Xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp là gì

Xuất khẩu là gì? Các hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay bao gồm những hình thức nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Xuất khẩu hàng hóa là cụm từ không còn quá xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên để hiểu về khái niệm đầy đủ của hình thức này thì không phải ai cũng biết. Nhằm mang đến cho người dùng những thông tin cơ bản nhất về lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa trong hoạt động kinh tế cả nước, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu từng vấn đề cụ thể. Các bạn cùng theo dõi.

Xuất khẩu hàng hóa là gì?

Hàng xuất khẩu là hàng hóa dịch vụ được sản xuất ngay trong nước nhưng được đem bán ra và tiêu thụ ở nước ngoài. Xuất khẩu hàng hóa sẽ dựa trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán.

Xuất khẩu là một trong những hoạt động giúp lưu thông hàng hóa, tạo sự giao lưu kinh tế, nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa các nước, các quốc gia trên thế giới với nhau.

Xuất khẩu hàng hóa hiện nay ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, có cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình.

Cùng với sự phát triển của kinh tế toàn cầu, các hình thức xuất nhập khẩu cũng được phát triển đa dạng hỗ trợ người dùng và các doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa hàng hóa của mình phát triển đi các thị trường quốc tế.

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là gì? Là việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ do chính đơn vị doanh nghiệp đó sản xuất hoặc thu mua từ những đơn vị sản xuất trong nước, xuất khẩu ra nước ngoài thông qua tổ chức của mình.

Xuất khẩu trực tiếp đặt ra những yêu cầu cao đối với doanh nghiệp như: nguồn vốn phải đủ lớn, đội ngũ nhân viên giỏi, có đủ năng lực và trình độ để tiến hành trực tiếp các hoạt động xuất khẩu.

Xuất khẩu trực tiếp sẽ bao gồm 2 công đoạn:

·        Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, doanh nghiệp địa phương trong nước

·        Đàm phán ký kết hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng với đơn vị đã hợp tác.

Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp hay còn được gọi là xuất khẩu ủy thác, đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất nhập khẩu sẽ đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng, thực hiện các thủ tục cần thiết để xuất khẩu. Với hình thức này, nhà sản xuất sẽ được hưởng một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác. Phí ủy thác được tính căn cứ theo tỷ lệ % giá trị lô hàng.

Các bước cơ bản của xuất khẩu gián tiếp:

·        Làm việc và ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với các đơn vị trong nước

·        Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng, thanh toán tiền hàng với đơn vị nước ngoài

·        Nhận cước phí ủy thác xuất khẩu từ các đơn vị trong nước

Ưu nhược điểm của các hình thức xuất khẩu

Mỗi hình thức xuất khẩu lại mang đến những ưu nhược điểm riêng, căn cứ vào các đặc điểm của mỗi hình thức mà bạn có thể lựa chọn loại hình phù hợp:

* Ưu điểm

- Xuất khẩu trực tiếp: Thông qua việc đàm phán, trao đổi trực tiếp với các đơn vị mà đôi bên có thể dễ dàng đi đến thống nhất chung, ít xảy ra các hiểu lầm, do đó mà:

·        Tăng lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp vì giảm thiểu được chi phí tối đa cho các bên trung gian.

·        Tạo điều kiện phát huy tính độc lập của doanh nghiệp

·        Chủ động, tích cực trong việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm do chính doanh nghiệp sản xuất ra.

- Xuất khẩu gián tiếp:

·        Đơn vị đứng ra nhận ủy thác thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu hàng hóa là nhưng người hiểu rõ và nắm chắc tình hình thị trường, các thủ tục pháp luật, do đó việc buôn bán được đẩy mạnh hơn, phát triển nhanh hơn.

·        Đơn vị nhận ủy thác không cần bỏ vốn vào kinh doanh nhưng vẫn có được một khoản doanh thu đáng kể.

* Nhược điểm:

- Xuất khẩu trực tiếp:

·        Chi phí thực hiện cho việc giao dịch khá cao bởi vậy khối lượng hàng hóa xuất khẩu cũng phải lớn bù đắp các chi phí.

·        Dễ xảy ra rủi ro bởi nếu đội ngũ nhân viên không đủ trình độ và kinh nghiệm xử lý công việc, thực hiện các thủ tục hợp đồng sẽ có thể mắc phải các sai lầm đáng tiếc.

- Xuất khẩu gián tiếp:

·        Đơn vị xuất nhập khẩu có thể mất đi sự liên kết với thị trường do phải đáp ứng các chính sách, yêu cầu của đơn vị trung gian.

·        Lợi nhuận không trọn gói và phải sẻ chia cho đơn vị trung gian.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các hình thức xuất khẩu trên thị trường hiện nay. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, kỹ càng hơn các hình thức xuất nhập khẩu này, có thể liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ website: //newtran.vn

NEWTRAN - MÃI MÃI SỰ TẬN TÂM!

Chủ Đề