Voi có thai bao lâu

Dưới đây là danh sách 10 loài động vật mang thai lâu nhất trên Trái đất, top 3 thuộc về cá heo, kỳ giông đen và voi.

1. Lợn biển

Lợn biển có thời gian mang thai kéo dài 13 tháng. Con vật khổng lồ hiền lành này có vẻ bề ngoài mập mạp và bơi lang thang trong nước suốt ngày để giảm bớt trọng lượng dư thừa của cơ thể nên chúng ta khó phát hiện một con lợn biển đang mang thai.

2. Lạc đà

Thời gian mang thai của Lạc đà kéo dài từ 13 đến 14 tháng [khoảng 410 ngày].

3. Hươu cao cổ

Hươu cao cổ mẹ vẫn sinh con ở tư thế đứng dù chúng là loài động vật sống trên cạn cao nhất thế giới. Vì vậy, thời kỳ thai nghén của hươu cao cổ khá dài, từ 400 đến 460 ngày giúp con non đủ lớn để chịu đựng cú rơi từ trên cao.

4. Sâu nhung

Cơ thể loài sinh vật kỳ lạ này có họ hàng gần gũi với cả động vật chân đốt [nhện, côn trùng] và giun [giống như giun đất]. Chúng có thời gian mang thai kéo dài khoảng 15 tháng.

5. Tê giác

Tê giác có thời gian mang thai khoảng 450 ngày. Thời gian mang thai dài là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho việc gia tăng thêm số lượng các cá thể tê giác.

6. Hải mã

Hải mã loài động vật chân màng [một nhóm động vật có vú bao gồm hải cẩu và sư tử biển]. Thời kỳ thai nghén của hải mã từ 15 đến 16 tháng.

7. Cá voi và cá heo

Cá voi sát thủ có thời gian mang thai khoảng 17 tháng, dài nhất trong số những con cá heo [khoảng 17 tháng]. Còn thời gian mang thai của cá nhà táng là 19 tháng.

8. Voi

Thời gian mang thai trung bình của một con voi là khoảng 91 - 95 tuần, dài nhất khi so sánh với các loài động vật có vú.

9. Kỳ giông đen alpine

Kỳ giông đen alpine là loài lưỡng cư sống ở Trung tâm và phía Đông dãy núi Alps, có tuổi thọ kéo dài từ 10 đến 20 năm. Tùy thuộc vào độ cao nơi chúng sinh sống mà thời gian mang thai của chúng kéo dài từ hai đến ba năm.

10. Heo vòi

Một con heo vòi con sẽ được sinh ra sau 13 tháng nằm trong bụng mẹ.

Thời gian mang thai trung bình của một con voi là khoảng 22 tháng. Cũng giống như con người, đây không phải là một quy tắc khó và nhanh. Một con voi đã mang thai tổng cộng 700 ngày - tức là chỉ 2 năm - trước khi sinh con.

Voi mang thai lâu nhất trong số tất cả các loài động vật sống trên cạn và chúng gần như mang thai dài nhất trong tất cả các loài động vật. Sinh đôi rất hiếm và đại đa số voi chỉ sinh một con mỗi lần. Bê con thường được sinh ra vào mùa mưa. Chúng có thể nặng tới 260 pound khi mới sinh. Voi thường đợi từ 2 đến 5 năm trước khi mang thai trở lại, nhưng nếu voi con chết ngay sau khi sinh, voi mẹ có thể mang thai lại sớm hơn bình thường.

Trong 90 ngày đầu tiên của cuộc đời, bê non chỉ dựa vào nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Sau khoảng thời gian đó, chúng có thể bắt đầu kiếm ăn và sử dụng thân cây để lấy nước. Chúng vẫn tiếp tục bú sữa để bổ sung vào khẩu phần ăn cho đến khi voi mẹ sinh con trở lại.

Thời gian mang thai trung bình của con người là 40 tuần. Điều này giúp các bà mẹ có nhiều thời gian để nghĩ ra một cái tên, mua tất cả những thứ cần thiết và chuẩn bị cho sự chào đời của em bé. Tuy nhiên, ở động vật quãng thời gian mang bầu đến khi sinh nở lại rất khác nhau.

Chồn túi Opossums [12 ngày]: Đây loài có thời gian mang thai ngắn nhất trong vương quốc động vật.

Chuột lang [60 ngày]: Thời kỳ mang thai của chuột lang kéo dài từ 59 đến 72 ngày, một lứa có thể có từ 1 đến 8 con.

Gấu trúc [135 ngày]: Một trong những lý do khiến gấu trúc được coi là loài có nguy cơ tuyệt chủng là vì chúng không thể sinh sản nhanh như các loài động vật khác. 2 năm/lần, chúng mới sinh một lứa.

Mèo [63 ngày]: Mèo có thể tận hưởng thiên chức làm mẹ khi chỉ 4 tháng tuổi.

Con voi [665 ngày]: Voi có thời gian mang thai là 95 tuần, nhiều hơn gấp đôi một thai kỳ của con người. Bởi vì điều này, voi chỉ sinh khoảng 4 con trong suốt cuộc đời của chúng.

Hổ [110 ngày]: Hổ có thời gian mang thai khoảng 16 tuần. Khi hổ con được sinh ra, chúng chưa thể mở mắt và phải phụ thuộc nhiều vào mẹ trong 2 tháng đầu.

Heo [115 ngày]: Heo có thể đẻ hơn 10 con mỗi lứa, mỗi năm đẻ hai lần.

Hươu cao cổ [465 ngày]: Khi sinh, hươu cao cổ mẹ để con rơi tự do ở độ cao 1,5m.

Con ngựa [365 ngày]: Trọng lượng của ngựa con khi sinh chỉ bằng 10% so với mẹ.

Chó [65 ngày]: Việc mang thai của chó phụ thuộc vào kích thước, giống chó và độ tuổi.

Gấu [220 ngày]: Sau khi sinh, gấu con sẽ ở với mẹ đến lúc được 2,3 tuổi.

Cá voi trắng [450 ngày]: Một con cá voi trắng thường chỉ sinh 1 con non.

Vượn cáo [135 ngày]: Có hơn 100 loài vượn cáo khác nhau. Vượn cáo đuôi nhẫn thường giao phối vào tháng 4, và đẻ khoảng 1 hoặc 2 con vào mùa hè.

Tường San [Theo Công lý & xã hội]

Nguồn: //conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/dong-vat-mang-thai-bao-lau-ngan-nhat-la-hai-tuan-lau-nhat-hon-1-nam-57436.html

Voi không chỉ là loài vật có tuổi thọ khá cao mà thời gian mang thai của chúng cũng được ghi nhận là rất dài [gần 2 năm]. Những câu chuyện đằng sau quá trình sinh sản kỳ lạ này từng là dấu hỏi lớn thách thức sự hiểu biết của các nhà khoa học.

Mới đây, bằng cách sử dụng phương pháp siêu âm tiên tiến, các chuyên gia đã tìm thấy câu trả lời sau khi tiến hành kiểm tra trên 17 con voi châu Phi và châu Á tại nhiều vườn thú ở Anh, Canada, Mỹ, Australia, Đức.

Kết quả được công bố trên Kỷ yếu của Hội Hoàng gia B, cho thấy nguyên nhân xuất phát từ việc voi là loài chỉ có duy nhất một chu kỳ rụng trứng trong nhiều năm.


Sau 22 tháng, voi con được sinh ra với bộ não khá phát triển. [Ảnh:BBC]

Ngoài ra, thời gian mang thai kéo dài còn do “một cơ chế nội tiết tố khác thường, chưa từng thấy ở bất kỳ loài động vật nào”. Sự rụng trứng được kích hoạt bởi hormone sinh sản LH [hormone hoàng thể hóa], trong khi quá trình mang thai lại duy trì bởi các hormone do thể vàng của buồng trứng tiết ra.

Giai đoạn thai kỳ bình thường của voi kéo dài tới 680 ngày, nhờ đó voi con khi sinh ra đã có đủ năng lực nhận thức cần thiết cho sự tồn tại, não bộ phát triển giúp chúng nhanh chóng làm quen với những cấu trúc xã hội phức tạp trong đàn cũng như cách nuôi sống bản thân. Bởi thế, chúng được đánh giá là loài động vật có vú khá thông minh, giống như cá heo hay các loài khỉ lớn.

“Chu kỳ mang thai dài [22 tháng], mỗi lần sinh cách nhau 4-5 năm, mất 20 năm để voi con trưởng thành - đó là những lý do góp phần khiến số lượng voi ngày càng giảm sút và có nguy cơ tuyệt chủng”, Tiến sĩ Dennis Schmitt là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn loài voi cảnh báo. Do đó, “những kết quả đạt được thông qua nghiên cứu này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quản lý, nhân giống loài voi”.

Theo Đất Việt, BBC

Nhờ sự tiến bộ của phương pháp siêu âm, các bác sĩ thú y đã khám phá được cơ chế sinh lý độc đáo trong quá trình mang thai kéo dài tới 22 tháng của voi. Nghiên cứu được đăng trên trên tạp chí y khoa Proceedings of the Royal Society B.

Voi là động vật có vú dễ gần gũi với mức độ thông minh cao tương đương loài khỉ hay cá heo. Chúng có quá trính mang thai dài nhất trong thế giới động vật sống trên cạn, lên tới 22 tháng. Voi con được sinh ra với bộ não đã phát triển ở mức cao để chúng nhận biết hệ thống xã hội phức tạp trong đàn và tự kiếm ăn được với cái vòi rất khéo léo.

Voi có quá trình mang thai dài nhất trong số các động vật trên cạn

Các nhà nghiên cứu, phần lớn đến từ Viện Leibniz Institute [Đức] đã tiến hành phân tích quá trình sinh sản của 17 chú voi châu Phi và châu Á tại các vườn thú ở Anh, Mỹ, Canada, Úc và Đức. Kết quả cho thấy, các chú voi này có một cơ chế sản sinh hormone kỳ lạ chưa từng được mô tả ở bất kỳ loài vật nào.

Tiến sĩ Dennis Schmitt, thuộc Trung tâm bảo tồn voi, cho biết trên BBC: “Voi không chỉ có quá trình mang thai kéo dài lên đến 22 tháng, mà chu kỳ sinh đẻ cũng phải mất 4 đến 5 năm, cùng với khoảng cách giữa các thế hệ trong đàn trung bình hơn 20 năm”.

Quá trình rụng trứng được kích thích bởi sự gia tăng sản sinh hormone LH. Trong khi, quá trình mang thai lại được duy trì bởi hormone tiết ra từ nhiều hoàng thể. Thông thường, sau khi phóng noãn, phần vỏ nang còn lại trên buồng trứng sẽ biến thành một thể màu vàng gọi là hoàng thể. Hoàng thể tạo ra hormone progesterone, nội tiết tố hoài thai, dùng để duy trì sự sống của thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Tuy nhiên, cơ chế hoạt động này khác nhau ở mỗi loài vật có vú. Ở người, chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 4 tuần và mỗi em bé chỉ có một hoàng thể. Khi thai dần lớn lên, progesterone sẽ được tạo ra từ nhau thai, và hoàng thể từ từ teo dần rồi rụng.

Ở loài voi, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 12 đến 16 tuần. Trong quá trình mang thai, ngoài hoàng thể chính cho voi con thì còn có nhiều hoàng thể phụ trong buồng trứng của voi mẹ. Do không có nhau thai, những hoàng thể này tiếp tục cung cấp progesterone để duy trì lớp nội mạc tử cung trong suốt giai đoạn mang thai kéo dài của voi.

Theo tiến sĩ Imke Lueders, thuộc Trung tâm nghiên cứu đời sống hoang dã [Đức]: “Việc nghiên cứu quá trình sinh sản của voi rất quan trọng. Những kiến thức mà chúng tôi có được thông qua nghiên cứu này có thể giúp ích cho việc sinh sản của voi trong tương lai.”

Phúc Nguyễn

Phát hiện hóa thạch rùa đang giao phối

Các nhà khoa học người Đức đã lần tiên phát hiện hóa thạch của một loài động vật có xương sống - bao gồm cả loài người - trong tư thể đang làm ‘chuyện ấy’.

Những ông bố ‘diệt dục’, nhịn ăn vì con

Ở một số loài, con đực luôn chứng tỏ chúng là những ông bố có trách nhiệm với đàn con, chẳng hạn khỉ đuôi sóc chấp nhận “diệt dục”, chim cánh cụt nhịn ăn hàng tuần để ấp trứng, v.v… 

Video liên quan

Chủ Đề