. Gần đây hơn, ông Kim Jong-un bắt đầu thả lỏng thành phần kinh tế tư nhân. Tuy khó có dữ liệu đáng tin cậy về kinh tế Triều Tiên song du khách tới thăm nước này gần đây kể rằng họ ít thấy các biểu hiện khó khăn. Ở Bình Nhưỡng thậm chí đang có bùng nổ xây dựng và mới hình thành tầng lớp trung lưu.

Dù vậy, những thách thức đặt ra cho Bình Nhưỡng nếu họ tiến hành cuộc cải cách toàn hệ thống và mở cửa kinh tế theo kiểu Trung Quốc vẫn còn hiện hữu trong các quyết định của ông Kim Jong-un. Bằng việc đề xuất đàm phán, ông Kim có thể chỉ muốn tháo ngòi căng thẳng quân sự với Mỹ và tìm cách ngăn chặn tình cảnh túng quẫn tài chính - gần như không thể tránh được bởi các biện pháp trừng phạt đang làm hao hụt dự trữ ngoại tệ của Triều Tiên dẫn đến thâm hụt không ngừng tăng.

Trung Quốc chiếm đến 83% giá trị xuất khẩu của Triều Tiên vào năm 2016 và việc nước này quyết định tham gia một loạt biện pháp trừng phạt láng giềng của Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái có vẻ như mang tính quyết định. Tới tháng 11-2017, số liệu hải quan cho thấy nước này không còn xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ sang Triều Tiên, cũng như cắt giảm mạnh lượng xuất khẩu bắp và gạo.

Cũng có khả năng ông Kim Jong-un xem các cuộc gặp thượng đỉnh và đàm phán hạt nhân là cơ hội để thực hiện điều mà ông và các vị tiền nhiệm chưa bao giờ dám làm trước đó: Thúc đẩy đất nước bị cô lập đi theo con đường cải cách kinh tế rộng lớn hơn, để từ đó biến Triều Tiên thành quốc gia bình thường hơn. Nhưng làm thế, về mặt chính trị, là việc vô cùng khó khăn!

HẢI NGỌC [lược dịch theo hãng tin Bloomberg]

Trong những năm qua, Hàn Quốc xây dựng một nền văn hoá có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Những sản phẩm âm nhạc và phim ảnh của nước này thu hút số lượng đông đảo người hâm mộ trên khắp thế giới.

Nhưng có một nơi đang cố ngăn chặn ảnh hưởng văn hoá của Hàn Quốc tràn qua biên giới.

Trong mấy chục năm qua, Triều Tiên gần như đóng cửa hoàn toàn với thế giới và kiểm soát chặt chẽ mọi thông tin ra vào đất nước. Những tài liệu của nước ngoài như phim ảnh và sách báo đều bị cấm, và những ai vi phạm sẽ bị phạt nặng.

Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế gần đây có vẻ lỏng hơn, khi quan hệ giữa Triều Tiên với Trung Quốc mở rộng. Xu hướng cởi mở hơn đã giúp một số sản phẩm văn hoá Hàn Quốc như nhạc pop du nhập vào Triều Tiên.

Tuy nhiên, tình hình Triều Tiên hiện đang xấu đi rất nhanh, và các biện pháp kiểm soát đang được siết chặt hơn.

Đầu tháng này, nghị sĩ Hàn Quốc Ha Tae-keung nói sau khi dự cuộc họp của cơ quan tình báo nước này rằng chính quyền Triều Tiên đang tăng cường kiểm soát cách người dân ăn mặc và nói năng. Ví dụ, phụ nữ Hàn Quốc thường dùng từ “oppa” để gọi bạn trai, nhưng từ này giờ bị cấm ở Triều Tiên. Phụ nữ Triều Tiên phải gọi người yêu là “đồng ý nam”, ông Ha nói.

Các phim tuyên truyền ở Triều Tiên cũng lên án nhiều hành vi thể hiện “ảnh hưởng của nước ngoài” như biểu hiện tình cảm chỗ đông người. Những người vi phạm bị gọi là “kẻ thù không đội trời chung của cách mạng”, ông Ha dẫn thông tin từ Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc cho biết.

Tuần trước, báo Rodong Sinmun có bài viết thúc giục người dân “trung thành với lời kêu gọi của đất nước”.

“Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng và chiến tranh văn hoá là cuộc chiến không tiếng súng”, bài biết của Rodong Sinmun dẫn lời nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Dù không nêu thẳng tên Hàn Quốc, bài viết nói rằng việc thua trong cuộc chiến văn hoá sẽ “gây hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với thua trên chiến trường”.

Quần áo, kiểu tóc và ngôn ngữ “là sự phản ánh suy nghĩ và tinh thần”, bài viết nói. “Ngay cả những lúc mọi người ca hát và nhảy múa, họ cũng nên hát và nhảy theo lời ca và giai điệu phù hợp với thời đại và tình cảm của dân tộc”, Rodong Sinmun kêu gọi.

Những điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng các chuyên gia cho rằng những thứ tưởng như vô thưởng vô phạt như tiếng lóng lại thể hiện một sự đấu tranh quyền lực và kiểm soát phức tạp hơn nhiều. Và sự chấp nhận của Triều Tiên đối với ảnh hưởng của nước ngoài luôn thay đổi cùng với sự thay đổi về đời sống kinh tế và ngoại giao quốc tế.

Trong khi đời sống kinh tế của người Triều Tiên còn gặp muôn vàn khó khăn, Hàn Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giơi, với GDP trên đầu người tương đương những nước châu Âu như Pháp và Italy. Quyền lực mềm cũng mở rộng thông qua xuất khẩu các sản phẩm văn hoá như âm nhạc, đồ ăn và các sản phẩm làm đẹp ra khắp thế giới.

Đó là lý do Triều Tiên rất sợ ảnh hưởng từ nước ngoài, như tiếng lóng Hàn Quốc, vì điều đó có nghĩa là “thừa nhận mô hình xã hội khác đang chiếm ưu thế, còn mô hình của Triều Tiên không hiệu quả”, GS Andrei Lankov tại ĐH Kookmin ở Seoul đánh giá.

Ông Lankov nói rằng việc người Triều Tiên bắt chước kiểu tóc, quần áo và ngôn ngữ của Hàn Quốc chỉ ra hai điều: sự tiếp cận với các tài liệu bị cấm và sự ngưỡng mộ của họ đối với Hàn Quốc.

Ngăn cấm điều này không có nghĩa là các lãnh đạo Triều Tiên lo sợ nguy cơ nổi dậy, nhưng sẽ là sự thừa nhận về thế giới bên ngoài và tình hình ở Triều Tiên, do đó có thể làm suy yếu tính hợp pháp và toàn bộ khuôn khổ ý thức hệ, ông Lankov nhận định.

Video liên quan

Chủ Đề