Vì sao lại đau đầu

Đau đầu về đêm không phải là tình trạng thường gặp. Nó có thể là cơn đau trong đau đầu từng cụm, đau nửa đầu nhưng nếu chỉ xuất hiện vào ban đêm, đó là cơn đau đầu giảm trương lực. Nó làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh nhiều lần thậm chí là mỗi đêm trong tuần.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về chứng đau đầu giảm trương lực để giúp bạn cải thiện được chất lượng giấc ngủ nhé!

Tìm hiểu chung

Đau đầu về đêm là gì?

Đau đầu về đêm [đau đầu giảm trương lực] là một chứng đau đầu nguyên phát [không do một bệnh lý nào khác gây nên], mãn tính. Nó chỉ xảy ra khi bạn đang nằm ngủ và sẽ làm bạn phải thức giấc.

Thông thường, người bệnh thường có những cơn đau đầu giảm trương lực lặp lại vào các khung giờ cố định mỗi đêm hoặc cũng có thể là cơn đau làm gián đoạn giấc ngủ trưa.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng đau đầu về đêm

Đau đầu về đêm có thể là những cơn đau âm ỉ, đau nhói như dao đâm hoặc bỏng rát. Nó xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu. Cơn đau này có thể ngắn hoặc kéo dài, từ khoảng 15 phút đến 4 giờ. Hầu hết người bệnh bị các cơn đau đầu này tấn công một hoặc nhiều lần mỗi đêm, vào khoảng từ 2-4 giờ sáng. Đi kèm với đau đầu dữ dội là những biểu hiện như:

  • Chảy nước mắt, mí mắt sụp xuống hoặc bị nghẹt mũi.
  • Nhiều người bị cơn đau đầu thôi thúc đứng dậy và thực hiện các hoạt động thường ngày như đọc sách hay ăn uống.
  • Đau nửa đầu, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.

Theo thống kê, cứ 3 người sẽ có 1 người có nguy cơ đau đầu về đêm nếu có tiền sử đau nửa đầu. Trong đó hầu hết bệnh nhân khởi phát đau đầu về đêm cách cơn đau nửa đầu cuối cùng một vài năm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau đầu về đêm là gì?

Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu kết luận được nguyên nhân gây nên đau đầu giảm trương lực. Nhưng khả năng cao nó có liên quan đến vùng dưới đồi. Đây là một bộ phận của não bộ chịu trách nhiệm về một loạt các chức năng của cơ thể bao gồm thân nhiệt, cảm giác khát, chu kỳ giấc ngủ, nhịp tim và huyết áp. Khi vùng não này bị kích hoạt nó có thể gây đau đầu.

Ngoài ra, đau đầu về đêm có thể liên quan đến việc sản xuất melatonin – loại hormone khiến bạn buồn ngủ. Vì cơn đau đầu xảy ra vào cùng một thời điểm mỗi đêm, nó có thể xáo trộn quá trình sản xuất melatonin, khiến mức hormone này thấp hơn và gây ra đau đầu.

Ai có nguy cơ cao bị đau đầu về đêm?

Người lớn tuổi và nhất là phụ nữ có nguy cơ cao bị đau đầu giảm trương lực. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Phụ nữ có tỷ lệ đau đầu khi nằm ngủ cao hơn nam giới đến 1,5 – 2 lần.

Hầu hết bệnh nhân đều khởi phát cơn đau đầu giảm trương lực đầu tiên sau 50 tuổi, với độ tuổi phát bệnh trung bình là 62. Tuy nhiên, con số này có thể chưa chính xác do bệnh nhân bị đau đầu kéo dài mà không được chẩn đoán. Nhiều người chỉ được chẩn đoán bệnh đến 7 năm sau cơn đau đầu đầu tiên.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau đầu về đêm?

Hiện nay, bác sĩ chẩn đoán đau đầu giảm trương lực chủ yếu tìm kiếm thông tin để loại trừ các bệnh lý hay rối loạn khác liên quan đến rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn đau nửa đầu và đau đầu từng cụm. Do đó, bác sĩ thường sẽ:

  • Hỏi bạn về triệu chứng và tiền sử đau đầu.
  • Thực hiện kiểm tra thần kinh.
  • Đề nghị thực hiện thêm các chẩn đoán hình ảnh như chụp CT não

Các dấu hiệu tiêu chuẩn chẩn đoán chính thức cho đau đầu giảm trương lực bao gồm:

  • Nhức đầu thường xuyên tái phát.
  • Cơn đau đầu chỉ xảy ra khi bạn ngủ và làm bạn thức giấc.
  • Các cơn đau đầu diễn ra liên tục 10 ngày trong tháng trong ít nhất 3 tháng.
  • Kéo dài từ 15 phút cho đến 4 giờ.

Những phương pháp điều trị đau đầu về đêm

Một số biện pháp giảm đau sẽ được đưa ra sau khi bác sĩ đánh giá tình trạng và nguyên nhân của đau đầu về đêm ở người bệnh. Các biện pháp đó bao gồm:

  • Cafein dưới dạng một cốc cà phê mạnh trước khi ngủ thể hiện hiệu quả như một phương pháp điều trị đau đầu về đêm cấp tính và phòng ngừa. Nhưng có thể, cafein sẽ làm bạn mất ngủ mặc dù đã có nhiều nghiên cứu cho thấy điều này hiếm xảy ra và cafein là một phương pháp điều trị hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau có thêm caffein cũng hữu ích nhằm giảm cơn đau đầu về đêm cấp tính. Dù vậy bạn không nên lạm dụng thuốc, đôi khi sẽ khiến cơn đau đầu nặng thêm và phải đối diện với một số biến chứng khác.
  • Lithi cacbonat được dùng như một phương pháp điều trị dự phòng. Đây là thuốc thường dùng điều trị rối loạn lưỡng cực. Đã có bằng chứng cho thấy lithicải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu về đêm ở ⅓ số người mắc bệnh. Tuy nhiên, thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ [ở người cao tuổi], dẫn đến ngừng điều trị.
  • Indomethacin [một NSAID] cũng có hiệu quả đối với một số người nhưng vẫn có người phải ngừng thuốc vì tác dụng phụ.
  • Có một số bằng chứng hạn chế cho thấy thuốc topiramate giúp phòng ngừa đau đầu về đêm ở vài bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm: “7 bài tập thể dục chữa đau đầu giúp bạn thoải mái“

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đau nửa đầu là tình trạng đau một bên đầu mà rất nhiều người gặp phải. Nó khiến họ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Vì thế, việc chữa trị là rất cần thiết và cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Đau nửa đầu hay còn được gọi là đau đầu Migraine, là tình trạng đau một bên đầu dữ dội, đột ngột, có thể đi kèm các triệu chứng như buồn nôn, nôn, nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng. Các cơn đau nửa đầu có thể kéo dài vài giờ, thậm chí nhiều trường hợp người bệnh còn bị đau suốt mấy ngày.

Bệnh đau nửa đầu mang tính chất lành tính, thường gặp ở người trong độ tuổi từ 10 – 45. Bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Đau nửa đầu được phân chia thành các loại dưới đây:

Đau nửa đầu có dấu báo: Người bệnh sẽ nhận được các dấu hiệu cảnh báo sự sắp xảy ra của cơn đau nửa đầu như là nhìn thấy tia sáng lóe lên trước mắt.

Đau nửa đầu không có dấu báo: Cơn đau sẽ xuất hiện bất ngờ, đột ngột mà không có dấu hiệu gì báo trước. Đây cũng là loại phổ biến nhất trong các loại đau nửa đầu.

 Đau nửa đầu có dấu báo nhưng không đau đầu: Loại này còn được gọi là đau nửa đầu thầm lặng. Người bệnh có thể thấy các dấu hiệu cảnh báo nhưng sau đó lại không thấy đau đầu.

Đau nửa đầu là tình trạng đau một bên đầu có thể do thói quen, chế sinh lý hoặc là dấu hiệu của bệnh lý

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đau nửa đầu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ được nguyên nhân chính. Các chuyên gia cho rằng, 60% bệnh nhân bị đau nửa đầu thì bố mẹ họ cũng đã từng gặp phải tình trạng này nên bệnh mang tính di truyền.

Ngoài ra, đau nửa đâu có thể do những nguyên nhân dưới đây gây nên:

  • Sử dụng đồ uống chứa caffein, uống rượu bia, đặc biệt là rượu vang.
  • Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới: Nồng độ estrogen bị biến động ở phụ nữ mang thai, trong thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh…
  • Căng thẳng kéo dài.
  • Sử dụng các loại thuốc chứa nội tiết tố như thuốc tránh thai…
  • Tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố kích thích giác quan như âm thanh quá lớn, ánh sáng rực rỡ, mùi hương quá nồng…
  • Thay đổi thói quen ngủ đột ngột như mất ngủ, ngủ quá nhiều.
  • Thay đổi thời tiết.
  • Sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa chất phụ gia, chất bảo quản…

Đau nửa đầu thường có các dấu hiệu báo trước khoảng 1 – 2 ngày trước khi cơn đau xuất hiện. Người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu như:

  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng và tiếng ồn.
  • Bỗng nhiên thay đổi tâm trạng, dễ hung phấn hoặc dễ trầm cảm.
  • Uể oải, mệt mỏi.
  • Ngáp liên tục.
  • Thay đổi vị giác, đôi khi bị buồn nôn.

Trước khi cơn đau xuất hiện khoảng 15 phút, người bệnh sẽ thấy một vài rối loạn thoáng qua. Những vấn đề này thường liên quan đến thính giác, thị giác, có thể thấy vệt đen, chớp sáng hoặc vầng hào quang ngay trước mắt.

Đau nửa đầu dữ dội, thường xuyên thì bạn nên đi khám bác sĩ

Các cơn đau nửa đầu thường không xuất hiện thường xuyên, vẫn ở trong mức chịu đựng được của nhiều người nên họ không tìm cách chữa trị ngay. Tuy nhiên, nếu đau nửa đầu kèm các dấu hiệu dưới đây thì bạn nên đi khám ngay vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang bị đe dọa.

  • Đau nửa đầu ở người trên 50 tuổi.
  • Các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, liên tục và mức độ đau cũng tăng lên.
  • Đau nửa đầu kèm sốt cao, nôn mửa.
  • Đau đầu mãn tính, đau khi ho, hắt hơi, căng thẳng.
  • Đau đầu kèm tình trạng cứng cổ, khó khăn khi nói, nhìn mờ.

Đau nửa đầu có thể gặp ở bất cứ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc các nhóm đối tượng dưới đây thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn những người bình thường khác.

  • Người thường xuyên gặp phải tình trạng mệt mỏi, căng thẳng.
  • Gia đình có tiền sử bị bệnh đau nửa đầu.
  • Sử dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích..
  • Phụ nữ mang thai hoặc nữ giới thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai.
  • Phụ nữ trước hoặc trong những ngày kinh nguyệt.
  • Người thường xuyên sử dụng chất tạo ngọt, mì chính.

Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn tình trạng sức khỏe, những triệu chứng thường gặp để chẩn đoán ban đầu về bệnh lý mà bạn mắc phải. Bên cạnh đó, bạn cũng đươc hỏi về tiền sử bệnh của bản thân và gia đình.

Nếu những cơn đau nửa đầu nghiêm trọng, kèm theo nhiều triệu chứng phức tạp, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm và kỹ thuật sau:

Chụp MRI: Kỹ thuật này sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết của não và cách mạch máu não nhờ từ trường và song vô tuyến. Từ hình ảnh chụp não, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng đau nửa đầu, đồng thời còn giúp phát hiện được nhiều bệnh lý khác ở não như khối u, xuất huyết trong não, nhiễm trùng…

Chụp CT: Tia X sẽ tạ ra hình ảnh cắt ngang chi tiết não bộ của người bệnh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ xem xét được tình trạng bệnh cũng như phát hiện được một số bất thường khác như sự xuất hiện của khối u, tổn thương não, nhiễm trùng…

Đau nửa đầu thường được điều trị bằng thuốc

Đau nửa đầu khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt, làm giảm năng suất lao động… Vì thế, cần điều trị sớm bệnh lý này để cuộc sống của người bệnh không bị ảnh hưởng.

Điều trị đau nửa đầu thường được sử dụng thuốc. Trong đó, 2 nhóm thuốc được sử dụng phổ biến gồm:

  • Thuốc giảm đau để điều trị các cơn đau cũng như giảm bớt những triệu chứng kèm theo. Một số loại thuốc có thể kể đến như thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDS, thuốc giảm đau apioid, thuốc lasmitidan, thuốc chống nôn…
  • Nhóm thuốc giúp ngăn ngừa để giảm tần suất xuất hiện cơn đau, giảm mức độ đau. Những loại thuốc này thường được sử dụng thường xuyên, trong thời gian dài. Chúng gồm: thuốc chống trầm cảm, thuốc làm hạ huyết áp, thuốc chống động kinh…

Khi xuất hiện cơn đau nửa đầu, việc đầu tiên bạn nên làm là đi nghỉ ngơi, thư giãn. Nên nằm nghỉ ở căn phòng yên tĩnh, không quá nhiều ánh sáng. Ngoài ra, uống nhiều nước để cơ thể cảm thấy khỏe khoắn hơn. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cũng giúp bạn giảm được cơn đau.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề