Vì sao vic giảm mạnh

[TBTCO] - 4 phiên giảm giá chóng mặt của VIC đã khiến VN-Index điêu đứng. Hôm nay chỉ số thậm chí còn suýt tuột mất mốc 1.500 điểm khi VIC rơi cực mạnh. Rất may là khi giá về đáy đầu năm 2021, đã có cầu bắt đáy xuất hiện kéo lên.

VIC lao dốc mạnh ngay trước khi xuất hiện thông tin kết quả kinh doanh quý 4 “có vấn đề”. Thực ra thông tin dạng này không phải là mới, luôn có những nhà đầu tư biết trước. VIC ngay trong tháng 1/2022 đã có một nhịp điều chỉnh gần 10%.

Tuy nhiên từ đầu tháng 2 đến nay mới là quãng thời gian “tra tấn” nhà đầu tư khi giá giảm nhanh và mạnh. Chỉ trong 5 phiên gần nhất VIC bốc hơi 13,4% giá trị. Đó là tính theo giá đóng cửa, còn nếu nhà đầu tư mua đỉnh bán đáy, mức lỗ trên 16%.

Diễn biến phiên giao dịch VN-Index

Trong suốt những phiên lao dốc này, nhà đầu tư nước ngoài bán ra số lượng lớn là một phần lý do. Chẳng hạn hôm qua khối này vừa xả ròng 260 tỷ đồng tại VIC, hôm nay bán ròng tiếp trên 453 tỷ đồng nữa. Không có gì đảm bảo khối này đã dừng bán.

Tuy nhiên câu chuyện hiện đang khác đi theo hướng tích cực. Hôm nay nhà đầu tư nước ngoài bán ra tổng cộng 6,15 triệu VIC, mua vào 719.100 cổ phiếu. Tổng khối lượng giao dịch của VIC là gần 11,09 triệu đơn vị. Như vậy tính ra lực bán từ tài khoản ngoại chiếm 55,4% khối lượng và mua vào chiếm 6,5%. Nói cách khác, chính nhà đầu tư trong nước đang lao vào đỡ giá VIC.

Dường như dòng tiền trong nước đã có hiệu lực ở mức độ nhất định. Bằng chứng là khi giá về vùng đáy tháng 1/2021, VIC đã phục hồi trở lại ở mức độ nhẹ. Cổ phiếu này đóng cửa vẫn còn giảm 1,98% so với tham chiếu. So với mức giảm sâu nhất 4,67% hôm nay thì thực chất VIC phục hồi.

Một tín hiệu rõ nhất của dòng vốn nội vào “cân” vốn ngoại xả là thanh khoản. Kể từ đầu tháng 2 này, khi VIC bắt đầu bị bán tháo thì khối lượng lượng đã gia tăng đột biến. Hôm nay thanh khoản của VIC cao nhất gần 5 tháng, giá trị đạt trên 925 tỷ đồng. Giá giảm càng mạnh khối lượng càng lớn có thể hiểu rằng đang có nhiều nhà đầu tư bán tháo cắt lỗ VIC, nhưng chắc chắn cũng phải có nhà đầu tư đổ tiền vào bắt đáy, nếu không giá đã giảm sàn và mất thanh khoản.

Việc nhà đầu tư canh bắt đáy VIC ở vùng giá thấp nhất 12 tháng cho thấy lòng tham vẫn đang thường trực. Giá cổ phiếu giảm mạnh chính là chiết khấu với rủi ro thị trường được biết đến. Tuy vậy các quan điểm đánh giá về rủi ro/cơ hội trên thị trường cũng rất khác nhau. Ẩn số chính là liệu cầu bắt đáy có đủ cân bằng với áp lực bán tháo và giúp giá dừng giảm hay không.

Tác động tới VN-Index

Nhịp giảm mạnh nhất của VIC trong phiên hôm nay là từ 2h tới 2h20. Đó cũng là nhịp giảm quyết định đẩy VN-Index thủng mốc 1500 điểm, tụt xuống 1495,7 điểm. Nhịp giảm này cho thấy áp lực rất lớn và ảnh hưởng của VIC tới diễn biến chỉ số. Rất may những phút cuối phiên VIC đã phục hồi trở lại và ngay lập tức kéo VN-Index vượt lên trên 1500 điểm. Thậm chí chỉ số đóng cửa còn tăng được qua cả tham chiếu, dù mức tăng chỉ là 1,41 điểm.

Có thể thấy cơ hội để VIC chạm đáy và phục hồi cũng chính là cơ hội của VN-Index lúc này. Dĩ nhiên cũng có nhiều cổ phiếu lớn khác diễn biến không đồng nhất với VIC, nhưng tác động của VIC mang tính cộng hưởng hoặc triệt tiêu điểm số rất rõ. Ví dụ hôm nay GAS tăng 1,82%, MSN tăng 2,05%, SAB tăng 2,08%, GVR tăng 1,51%, CTG tăng 1,1% nhưng gần như không có lực.

Ngoài VIC, hầu hết các cổ phiếu blue-chips khác đang diễn biến giá theo chiều hướng tích cực, dù tăng giảm hàng ngày đan xen. VN-Index cũng vậy, đang tiến dần về đỉnh cao lịch sử. Điều đó nghĩa là chỉ số vẫn có lực kéo từ nhiều mã khác tăng giá, chỉ có tốc độ là chậm do phải bù trừ cho mức giảm của VIC. Chỉ cần VIC không giảm thêm – chưa cần quay đầu tăng – thì diễn biến thị trường cũng đã tích cực hơn.

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

20.116 tỷ đồng [-15%]

628,9 triệu [-17%]

1.694 tỷ đồng [-10%]

55,3 triệu [-15%]

[SHTT] - Trong tuần qua, VIC giảm mất 3.100 đồng/cổ phiếu, dừng lại ở mức 79.100 đồng/cổ phiếu. Việc sở hữu một lượng lớn cổ phiếu VIC khiến cho tài sản trên sàn chứng khoán của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng "bốc hơi" 3.581 tỷ đồng.

Cổ phiếu VIC bốc hơi 15,8%

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một tuần đầy biến động. Kết thúc tuần [21-27/2], VN-Index dừng lại ở mức 1.498,89 điểm, giảm 5,95 điểm [0,4%] so với đóng cửa tuần trước đó, HNX-Index tăng 1,04% so với đóng cửa tuần trước lên mức 440,16 điểm. VN30-Index cũng dừng lại ở mức 1.526,5 điểm.

Đặc biệt tại nhóm vốn hoá lớn giảm điểm mạnh trong tuần không thể không nhắc đến VIC - Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Biến động giá cổ phiếu VIC trong 3 tháng qua. Nguồn: Cafef.

Trong tuần, VIC có đến 3/5 phiên giảm điểm mạnh. Cụ thể, phiên 21/2 và 23/2, VIC tăng lần lượt 1.400 đồng và 500 đồng/cổ phiếu. Trong 3 phiên, 22/2, 24/2 và 25/2 VIC giảm 1.600 đồng, 2.400 đồng và 1.000 đồng/cổ phiếu.

Tổng chung trong tuần qua, VIC mất 3.100 đồng/cổ phiếu, dừng lại ở mức 79.100 đồng/cổ phiếu. Mức đáy này xác lập vùng giá thấp nhất kể từ tháng 9/2020 trở lại đây. Hiện tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại VIC khoảng 12,92% vốn doanh nghiệp.

Cũng trong tuần qua, ngày 25/2, hơn 8,72 triệu cổ phiếu VIC được giao dịch sau khi niêm yết bổ sung từ ngày 21/2. Đây là số cổ phiếu phát hành mới để chuyển đổi gần 7,42 triệu cổ phần ưu đãi thành cổ phần phổ thông.

Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu VIC đã giảm 15,8%. Còn tính từ mức đỉnh 130.000 đồng/cổ phiếu xác lập hồi tháng 4/2021, VIC đã bốc hơi hơn 1/3 giá trị. Xu hướng rơi nhanh của giá cổ phiếu cũng kéo vốn hoá của tập đoàn này nhanh chóng bốc hơi. Hiện Vingroup chỉ còn đứng vị trí thứ ba trong top vốn hoá thị trường với giá trị 305.496 tỷ đồng.  

Việc sở hữu một lượng lớn cổ phiếu VIC khiến cho tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng và vợ là bà Phạm Thu Hương trong tuần qua giảm mạnh.

Sở hữu trực tiếp 985,5 triệu cổ phiếu VIC, tuần qua, tài sản trên sàn chứng khoán của ông Vượng đã giảm 3.055 tỷ đồng.

Trong khi đó, năm giữ trực tiếp 170 triệu cổ phiếu VIC, việc mã này giảm mạnh cũng khiến cho tài sản của bà Phạm Thu Hương - phu nhân ông Phạm Nhật Vượng - cũng sụt giảm 526 tỷ đồng xuống còn 13.442 tỷ đồng. Hiện tại, bà Hương đã mất thêm 1 bậc trong bảng xếp hạng người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt.

Bà Phạm Thu Hương lần đầu xuất hiện trước truyển thông vào ngày 20/1. Ảnh: internet.

Cập nhật đến hôm nay, bà Hương đang đứng ở vị trí 12 trong bảng xếp hạng, đứng sau bà Vũ Thị Hiền - Vợ ông chủ Hòa Phát Trần Đình Long [vị trí 11 - 1.5061 tỷ đồng] và ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị CTCP VICOSTONE [vị trí 12 - 13.530 tỷ đồng]. 

Vingroup lần đầu báo lỗ

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý IV/2021, Vingroup lỗ ròng gần 9.250 tỷ đồng trong riêng quý kinh doanh này.

Nguyên nhân chính dẫn đến khoản thua lỗ là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, trong khi doanh thu hoạt động tài chính giảm tới 3 lần. Đây là khoản thua lỗ đầu tiên Vingroup phải ghi nhận trong một quý kinh doanh, và cũng là nguyên nhân chính dẫn tới khoản lỗ ròng 7.522 tỷ đồng trong cả năm 2021.

Vingroup lỗ ròng 7.522 tỷ đồng trong cả năm 2021.

Đây cũng lần đầu tiên Vingroup ghi nhận năm thua lỗ kể từ khi công bố báo cáo tài chính kinh doanh năm 2006. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu đạt 815 đồng.

Mới đây, CTCP Vinhomes - thành viên Tập đoàn Vingroup đã được UBND Tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp trung tâm lô CN4, CN5 Khu kinh tế Vũng Áng [Hà Tĩnh] với tổng mức đầu tư dự kiến 9.311 tỷ đồng.

Trong đó, nguồn vốn góp từ Vinhomes là khoảng 1.396 tỷ đồng [chiếm 15%], nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hơn 7.915 tỷ đồng [chiếm 85%].

Khu vực lập quy hoạch có diện tích 1.235,57 ha, thuộc phường Kỳ Thịnh, phường Kỳ Long và xã Kỳ Lợi [thị xã Kỳ Anh]. 

Sau khi hoàn thành, đây sẽ là khu công nghiệp tập trung với quy mô lớn, thu hút các loại hình công nghiệp hiện đại, sử dụng công nghệ cao như công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô; thiết bị và linh kiện cho ô tô áp dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup hiện cũng đang xây dựng dự án công viên chủ đề VinWonder Vũ Yên tại Hải Phòng với giá trị đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.

Quỳnh Chi

Video liên quan

Chủ Đề