Xử lý chống mối nền móng

Cầu thang gỗ. Nếu bạn dự định thiết kế cầu thang gỗ cho ngôi nhà của mình, cần lưu ý phần chân cầu thang phải đặt trên lớp bê tông mác cao để cách ly với mặt nền.

Các đường ống. Đối với các đường ống phải xuyên qua lớp cách ly mặt nền như ống cấp thoát nước, ống cấp điện… khi xây dựng phải chừa lại để hoàn thiện sau. Ở phần đầu ống xuyên qua lớp cách ly, sau khi đã được lắp ráp xong đều phải xử lý qua thuốc hoặc dung dịch chống mối mọt. 

Ngoài ra, bạn phải lưu ý ở các vị trí buồng tắm, nhà vệ sinh… phần nền và tường cần được xử lý chống thấm, loại trừ nguồn nước ứ đọng để tránh mối xâm nhập vào nhà ở.

Hiện nay, hầu hết các gia đình đều chủ động phòng trừ mối trước khi đổ móng. Việc làm này nhằm phòng chống mối sinh sản và phát triển từ trong lòng đất. 

Khi đổ móng, nên phun chống mối lên trên mặt nền và lập hào chống mối. Cụ thể thì việc phòng chống mối cho nền nhà mới xây là nhưu thế nào?

Xử lý chống mối nền móng

phòng chống và xử lý mối cho nền nhà mới xây

Contents

  • 1 Tại sao phải xử lý mối cho nền nhà mới xây ?
    • 1.1 Về phương pháp chống mối nền nhà mới xây  thường kết hợp giữa xử lý hóa chất và cơ học.
    • 1.2 Phương pháp chống mối nền móng 
    • 1.3 Công ty diệt mối tận gốc, xử lý mối nền nhà uy tín lâu năm tại Hà Nội
  • 2 GỌI NGAY: 0986.733.733
  • 3 CÔNG TY AN NAM PEST CONTROL

Tại sao phải xử lý mối cho nền nhà mới xây ?

Mỗi công trình xây dựng như nhà cao tầng hay nhà tranh tre, nhà vĩnh cữu sẽ có kết cấu kiến trúc, địa hình và mục đích sử dụng khác nhau, tùy từng loại công trình mà chúng tôi lên phương án thiết ế chống mối cho mỗi công trình cụ thể sẽ khác nhau.

Tuy nhiên về mặt kỹ thuật, phương án chống mối cho nền móng nhà trước khi xây dựng sẽ gồm 3 bước chính đó là:

+ Bước chống mối phần đất nền;

+ Bước chống mối phần chân tường, mặt nền và các cấu trúc xuyên qua hoặc tiếp xúc với mặt nền;

+ Bước chống mối cho các cấu kiện gỗ phía trên.

Về phương pháp chống mối nền nhà mới xây  thường kết hợp giữa xử lý hóa chất và cơ học.

Trong quá trình xử lý đất nền, khi san lấp mặt bằng phát hiện những tổ mối, thì phải phun thuốc loại bỏ

Loại bỏ tàn dư thực vật như gốc cây, ván cốt pha kẹp lại trong khi xây dựng…(đây là điều kiện tốt cho mối phát triển và sinh sống)

Trường hợp phải đóng cọc móng bằng tre, nếu mạch nước ngầm dâng ngập cao thì không phải xử lý. Nếu ở đất khô, cọc tre cần được ngâm trong dung dịch thuốc diệt mối trước khi đóng xuống đất.

Trường hợp những tấm ván cốt pha kẹp sâu giữa hai trụ bê tông không rút ra được thì cũng phải phun thuốc diệt mối. Dọc theo mạch phòng lún cũng phải xử lý thuốc diệt mối .

Phương pháp chống mối nền móng 

Cần xử lý chân tường và các cấu trúc tiếp xúc với đất nền.

 Mối có thể tấn công xuyên qua các  qua được lớp vữa xây dựng thông thường, nhất là lớp vữa có vôi để tiếp cận tới các đầu gỗ gối vào tường, song mối không đục được qua lớp vữa mác cao. Vì vậy toàn bộ phía trên công trình được cách ly với mặt nền bằng lớp vữa mác cao là tốt nhất.

– Có hai loại cách ly: cách ly “toàn diện và liên tục”.

– Toàn diện có nghĩa là lớp cách ly phải được thực hiện trên toàn bộ mặt nền công trình. Nếu chỉ thực hiện một số phòng, còn một số phòng không thực hiện thì những phòng có làm lớp cách ly cũng bị vô hiệu vì mối có thể di chuyển từ phòng này sang phòng khác.

– Liên tục có nghĩa là lớp cách ly phải liên kết với các cấu trúc khác, không để phá vỡ tính liên tục của lớp cách ly.

– Lớp cách ly cơ học có ưu điểm so với lớp cách ly hóa chất là nó không bị phai nhạt, nếu công trình không bị biến dạng, lún nứt; tăng thêm độ bền vững của công trình và có tác dụng chống thấm

– Móng tường nếu được xây bằng lớp vữa mác cao càng tốt, ít nhất các chân tường trên bề mặt móng đều phải làm lớp cách ly dày 3-4cm.

– Nếu công trình có dằng móng thì có thể kết hợp làm lớp cách ly. Lớp cách ly nên đặt cao hơn mặt nền tầng sát mặt đất từ 20-25cm và phải liên kết với lớp cách ly mặt nền, bề rộng lớp cách ly phải rộng hơn hoặc bằng bề dày của tường kể cả lớp vữa trát.

1. Diệt tổ mối hiện hữu tại khu vực xây dựng công trình.

  • Khi san lấp nền đất, nếu phát hiện tổ mối thì phải diệt mối tận gốc tại những tổ này, phương pháp diệt mối được tiến hành như sau:
  • Đào các tổ mối trong khu vực xây dựng công trình hoặc khu vực lân cận để xử lý mối.
  • Tưới thuốc diệt mối Lenfos 50EC hoặc thuốc diệt mối Agenda 25EC với đồng độ diệt mối theo quy định để diệt mối tại những tổ này.
  • Thu gom các tàn dư thực vật như: Gỗ vụn, cốp pha, ván khuôn,… tránh làm nguồn thức ăn của mối về sau này.
  • Trong trường hợp ván khuôn bị kẹt lại mà không lấy ra được thì phải tiến hành phun thuốc có hiệu lực phòng chống mối vào đó,nhằm vô hiệu hoá nguồn thức ăn và nơi trú ngụ của mối.
    Xử lý chống mối nền móng

2. Đào hào chống mối:

     Tạo hàng rào, phòng chống mối bên ngoài công trình

  •  Bằng cách đào các hào chống mối bao quanh tường công trình để ngăn chặn mối bên ngoài xâm nhập vào công trình.
  • Tạo lớp chướng ngại đứng bằng cách đào hào la các “hàng rào” bao quanh phia ngoài sát mặt tường móng công trình, nhằm ngăn ngừa mối từ các vùng lân cận và dưới lòng đất xâm nhập vào công trình.Hàng rào rộng 50cm, sâu từ 60 – 80cm tuỳ theo vùng đất xây dựng. Nếu nền đất xốp, hào phải đảm bảo sâu 80cm. Mỗi m3 đất đào lên được trộn với 12-14kg thuốc PMs-100 hoặc loại thuốc có tác dụng tương đương rồi lấp lại. Trước khi lấp, vách hào phía ngoài lót một lớp nylon.
  • Sau khi lấp xong, mặt nền được lát gạch hoặc đổ bê tông rồi hoàn thiện.

3. Xử lý mối nền phía trong công trình:

  • Đào rãnh sát chân tường, rộng 30cm, sau 30-40cm kể từ lớp đất hoàn thiện. Đất đào lên được trộn 10-12kg/m3 thuốc PMs – 100 hoặc thuốc phòng mối có tác dụng tương đương rồi lấp lại.
  • Trên mặt nền, trước khi đổ vữa bê tông kể cả mặt các dải cọc, dải một lớp PMs-100 với liều lượng 0,7-1 Kg/1m2 theo thời gian bảo hành ít nhất là 3 năm . Sau đó dải một lớp nilon trước khi đổ một lớp vữa lát nền.
  • Chân tường, đài cọc được phun dung dịch chlorpyrifos 1%, 2 l/1m2 hoặc các thuốc khác có giá trị phòng mối tương đương .

4. Phòng chống mối cho các khu vực trọng yếu:

  • Các đoạn đường ống cấp nước, thoát nước, đoạn đường có cáp điện đi qua nền nhà tầng trệt, tầng hầm (nếu có) hoặc các khe lún, kể cả các vị trí đào thêm, làm gián đoạn sự liên tục của hào chống mối phải được bổ sung thuốc phòng chống mối theo liều lượng quy định.

5. Phòng ngừa mối cho các vật liệu, kết cấu là gỗ:

  • Đối với các bộ phận kết cấu, bộ phận trang trí bằng tre gỗ trong công trình như khuôn cửa, khe cửa, ốp tường … đều phải được xử lý thuốc phòng chống mối mọt.
  • Khi xử lý phải đảm bảo nguyên tắc: gỗ phải được gia công thành phẩm mới xử lý thuốc, nếu cắt thêm thì phải xử lý bổ sung thuốc chống mối vào các vị trí đó. Sau khi xử lý thuốc xong mới sơn hoặc quét vecni. Thuốc bảo quản gỗ ở nước ta gồm có 2 dạng:
  • Dạng dung môi dầu: có thể phun , nhúng hoặc quét (thích hợp trong điều kiện sử dụng hoặc phân tán ).
  • Dạng dung môi nước: Phải xử lý theo phương pháp ngâm , tẩm áp lực chân không.
  • Đối với các công trình phòng chống mối loại B,C,D có thể dùng hợp chất đặc chủng Lentrek 40EC phun với nồng độ 1,5 – 3% với liều lượng 5 lít phun cho một mét vuông mặt nền.

 LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 5S

Địa chỉ: Số 08 Đinh Thị Vân - Thanh Khê - Đà Nẵng – Việt Nam

Website: http://vesinhcongnghiepdanang.vn/

Mail: [email protected]

Mail: h[email protected]

Tel: - 09.123.96.747 ( Ms Hạnh) ; 09.1234.3057 – 0989.225.989 (Mr. Thành)